Sử 9 Việt Nam trong những năm 1945 - 1954

TT is my love

Học sinh
Thành viên
19 Tháng ba 2017
36
8
31
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, Tình hình nước ta sau cách mạng tháng 8 (1945). Biện pháp giải quyết?
2, Trình bày những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống pháp? Ý nghĩa? (C/d Việt Bắc, Biên giới Thu-Đông, Điện Biên Phủ)
3, Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
4, Các chiến dịch trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy kháng chiến Xuân 1945. (C/d Tây Nguyên, Huế-Đà Nẵng, Sài Gòn) Chiến dịch mang tính quyết định thắng lợi? Lý giải?
 

Lê Thị Quỳnh Chi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng ba 2017
487
513
214
21
Hà Nội
Trường THPT Nguyễn Du -Thanh oai
1, Tình hình nước ta sau cách mạng tháng 8 (1945). Biện pháp giải quyết?
2, Trình bày những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống pháp? Ý nghĩa? (C/d Việt Bắc, Biên giới Thu-Đông, Điện Biên Phủ)
3, Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
4, Các chiến dịch trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy kháng chiến Xuân 1945. (C/d Tây Nguyên, Huế-Đà Nẵng, Sài Gòn) Chiến dịch mang tính quyết định thắng lợi? Lý giải?
Câu 3;
-Nguyên nhân thắng lợi:
+Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng,với đường lối kháng chiến đúng đắn đã huy động được sức mạnh toàn dân đánh giặc, có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
+Có lực lượng vũ trang gồm 3 thứ quân do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo ngày càng vững mạnh,chếin đấu dũng cảm,mưu lược,tài trí,là lực lượng quyết định tiêu diệt địch trên chiến trường,đè bẹp ý chí xâm lược của địch, giải phóng đất đai của Tổ quốc.
+Có chính quyền dân chủ nhân dân,của dân,do dân và vì dân được giữ vững,củng cố và lớn mạnh,làm công cụ sắc bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới.
+Có sự liên minh đoàn kết chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam,lào ,Campuchia cùng chống một kẻ thù chung;đồng thời có sự ủng hộ,giúp đỡ to lớn của Trung Quốc, Liên Xô ,các nước XHCN,các dân tộc yêu chuộng hào bình trên thế giới,kể cả nhân dân tiến bộ Pháp.
-Ý nghĩa:
+Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta.
+ Miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
+Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và Mĩ-Latinh.
 
  • Like
Reactions: TT is my love

Hà Lee

Học sinh
Thành viên
30 Tháng mười một 2015
89
34
41
Sau cách mạng tháng Tám, nước ta có nhiều thuận lợi và cũng có nhiều khó khăn.

1.Những thuận lợi:

Thế giới: Cuối năm 1945, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, thắng lợi thuộc về Hồng quân Liên Xô và các lực lượng về hòa bình dân chủ. Bọn phát xít Đức – Italia- Nhật Bản bị tiêu diệt, lực lượng đế quốc Anh – Pháp – Mỹ bị suy yếu nhiều. Tình hình đó làm cho hàng loạt các nước dân chủ nhân dân và XHCN châu Á, châu Âu ra đời, hợp cùng với Liên Xô thành một hệ thống các nước XHCN trên thế giới. Phong trào giải phóng dân tộc lên cao, nhất là ở châu Á, châu Phi và Mĩ-la-tinh. Phong trào đấu tranh vì hòa bình và quyền sống, vì tự do dân chủ của giai cấp công nhân và nhân dân lao độngcác nước TBCN phát triển mạnh, tất cả tạo thành ba dòng thác cách mạng cùng tiến công vào chủ nghĩa đế quốc thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.

Ở trong nước, cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo đã dày dạn kinh nghiệm qua 15 năm, có đường lối đúng đã làm nên cách mạng tháng Tám, có lãnh tụ thiên tài là Chủ tịch Hồ Chí Minh – một lãnh tụ được nhân dân yêu mến và tin tưởng.

Ta có chính quyền – một công cụ bạo lực để trấn áp bọn phản cách mạng, để đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, để tổ chức và xây dựng chế độ mới – chế độ dân chủ nhân dân.Nhân dân ta phấn khởi vì sau hơn 80 năm phải làm nô lệ, giờ đây mới được hưởng không khí độc lập tự do, vì thế nhân dân ta sẵn sàng hy sinh để giữ vững nền độc lập tự do cho Tổ quốc.

Dân tộc ta có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm kiên cường bất khuất, cần cù sáng tạo trong lao động xây dựng đất nước.

Đó là tất cả những thuận lợi cơ bản của ta.

2.Những khó khăn:

Thế giới: Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Việt Nam là mảnh đất thuộc địa đầu tiên trên thế giới giành được độc lập, làm cho bọn đế quốc căm tức điên cuồng. Chúng sợ từ một đốm lửa nhỏ của cách mạng Việt Nam sẽ làm bùng cháy lây lan tới cả ngôi nhà thuộc địa của chúng. Vì thế chúng tập trung để chống phá cách mạng Việt Nam một cách quyết liệt và dai dẳng, gây khó khăn rất lớn cho ta.

Trong nước, ta gặp muôn vàn khó khăn:

Về kinh tế và tài chính: chúng ta phải tiếp tục thu một gia tài mục nát do hậu quả hơn 80 năm cai trị của Pháp, 5 năm của phát xít Nhật và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến để lại. Mọi ngành sản xuất bị đình đốn, phần lớn ruộng đất bị bỏ hoang, nhà máy đóng cửa, công nghiệp hầu như không có gì. Nạn đói từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945 đã cướp đi hơn 2 triệu người giờ đây vẫn còn đang tiếp diễn. Gạo ở Nam Bộ không chở ra được vì Pháp đã gây chiến tranh xâm lược Nam Bộ từ ngày 23/9/1945 làm cho giao thông tắc nghẽn. Quân Trung Hoa Dân Quốc kéo vào miền Bắc, bắt ta nộp 4 vạn cân gạo mỗi ngày. Vụ mùa năm 1945 miền Bắc lại ngập lụt lớn, 9 tỉnh đồng bằng vựa lúa bị thất thu. Nạn thất nghiệp lan tràn.

Nguồn tài chính của đất nước hầu như cạn kiệt. Ngân quỹ nhà nước chỉ còn 1,2 triệu đồng tiền rách. Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay Nhật, ta không phát hành được giấy bạc. Quân Trung Hoa Dân Quốc tung tiền Quan kim mất giá của chúng bắt ta tiêu làm rối loạn thị trường.

Về văn hóa xã hội: hơn 90% dân ta bị mù chữ, các tục lệ cũ còn đầy rẫy, nạn mê tín dị đoan hoành hành, bệnh dịch lan tràn, thuốc men thiếu thốn. Nạn phân biệt chủng tộc, trọng nam khinh nữ, nạn tảo hôn còn phổ biến khắp mọi nơi.

Chính quyền: sau cách mạng tháng Tám đã có chính quyền nhưng chỉ là lâm thời, chưa có cơ sỏ pháp lí để tồn tại. Quân đội vừa mới xây dựng trang bị kém cỏi, vũ khí thô sơ, thiếu kinh nghiệm tác chiến.

Về đối ngoại: cùng một lúc trên đất nước ta có hàng loạt kẻ thù: từ vĩ tuyến 16 trở ra, 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc kéo vào, sau lưng bọn quân Trung Hoa Dân Quốc là bọn quan thầy Mĩ. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam hơn một vạn quân Anh. Núp sau quân Anh là thực dân Pháp kẻ đang có ý đồ trở lại Đông Dương. Đó là chưa kể 6 vạn quân Nhật vẫn còn nguyên vũ khí. Sau lưng bọn đế quốc là hàng loạt lũ tay sai đủ các loại hình, tiêu biểu nhất là bọn Việt Nam quốc Dân Đảng (gọi tắt là Việt Quốc) và Việt Nam cách mạng đồng minh hội(gọi tắt là Việt Cách ). Tất cả tình hình trên đã đặt nước Việt Nam đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhìn chung ta thấy khó khăn tuy nhiều và lớn song chỉ là trước mắt và tạm thời , thuận lợi vẫn là cơ bản và lâu dài. Nếu có những chính sách đúng đắn về đối nội cũng như về đối ngoại thì ta có thể khắc phục được khó khăn, phát huy được thuận lợi, củng cố giữ vững được chính quyền cách mạng, xây dựng được nền móng cho chế độ mới và thúc đẩy cách mạng tiến lên.
 
  • Like
Reactions: TT is my love

Hà Lee

Học sinh
Thành viên
30 Tháng mười một 2015
89
34
41
  • câu 2 nè
    I. Chiến dịch Việt Bắc thu đông - 1947
    1. Âm mưu. hành động của Pháp và chủ trương của Đảng:
    - Tháng 3/1947 Lôlae sang làm cao uỷ Pháp ở Đông Dương thay cho Đacgiăngliơ
    thực hiện kế hoạch tấn công lên Việt Bắc để đạp tan cơ quan đầu não của ta và sớm
    kết thúc chiến tranh.
    - Từ ngày 7/10/1947 Pháp huy động 12.000 quân tinh nhuệ gồm thuỷ, lục và không
    quân, chia làm ba cánh tấn công lên Việt Bắc.
    2. Chủ trương của ta. Bằng mọi giá phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc
    Pháp
    3. Diễn biến chính
    - Với quân nhảy dù. Ta bao vây tiến công giặc ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Bắc Kạn,
    buộc chúng phải rút lui.
    - Với quân thuỷ: Ta chặn đánh tiêu diệt và thắng lợi ở các trận Đoan Hùng, Khe
    Lau, đánh chìm nhiều ca nô, tàu chiến.
    -Với quân bộ. Ta phục kích đánh địch trên đường số 4 . Đường số 4 trở thành “con
    đường chết” của Pháp.
    - Phối hợp với chiến dịch Việt Bắc, trên các chiến trường khác bộ đội ta cũng gây
    cho địch nhiều khó khăn  ngày 19/12/1947, quân Pháp rút khỏi Việt Bắc.
    4. Kết quả ý nghĩa
    - Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 tên thu và phá huỷ nhiều phương tiện chiến
    tranh của Pháp, cơ quan đầu não kháng chiến được giữ vững, bộ đội chủ lực của ta
    trưởng thành về nhiều mặt.
    - Làm phá sản âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp buộc chúng phải
    chuyển sang “đánh lâu dài” bằng chính sách “dùng người Việt đánh người việt, lấy
    chiến tranh nuôi chiến tranh”.
    II. Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950
    1.Hoàn cảnh ta mở chiến dịch
    * Thuận lợi:
    - Lực lượng kháng chiến của ta trưởng thành về mọi mặt.
    - Ngày1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra
    đời
    - Từ năm 1950, các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với
    ta.
    1

  •  Cuộc kháng chiến của ta không còn đơn độc, mà còn có sự ủng hộ to lớn của
    bạn bè quốc tế.
    * Khó khăn
    - Do Pháp liên tiếp thất bại trên các chiến trường Đông Dương nên Mĩ đã can thiệp
    “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh.
    - Tháng 5/1949 Mĩ giúp Pháp đề ra Kế hoạch Rơve: tăng cường hệ thống phòng
    ngự trên đường số 4 thiết lập “Hành lang Đông – Tây” hòng cắt đứt con đường
    liên lạc giữa ta với quốc tế và giữa Việt Bắc với đồng bằng, chuẩn bị tiến công lên
    Việt Bắc lần thứ hai để kết thúc chiến tranh.
     Kế hoạch Rơve đã gây khó khăn cho cuộc kháng chiến của ta.
    2. Mục đích ta mở chiến dịch:
    Tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: Tiêu
    diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung, mở rộng và củng
    cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà cho cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.
    3.Diễn biến chính:
    - Ngày 16/9/1950 quân ta mở màn đánh Pháp ở cứ điểm Đông Khê. Quân địch ở
    Thất Khê bị uy hiếp, thị xã Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của địch trên
    đường số 4 bị lung lay.
    - Pháp ra lệnh rút quân khỏi Cao Bằng, thực hiện cuộc “hành quân kép” điều quân
    từ Thất Khê lên tái chiếm lại Đông Khê và đón quân từ Cao Bằng về. §ång thêi
    më cuéc hµnh qu©n lªn Th¸i Nguyªn nh»m thu hót qu©n chñ lùc cña ta.
    - Quân ta mai phục trên đường số 4, chặn đánh các cánh quân địch khiến chúng
    không gặp được nhau, địch trở lên hoảng loạn.
    - Ngày 22/10/1950, quân Pháp rút chạy khỏi đường số 4, chiến dịch kết thúc thắng
    lợi.
    4. Kết quả ý nghĩa
    - Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên, giải phóng và khai thông biên giới
    Việt – Trung dài 750km với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông – Tây” Kế
    hoạch Rơve của Pháp phá sản.
    - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước sang giai đoạn mới: giành thế chủ động
    trên chiến trường chính ở Bắc Bộ.
    III. Chiến dịch Điện Biên Phủ
    1. Âm mưu của Pháp:
    Trong tình thế kế hoạch Nava bị phá sản, Pháp – Mỹ tập trung xây dựng ĐBP
    thành “Pháo đài bất khả xâm phạm”, (ĐBP trở thành tâm điểm của kế hoạch Nava)
    với 49 cứ điểm, 2 sân bay, 3 phân khu và đủ các binh chủng với 16.200 tên.
    2. Chủ trương của ta:
    2

  • Đầu 12/1953 BCT và TW Đảng chọn ĐBP làm điểm quyết chiến chiến lược với
    Pháp. Ta huy động dân công vận chuyển hàng vạn tấn lương thực, vũ khí, thuốc
    men, bộ đội từ các hướng về bao vây Điện Biên Phủ.
    3. Diễn biến:
    Chiến dịch Điện Biên Phủ chia làm ba đợt:
    - Đợt 1: từ 13- 3 đến 17- 03-1954, ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn
    bộ phân khu Bắc.
    - Đợt 2: từ 30 - 3 đến 26 – 04 - 1954 quân ta đồng loạt tiến công các cư điểm phía
    Đông phân khu trung tâm như E1, D1, A1, C1, C2, A1…Ta bao vây, chia cắt,
    khống chế con đường tiếp tế bằng hàng không của địch.
    - Đợt 3: từ 1 - 5 đến ngày 7 - 5 – 1954, quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt phân
    khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam; Chiều ngày 7 – 5 - 1954, tướng
    Đờ Caxtơri (De Cattrie) cùng toàn bộ Bộ tham mưu địch đầu hàng và bị bắt sống.
    Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
    4. Kết quả:
    Ta loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên, trong đó có một thiếu Tướng, bắn rơi và
    phá huỷ 62 máy bay và thu toàn bộ phương tiện chiến tranh khác.
    5. Ý nghĩa lịch sử
    -Ta đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-Va, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm
    lược của thực dân Pháp.
    -Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho
    cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
 
Top Bottom