Sử 9 Việt Nam tronq những năm 1926 đến 1930

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Năm 1926 - 1930. Có xuất hiện hai khuynh hướng.
+ Phong trào dân chủ tư sản
+ Phong trào theo khuynh hướng vô sản ( nhưng chỉ mới là khởi đầu, chưa rõ rệt )

* Khuynh hướng dân chủ Tư Sản

- Năm 1925 - 1926 đã diễn ra phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới. Họ lập ra khá nhiều các tổ chức chính trị:
+ Việt Nam Nghĩa đoàn
+ Phục Việt (1925)
+ Hưng Nam
+ Thanh niên cao vọng (1926)
+ Thành lập nhiều nhà xuất bản như Nam Đông thư xã (Hà Nội),
+ Cường học thư xã (Sài Gòn)
+ Quan hát tùng thư (Huế)
+ Các sách báo tiến bộ như Chuông Rè, Người nhà quê
=> Có nhiều phong trào đấu tranh chính trị gây tiếng vang khá lớn như đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), Đám tang Phan Châu Trinh, đấu tranh đối thủ nhà yêu nước Nguyên An Ninh (1926)
+ Cùng với phong trào đấu tranh chính trị, tiểu tư sản Việt Nam còn tiến hành một cuộc vận động văn hóa tiến bộ, tuyên truyền rộng rãi những tư tưởng tự do dân chủ. Tuy nhiên, càng về sau, cùng sự thay đổi theo thời gian lịch sử, phong trào đấu tranh càng bị phân hoá dần. Có bộ phận đi sâu hơn nữa vào khuynh hưởng chính trị tư sản (như NamĐồng thư xã.. ), có bộ phận chuyển dân sang quỹ đạo cách mạng vô sản (tiêu biểu là Phục Việt, Hưng Nam).
- Năm 1927 - 1930 Phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng (25-12-1927). Coi nguồn Đảng này là Nam Đồng Thư Xã, lãnh tư là Nguyên Thái Học, Phạm Tuấn Tai, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính. Đây là tổ chức chính trị tiêu biểu nhất của khuynh hưởng tư sản ở Việt Nam, tập hợp các thành phần tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và cả sĩ quan Việt Nam trong quân đội Pháp.
- Về tư tưởng, Việt Nam quốc dân Đảng mô phỏng theo chủ nghĩa Tam Dân của TônTrung Sơn.
- Về chính trị: Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ chế độ vua quan, thành lập dân quyền, nhưng chưa bao giờ có một đường là chính trị cụ thể, rõ ràng, rành mạch.
- Ngày 9-2-1929, một số đảng viên của Việt Nam Quốc dàn Đảng ám sát tên trùm mộ phủ Badanh (Bazin) tại Hà Nội. Thực dân Pháp điên cuống khủng bố phong trào yêu nước. Việt Nam Quốc dân Đảng bị tổn thất nặng nề nhất. Trong tinh thế hết sức bị động, các lãnh tụ của Đảng quyết định dốc toàn bộ lực lượng vào một trận chiến đấu cuối cùng với tư tưởng “không thành công cũng thành nhân”.
Ngày 9-2-1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ trung tâm là thị xã Yên Bái với cuộc đến công trại lĩnh Pháp của quân khởi nghĩa ở một số địa phương như Thái Bình, Hải Dương cũng có những hoạt động phối hợp. Khởi nghĩa Yên Bái ra đời khi chưa có thời cơ, vì thế nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp trong biển màu. Các lãnh tụ của Việt Nam quốc dân Đảng cùng hàng ngàn chiến sĩ yêu nước bị bắt và bị kết án tử hình. Phong trào thất bại.
=> Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần, nhưng nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, không thống nhất dẫn đến thất bại
* Phong trào theo khuynh hướng vô sản.

- Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, hạt nhân là Cộng sản đoàn. Cơ quan tuyên truyền của Hội là tuần báo Thanh niên. Đây là một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1925-1927, Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, đào tạo một đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Sau các khoa học một số được chọn đi học ở trường Đại học Phương Đăng của Quốc tế Cộng sản, một số được cử đi học trường quân sự Hoàng Phố, còn phân lên trở về nước đề truyền bá lý tuởng giải phóng dân tộc, và tổ chức nhân dân đứng lại đấu tranh, chống lại ách xâm lược.
=> Đây chỉ mới là những hoạt động chuẩn bị của khuynh hướng vô sản
Bạn tham khảo bài làm của mình. Có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể để lại phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với mình để nhận hỗ trợ.
Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
Top Bottom