Sử 9 Việt Nam sau Cách mạng tháng 8

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
1.
Ở Hà Nội, từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp, không khí cách mạng càng thêm sôi động. Các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, hăng hái gia nhập các đoàn thể cứu quốc, các đội tự vệ chiến đấu. Các đội Tuyên truyền xung phong của
Việt Minh hoạt động hầu khắp thành phố. Các đội danh dự của Việt Minh thẳng tay trừ khử những tên tay sai đắc lực của Nhật.
Tối 15 – 8, Đội Tuyên truyền xung phong của Việt Minh tổ chức diễn thuyết công khai ở ba rạp hát lớn trong thành phố. Ngày 16-8, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp nơi. Chính quyền bù nhìn thân Nhật lung lay đến tận gốc rễ.
Đến sáng 19 – 8, cả Hà Nội tràn ngập khí thế cách mạng. Đồng bào rầm rập kéo tới quảng trường Nhà hát lớn dự cuộc mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc Tuyên ngôn. Chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân đứng lên giành chính quyền. Bài hát Tiến quân ca lần đầu tiên vang lên.
Cuộc nút tinh nhanh chóng chuyển thành biểu tình, chia ra nhiều đoàn đi chiếm các công sở của chính quyền bù nhìn. Trước khí thế của quần chúng khởi nghĩa, quân Nhật không dám chống lại. Cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn ở Hà Nội.
2.
Giải quyết nạn đói
Biện pháp trước mắt để khắc phục là tổ chức quyên góp, tiết kiệm, chống đầu cơ tích trữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi “nhường cơm sẻ áo”: “Khi cúng ta nâng bát cơm lên ăn, chúng ta hãy nghĩ tới đồng bào còn đói khổ. Vì vậy, tôi đề nghị đồng bào, cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi bữa một bơ,đem gạo đó để cứu dân nghèo”.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, phong trào hũ gạo tiết kiệm”, “ngày đồng tâm”… đã diễn ra rộng khắp trên cả nước.
Tuy nhiên, để giải quyết căn bản nạn đói thì tăng gian sản xuất là biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân “Tăng gia sản xuất! tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!”. Một phong trào thi đua đẩy mạnh tăng gia sản xuất dấy lên trên cả nước với khẩu hiệu “Tấc đất tấc vàng!” “Không một tấc đất bỏ hoang!”

Để khuyến khích nông dân, chính phủ đã cho bãi bỏ các thứ thuế vô lí: thuế thân…của chế độ cũ; thực hiện giảm tô 25%, giảm thuế 20%, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang và ruộng đất vắng chủ cho nông dân sản xuất.
Nhờ các biện pháp tích cực nêu trên, vụ mùa năm 1946 ta đã thu hoạch được 1,15 triệu tấn thóc. Nạn đói được đẩy lùi, đời sống nhân dân di vào ổn định.
Giải quyết nạn dốt.
Thấm nhuần tư tưởng “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, ngày 9-8-1945, chính phủ đã ra sắc lệnh thành lập “Nha Bình dân học vụ” chuyên trách về chống “giặc dốt” và ra lời kêu gọi nhân dân hưởng ứng phong trào xóa nạn mù chữ. Phong trào đã diễn ra sôi nổi với phương châm: con không biết thì học cha, ông không biết thì học cháu; người biết nhiều dạy người biết ít, người biết ít dạy người không biết. Sau 1 năm đã tổ chức 76000 lớp học, xóa mù chữ cho 2,5 triệu người.
Bên cạnh công tac xoa mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục mới cung được chú trọng nhằm đào tạo những công dân và cán bộ trung thành, có năng lực phụng sự tổ quốc. Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ. Hệ thống trường học các cấp được xây dựng trong đó có cả các trường đại học. Chữ Quốc ngữ được chọn làm văn bản chính thức của quốc gia.. Nhân ngày khai trường đầu tiên năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các em học sinh để cổ vũ và khai sáng cho nền giáo dục mới, Bác dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên dài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, dó chính là nhờ công học tập của các cháu”
Khó khăn tài chính.
Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách, Chính phủ kêu gọi tinh thần ủng hộ tự nguyện của nhân dân cả nước. Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng” do Chính phủ phát động, nhân dân đã đóng góp được 370kg vàng, 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập” và 40 triệu đồng vào “Quỹ đảm phụ quốc phòng”
Để đảm bảo một nền tài chính tự chủ, vững chắc, lâu dài, Quốc hội đã cho phát hành tiền Việt Nam mới thay cho tiền Đông Dương trước đây.
3.
Trải qua 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thiệt hại ngày càng nặng nề. Đến năm 1953, Pháp bị loại khỏi vòng chiến đấu hơn 39 vạn quân; tiêu tốn hơn 2 000 tỉ phrăng. Vùng chiếm đóng của Pháp bị thu hẹp.
Quân Pháp trên chiến trường ngày càng lâm vào thế phòng ngự bị động.
Trước tình thế bị sa lầy và thất bại của Pháp, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài và mở rộng chiến tranh, tích cực chuẩn bị thay thế Pháp.
Ngày 7-5-1953, được sự thỏa thuận của Mĩ, Chính phủ Pháp cử tướng Nava làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương (thay cho tướng Xalăng). Nava ra kế hoạch quân sự với hi vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
Kế hoạch Nava được chia thành hai bước:
Bước thứ nhất: trong thu-đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực, xóa bỏ vùng tự do Liên khu V, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.
Bước thứ hai, từ thu-đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh.
4.
a. Nguyên nhân khách quan:
Chiến thắng của đồng minh trong chiến tranh chống phát xít, nhất là chiến thắng đức và Nhật của Liên Xô, đã cổ vũ tinh thần, niềm tin cho nhân dân ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời cơđể nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.
b. Nguyên nhân chủ quan:
- Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, khi đảng Cộng sản đông Dương, Việt Minh phất cao cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà.

- Đảng đã đề ra đường lối chiến lược, chỉ đạo chiến lược và sách lược đúng đắn trên cơ sở lý luận Mác – Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.
- Đảng có quá trình chuẩn bịsuốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930 – 1931, 1936 – 1939 và thoái trào cách mạng 1932 – 1935, đã rút những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại, nhất là quá trình xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, căn cứ địa trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
- Toàn đảng, toàn dân nhất trí, quyết tâm giành độc lập tự do, linh họat, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.
 
Top Bottom