Sử 9 Việt Nam tronq những năm 1919 đến 1925

ngoclan2k7

Học sinh
Thành viên
22 Tháng bảy 2019
62
45
26
16
Hà Nam
Trung học cơ sơ đinh công tráng
Last edited by a moderator:

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
18
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
Trình bày hai xu hướng cách mạng ở việt nam trong những năm 1919 đếm 1925
- Khuynh hướng dân chủ tư sản:
  • 1919 diễn ra phong trào "chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá"
  • 1923 diễn ra phong trào chống độc quyền cảng Sài Gòn, cảng lúa gạo Nam Kì của Pháp
  • Thành lập Đảng Lập hiến
  • 1924, Phạm Hồng Thái đặt bom ám sát Toàn quyền Đông Dương ở Sa Diện (Trung Quốc)
  • 1925 đòi thả Phan Bội Châu
  • 1926 tổ chức đám tang Phan Châu Trinh
  • Thành lập Hội Phục Việt, Việt Nam Nghĩa đoàn, Đảng Thanh niên
  • Xuất bản các loại sách báo chống Pháp
- Khuynh hướng vô sản:
  • 1922 công nhân Bắc Kì đấu tranh đòi nghỉ làm ngày Chủ nhật
  • 1924 diễn ra nhiều cuộc bãi công của công nhân dệt, rượu, xay xát gạo
  • 8/1925 diễn ra cuộc bãi công ở Ba Son
Bạn tham khảo bài làm của mình, mọi ý kiến đóng góp bạn để lại ngay tại đây hoặc liên hệ trực tiếp với mình nha.
=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại:
Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Trình bày hai xu hướng cách mạng ở việt nam trong những năm 1919 đếm 1925
Ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1925, có hai xu hướng cách mạng
- Xu hướng Dân chủ tư sản
- Xu huớng Vô sản

1. Phân tích xu hướng Dân chủ tư sản.
Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng với tinh thần dân tộc, dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến, giai cấp tư sản Việt Nam đã bước lên vũ đài chính trị với một phong trào yêu nước sôi nổi, rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú.
a. Hoạt động yêu nước của tư sản và tiểu tư sản từ năm 1919 đến năm 1925
– Hoạt động của tiểu tư sản
+ Năm 1923, một số thanh niên yêu nước hoạt động ở Quảng Châu – Trung Quốc, => lập ra tổ chức Tâm Tâm Xã
+ Năm 1924, Phạm Hồng Thái thực hiện mưu sát toàn quyền Đông Dương Méc-lanh ở Sa Diện (Quảng Châu), tuy thất bại nhưng đã khích lệ tinh thần của nhân dân khá lớn.
+ Ở trong nước, tầng lớp tiểu tư sản trí thức sôi nổi đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ; thành lập một số tổ chức chính trị (như Phục Việt, Hưng Nam, Việt Nam nghĩa đoàn ), xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ (bằng tiếng Pháp có: An Nam Trẻ, Người nhà quê, Chuông rè, xuất bản báo tiếng Việt: Hữu Thanh, Đông Pháp thời báo…). Một số nhà xuất bản như Nam đồng thư xã ( Hà Nội ).đã cho ra đời khá nhiều những chính sách tiến bộ.
+ Một số phong trào đấu tranh chính trị như cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925). Đám tang Phan Châu Trinh. Ngoài ra, tiểu tư sản Việt Nam còn tiến hành những hoạt động văn hoá khá tiến bộ, tuyên truyền tư tưởng tự do dân chủ và cổ vũ lòng yêu nước.
– Hoạt động của tư sản
+ Từ năm 1919, tư sản Việt Nam tổ chức tẩy chay hàng Hoa Kiều, vận động “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa".
+ Năm 1923, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì.
+ Năm 1923, một số tư sản và đại địa chủ ở Nam Kì thành lập Đảng Lập Hiến, sự xuất hiện của một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ của Đảng Lập Hiến đề ra, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng.
* Phong trào cách mạng Việt Nam theo xu hướng Vô Sản ( 1919 - 1925 )
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong lần khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngày càng tăng về chất lượng lẫn số lượng. Dưới ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, phong trào công nhân ngày càng phát triển từ tự phát đến tự giác ( Đó là những biến chuyển mới của phong trào công nhân Việt Nam lúc bấy giờ )
- 1919-1925: Đã nổ ra 25 cuộc đấu tranh, tiêu biểu:
+ Năm 1922, có các cuộc bãi công của công nhân và viên chức các cơ sở công thương tư nhân ở Bắc Kì và công nhân ở Sài Gòn - Chợ Lớn
+ Năm 1924, có các cuộc bãi công của công ty dệt... ở Hải Dương, Nam Định, Hà Nội
+ Tháng 8 – 1925, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn bãi công, không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm này chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.
= > Lần đầu tiên trong cuộc đấu tranh này đã xuất hiện ý thức giai cấp, ý thức chính trị và tinh thần đoàn kết quốc tế của các quốc gia trong khu vực.
+ Nhận xét:
Phong trào công nhân có bước phát triển mới so với trước Chiến tranh thế giới thứ nhất: hình thức bãi công đã trở nên phổ biến hơn, quy mô được mở rộng và thời gian lâu dài.
Tuy nhiên khẩu hiệu đấu tranh chủ yếu vẫn là kinh tế. Giai cấp công nhân Việt Nam chưa ý thức được sử mệnh lịch sử của mình, còn thiếu một tổ chức lãnh đạo và một đường lối chính trị đúng đắn, hoạch định rõ ràng. Phong trào vẫn còn dừng ở trình độ tự phát và phụ thuộc khá nhiều vào phong trào yêu nước nói chung.
 
Top Bottom