Câu 1: vì sao ngay sau khi giành độc lập (2-9-1945) nước Việt Nam non trẻ lại rơi vào cảnh ngàn cân treo sợi tóc? Biện pháp giải quyết?
- Những khó khăn về kinh tế, tài chính: Nạm đói vẫn còn, ngân quỹ nhà nước hầu như trống rỗng.
- Những khó khăn về chính trị, văn hoá : Chính quyền mới thành lập còn non yếu, 90% dân số mù chữ.
- Đặc biệt nhấn mạnh những khó khăn về đối ngoại:
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: được sự giúp sức của Mĩ, 20 vạn quân Tưởng ào ạt vào miền Bắc nước ta.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: được sự tiếp sức của thực dân Anh, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Những khó khăn ấy, đặt nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trước một tình thế như " ngàn cân treo sợi tóc".
Các biện pháp như bình dân học vụ, hũ gạo kháng chiến,...
câu 2: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn này là gì?
Sau cách mạng tháng Tám 1945, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước nhiều khó khăn thử thách
khi cùng một lúc vừa xây dựng đất nước vừa phải đối phó các lực lượng Tưởng, Anh, Pháp... nhưng là dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật đưa quân vào Việt Nam cùng thế lực phản động trong nước chống phá, lật đổ chính quyền cách mạng vừa mới thành lập.
Trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những ứng xử ngoại giao khôn khéo, quyết đoán, “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong mọi hoàn cảnh. Phương châm lúc này của Người là: Găng nhưng không được bể... Chúng ta sẵn sàng nhân nhượng để có một giải pháp chung. Song, độc lập quốc gia và tự do dân tộc thì không được vi phạm. Trên nguyên tắc giữ vững chủ quyền và độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã có những sách lược khôn khéo, phân hoá cao độ kẻ thù, trước là tạm thời hoà hoãn với quân Tưởng để giữ vững chính quyền, tạo điều kiện đối phó với quân Pháp ở miền Nam; khi lại nhân nhượng với Pháp để từng bước phá tan âm mưu “diệt Cộng cầm Hồ”, “Hoa quân nhập Việt”, đuổi Tưởng về nước và trừng trị bọn phản cách mạng, đồng thời không ngừng củng cố khối đoàn kết toàn dân, dốc sức xây dựng đất nước và chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến trường kỳ mà ta biết là không tránh khỏi.
Dưới danh nghĩa đồng minh các lực lượng quân Anh, Pháp, Tưởng,... cùng lúc đưa quân vào Việt Nam giải giáp quân đội phát xít Nhật nhưng mục đích và tham vọng của chúng là hoàn toàn khác nhau. Đối với thực dân Pháp chúng đã nung nấu dã tâm quay trở lại xâm lược Việt Nam một lần nữa bằng cách thoả thuận với Anh để vào miền Nam Việt Nam. Thực dân Anh dưới danh nghĩa quân Đồng Minh vào miền Nam giải giáp quân phát xít Nhật, không có ý định xâm lược Việt Nam nhưng chúng muốn dùng Việt Nam để đổi lấy những thoả thuận lợi ích mong muốn trong khu vực Đông Nam Á. Phát xít Nhật là đế quốc bại trận nhưng vẫn còn một số quân lớn ở Việt Nam nên vẫn rất hung hăng. Bên cạnh đó, đội quân Tưởng Giới Thạch với hơn 20 vạn tên ồ ạt kéo vào miền Bắc nước ta danh nghĩa quân Đồng Minh nhưng thực chất với mục đích “Hoa quân nhập Việt”, bằng mọi cách “diệt cộng cầm Hồ”, dựng lên chính quyền tay sai thân Tưởng hòng bóp chết cách mạng và chính quyền mới của ta. Bọn Việt Quốc, Việt Cách được sự ủng hộ của quân Tưởng cũng tranh thủ về nước chống phá cách mạng, chống phá chính quyền mới.
Đứng trước tình hình rối ren phức tạp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt, nhìn nhận đúng bản chất vấn đề để từ đó tìm cách phân hóa bớt kẻ thù, xác định đâu là kẻ thù chính cần phải đánh và có những đối sách phù hợp. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương kiên trì thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo linh hoạt trong từng thời kỳ, phù hợp với từng đối tượng, giữ vững chủ
cho chúng một số lượng lương thực lớn trong hoàn cảnh nghèo đói của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động đến thăm ông ta. Nắm bắt được Lư Hán là người vốn ghét Pháp nên Người đã nhắc đến những hành động của thực dân Pháp đối với Hoa kiều ở miền Nam Việt Nam, sự biến Vân Nam. Cuối cùng cuộc gặp gỡ đã đem lại hiệu quả tốt. Lư Hán đã yêu cầu chính quyền cách mạng chúng ta bảo vệ an ninh, trật tự... Với Tiêu Văn, một tên tướng có bề ngoài nho nhã, tỏ ra biết điều trong lực lượng quân Tưởng, thì ngay khi ông ta sang Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho mở tiệc chiêu đãi vợ chồng ông ta. Cuộc gặp gỡ này đã tạo được chuyển biến quan trọng bởi “Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Tiêu Văn đã đạt được những hòa hoãn với quân Tưởng, chặn đứng cú đầu tiên quân Tưởng định lật đổ chính phủ lâm thời, điều này làm cho bọn Việt quyền độc lập thống nhất của Tổ quốc.
Do điều kiện và khả năng của chúng ta lúc này không thể cùng lúc đối phó với nhiều kẻ thù bằng vũ lực nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện chủ trương hòa với Tưởng ở miền Bắc để đánh Pháp ở miền Nam. Đối với quân Tưởng, bằng những kinh nghiệm của nhà hoạt động chính trị lão luyện, Người có cách ứng xử mềm mỏng, nhưng giữ vững nguyên tắc “chia ghế, không chia quyền”. Lúc này các tướng lĩnh của quân Tưởng sang nước ta thuộc các phe cánh khác nhau và đang mâu thuẫn về quyền lợi ở trong nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có thời gian hoạt động tại Trung Quốc, đã từng được tiếp xúc với những đối tượng này nên Người ít nhiều hiểu được chúng và có những cách ứng phó rất khôn khéo. Tướng Lư Hán đến Hà Nội rất sớm với thái độ kiêu căng, trịnh thượng hạch sách ta đủ điều, bắt chúng ta phải kê khai quân số, đòi phải nộp
làm đem lại hiệu quả tích cực hơn nữa đó là
khi Hà Ứng Khâm sang Việt Nam để trực tiếp chỉ đạo lực lượng quân Tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho nhân dân ta tổ chức một cuộc mít tinh tuần hành lớn, dưới danh nghĩa hoan nghênh phái bộ đồng minh, nhưng mục đích chính là để biểu dương lực lượng của chúng ta. Hàng chục vạn người đội ngũ chỉnh tề, với băng cờ, biểu ngữ khẩu hiệu rầm rộ diễu qua phủ Toàn quyền, hô vang các khẩu hiệu: “Nước Việt Nam của người Việt Nam”, “Ủng hộ chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, “Ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh”… Trước sức mạnh sự đoàn kết nhất trí một lòng của toàn dân tộc, Hà Ứng Khâm đã thấy rằng không thể dùng vũ lực lật đổ được chính quyền cách mạng, ông ta đành quay ra đòi một số quyền lợi kinh tế, chính trị khác như yêu cầu có một số ghế trong Quốc hội, đòi lùi thời gian tổng tuyển cử…
Ngoài ra, để củng cố chính quyền, giữ vững và mở rộng mặt trận đoàn kết, đồng thời cô lập phân hóa hơn nữa bọn phản động tay sai, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã quyết định Đảng cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán (thực chất Đảng ta rút vào hoạt động bí mật); cải tổ Chính phủ lâm thời thành Chính phủ Liên hiệp lâm thời, mở rộng 70 ghế Quốc hội không qua bầu cử cho bọn Việt Quốc, Việt Cách,… Đây là những nhân nhượng về chính trị của chúng ta nhằm hạn chế sự phá hoại của quân Tưởng và tay sai.
Đối với thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng chúng sẽ quay trở lại cướp nước ta một lần nữa, và “… cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng giải phóng… kẻ thù chính của chúng ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập chung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”(2). Vì thế Người đã tích cực vạch trần âm mưu của chúng. Ngay khi được tin Liên hợp quốc sẽ thành lập ủy ban tư vấn về Viễn Đông và đưa Pháp đại diện cho Việt Nam, ngày 17/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thông điệp cho Liên hợp quốc hoan nghênh sự kiện trên và phản đối sự có mặt của Pháp trong Ủy ban tư vấn Viễn Đông vì thực dân Pháp đã: “… bán Đông Dương cho Nhật một cách đê tiện và phản bội các nước Đồng minh…”(3). Tuy nhiên Liên hợp quốc đã làm ngơ trước những đòi hỏi chính đáng của nhân dân ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh biết rằng không hy vọng sự giải quyết của Liên hợp quốc, nhưng ít ra cũng làm cho Liên hợp quốc biết tới cuộc đấu tranh, những khát vọng độc lập tự do của nhân dân ta.
Sang đầu năm 1946, tình hình trong nước và quốc tế đã có nhiều thay đổi. Sau khi đánh chiếm được các tỉnh Nam Bộ và một phần Nam Trung Bộ, cơ quan tham mưu của Pháp tại Sài Gòn đã dự thảo một kế hoạch quân sự để trở lại miền Bắc. Tuy nhiên nếu đưa quân ra Bắc lúc này, Pháp sẽ gặp phải bất lợi đó là còn 20 vạn quân Tưởng cùng với lực lượng kháng chiến của ta. Vì thế Pháp phải tìm giải pháp chính trị hợp lý, đó là phải thương lượng với Chính phủ Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh và tìm cách điều đình với Chính phủ Việt Nam cộng hòa, tạm thời hòa hoãn để đưa quân ra miền Bắc. Cuộc điều đình với Tưởng đã thành công khi Tưởng Giới Thạch đồng ý nhượng lại miền Bắc Việt Nam cho quân Pháp; đổi lại Pháp trả các tô giới ở Thượng Hải, Thiên Tân, Hán Khẩu, Quảng Châu, đất thuê Quảng Châu Loan cho quân Tưởng, bán lại đường sắt Vân Nam, cho phép Tưởng dùng cảng Hải Phòng để vận chuyển hàng hóa quá cảnh miễn thuế qua đường Việt Nam. Hiệp ước Hoa - Pháp giữa Pháp và Tưởng đã được ký ngày 28/2/1946.
Trước hành động của Pháp - Tưởng, đêm ngày 5/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã họp để nhanh chóng đưa ra quyết định. Bởi Người nhận định thực dân Pháp sẽ điều đình với chúng ta nếu muốn đưa quân ra Bắc một cách suôn sẻ. Vậy nên vấn đề đặt ra lúc này là chúng ta quyết tâm tiếp tục đánh Pháp hay tạm thời hòa hoãn để đuổi quân Tưởng về nước? Nếu tiếp tục đánh Pháp chúng ta chưa thể giành được thắng lợi, không thể chặn đứng được dã tâm xâm lược của chúng. Cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định cần phải tạm thời hòa hoãn với Pháp để nhanh chóng đuổi Tưởng về nước, chúng ta chỉ còn một kẻ thù chính cần phải đánh là thực dân Pháp.
Trên tinh thần đó, từ cuối tháng 2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo sát sao các cuộc gặp gỡ của ta và đại diện Pháp, các cuộc đàm phán đều tiến hành trong vòng bí mật và chưa đạt được kết quả gì. Chiều ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân nhượng đưa ra một giải pháp đó là: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp. Kết quả bản Hiệp định sơ bộ được ký chiều cùng ngày giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại diện chính phủ Pháp. Nội dung chính như sau: Nước Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện và tài chính, nằm trong khối liên hiệp Pháp. Việt Nam đồng ý để 15 nghìn quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng nhưng phải rút hết quân sau 5 năm. Hai bên sẽ ngừng xung đột vũ trang…
Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 có thể coi là bản hiệp ước quốc tế đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký với nước ngoài dưới sự chứng kiến của đại diện các nước Mỹ, Anh, Trung Hoa. Bản hiệp ước chứng tỏ nước ta là một nước tự do, không còn là nước thuộc địa của Pháp mà ngược lại Pháp phải công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội riêng. Đây là một thắng lợi lớn mang ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị và ngoại giao của ta. Hơn nữa việc ký hiệp định Sơ bộ còn đạt được mục tiêu loại bớt kẻ thù, thúc đẩy quân Tưởng cùng bè lũ tay sai của chúng sớm rời Việt Nam, tránh cho cách mạng Việt Nam cùng lúc đối phó với nhiều kẻ thù. Nhân dịp này Chính phủ Pháp mời Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm chính thức nước Pháp. Đây cũng coi như một bước tiến mới trong chính sách ngoại giao của Hồ Chí Minh. Việc chính phủ Pháp chủ động mời Người thăm chính thức Pháp với tư cách là thượng khách được coi như một sự thừa nhận
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Hồ Chí Minh đứng đầu. Việc hội đàm và ký kết chính thức sẽ là giữa chính phủ Pháp và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Theo thỏa thuận giữa Chính phủ ta và Pháp về việc tiếp tục đàm phán để giải quyết những vấn đề liên quan đến quan hệ Việt - Pháp, Chính phủ ta đã thành lập một phái đoàn gồm 15 thành viên do đồng chí Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn. Ngày 31/5/1946, Phái đoàn Quốc hội nước ta sang tham dự hội nghị Fontainebleau. Sáng cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên máy bay sang thăm nước Pháp với tư cách là thượng khách.
Chiều ngày 22/6/1946, lễ đón chính thức Hồ Chí Minh được tổ chức tại sân bay quốc tế Le Buorget. Tại đây lần đầu tiên Quốc kỳ Việt Nam tung bay trên bầu trời nước Pháp, quốc ca Việt Nam được cất vang. Trong thời gian ở Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi thăm nhiều nơi, gặp gỡ và trò chuyện với đại diện của đảng cầm quyền ở Pháp, các tổ chức chính trị, các tầng lớp nhân dân lao động… thông qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc này, Người muốn nắm bắt được tình hình chính trị, những tâm tư tình cảm của nhân dân Pháp. Đồng thời qua đó, Người truyền tới họ khát vọng tự do và độc lập của nhân dân ta, ý chí bảo vệ bằng được nền độc lập tự do ấy và tranh thủ sự đồng tình của nhân dân Pháp. Cũng trong thời gian ở Pháp, Người còn thăm đồng bào Việt Kiều, kêu gọi sự giúp đỡ và ủng hộ cho Chính phủ và nhân dân trong nước.
Ngày 6/7/1946, cuộc đàm phán chính thức Việt - Pháp được khai mạc tại lâu đài Fontainebleau. Tuy nhiên Hội nghị đi vào bế tắc khi quyền lợi hai bên quá xa rời nhau. Cùng lúc đó, tại Việt Nam, thực dân Pháp đã có những hành động gây hấn, khiến nhân dân ta hết sức phẫn nộ. Phái đoàn của ta tại Pari đơn phương tuyên bố tạm ngưng cuộc đàm phán, Hội nghị gián đoạn hơn 1 tháng. Bằng những nỗ lực ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội nghị được nối lại ngày 13/9/1946. Đây là ngày cuối cùng kết thúc đàm phán mà không đem lại hiệu quả gì. Hội nghị Fontainebleau thất bại.
Với tình hình trong nước ngày một căng thẳng, nhất là Hội nghị Fontainebleau không đạt kết quả, dễ xảy ra cuộc xung đột trực tiếp sớm hơn so với sự chuẩn bị của quân và dân ta. Nhận thức được tình hình có thể nghiêm trọng hơn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động gặp Bộ trưởng Marius Moutet để thảo luận thêm về quan hệ Việt - Pháp trong tương lai. Kết thúc cuộc gặp gỡ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Moutet đã ký bản Tạm ước Việt Pháp 14/9/1946 đồng ý hai bên ngừng bắn, phía Pháp đảm bảo các quyền tự do dân chủ ở Nam Bộ, phía Việt Nam đảm bảo kinh tế, văn hóa Pháp tại Việt Nam; hai bên đàm phán chính thức vào tháng 1/1947. Việc Tạm ước được ký kết có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những trên phương diện ngoại giao chúng ta đạt được những cân bằng nhất định về vị thế chính trị, quan trọng hơn nữa là chúng ta có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài sẽ xảy ra trong thời gian tới.
Xuyên suốt trong chính sách ngoại giao thời kỳ từ sau cách mạng tháng Tám đến trước toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), đó là mục tiêu về nền độc lập tự do dân chủ của chúng ra được giữ nguyên vẹn không thay đổi. Đối diện với vô vàn khó khăn sau cách mạng tháng Tám, các lực lượng thù địch trong ngoài cùng nhau tìm cách chống
phá chính quyền cách mạng non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn ung dung, sáng suốt cùng Trung ương Đảng ta chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam bình tĩnh vượt qua mọi thác ghềnh hiểm nguy, vững vàng tiến bước. Chính ở thời điểm cực kỳ khó khăn này, thiên tài của Người đã được bộc lộ sáng ngời. Nắm vững mục tiêu bất biến là độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, ở từng thời điểm, với từng đối tượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những biến hóa trong sách lược ngoại giao nhằm phân hóa, cô lập, lợi dụng và loại dần từng kẻ thù. Cứng rắn trong nguyên tắc, mềm dẻo trong sách lược và nhân nhượng khi cần thiết, nhưng nhân nhượng không có nghĩa đầu hàng mà nhân nhượng chỉ trong chừng mực nhất định và khi kẻ thù càng lấn tới, chúng ta càng quyết giữ cho được nền độc lập dân tộc. Trước khí thế quyết tâm sục sôi của cả nước và sau một thời gian hoà hoãn chuẩn bị lực lượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đêm ngày 19/12/1946, cả nước bước vào giai đoạn “trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”./.