Sử 10 Việt Nam đầu thế kỷ 16 đến thế kỷ 18

Nguyễn Thị Thu Hiền 13042006

Cựu TMod Sử
Thành viên
11 Tháng hai 2022
470
1
382
66
18
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 Hãy nêu những biến đổi của nhà nước phong kiến ở nước ta trong các thế kỉ 16 -18.
Đầu thế kỷ 16 Nhà Lê sơ lâm vào tình trạng khủng hoảng .Các vua Uy Mục, Tương Dực không quan tâm đến chiều chính mà chỉ lo ăn chơi ,sa đọa, quan lại địa chủ nhân đó mặc sức hoành hành, chiếm đoạt ruộng đất nhân dân bị bóc lột cùng cực đã nổi dậy đấu tranh khắp nơi một số thế lực phong kiến xuất hiện tranh chấp quyền hành .Nổi trội hơn cả là thế lực của Mạc Đăng Dung năm 1527 sau khi dẹp Yên các thế lực phong kiến khác, mạc Đăng Dung đã phế Truất vua Lê và lập triều đại mới- triều mạc
-Trong những năm đầu thống trị nhà mạc xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của Lê sơ, tổ chức thi cử đều đặn, để tuyển chọn quan lại .Đồng thời nhà mạc cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất, tạo điều kiện ổn định là nhà nước nhà mạc tập trung xây dựng một đạo quân thường trực mạnh để đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra. Tuy nhiên chỉ một thời gian sau triều đại nhà Mạc suy thoái dần. Một số cẩn thận nhà Lê tập hợp lực lượng nổi dậy chống nhà Mạc
- Không chấp nhận triều Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa "Phù Lê diệt Mạc" , nổi dậy ở vùng Thanh Hoá ,Nghệ An. Một vương triều mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là năm triệu để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc ở Thăng Long. Tranh nam-bắc triều bùng nổ, kéo dài đến cuối thế kỷ 16. Triều Mạc bị lật đổ, đất nước bước đầu thống nhất lại. Nhưng không lâu sau , một thể lực cắt cứ hình thành ở phía Nam- thế lực phong kiến nhà Nguyễn
- Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hòa, lối sống xanh làm giới tuyến chia đất nước thành Đàng trong- Đàng ngoài với hai chính quyền riêng biệt. Tình trạng chia cắt đất nước kéo dài đến cuối thế kỷ 18 gây nên nhiều hậu quả nặng nề cho đất nước
Câu 2 Những biểu hiện chứng tỏ nông nghiệp thủ công nghiệp thương nghiệp nước ta vẫn tiếp tục phát triển trong các thế kỉ 16- 18.
Trong các thế kỉ 16-18, mặc dù đất nước có nhiều biến động lớn, song do điều kiện khác nhau nên nền kinh tế ở các nước ta tiếp tục phát triển .Điều đó thể hiện ở những mặt sau:
-Về nông nghiệp
Nông nghiệp một thời bị tàn phá do chiến tranh, nửa sau thế kỉ 17 mới dần ổn định trở lại
Ở Đàng ngoài, nhân dân tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích canh tác. Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn khuyến khích nhân dân khai hoang phá đất hoang nhanh chóng mở rộng ruộng đồng. Diện tích vuông đất cả nước tăng lên nhanh chóng. Nhân dân hai miền ra sức tăng gia sản xuất, bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng. Không dừng lại ở các giống lúa cũ, nhân dân còn tìm cách nhân giống tạo ,ra hàng chục giống lúa tẻ, lúa nếp ,vừa giúp cho bữa ăn thêm ngon ,vừa cung cấp tóc cạo cho thị trường. Họ cũng trồng thêm khoai ,sắn, ngô, đậu và nhiều cây công nghiệp như bông, mía ,đay... Kinh nghiệm" nước, phân ,cần, giống" được đúc kết thông qua thực tế sản xuất. Đặc biệt ở đất Nam Bộ ,do đất đai thời tiết thuận lợi nhân dân đã sản xuất nhiều thóc, gạo phục vụ cho thị trường nâng cao đời sống. Nghề trồng vườn với nhiều loại cây ăn quả ngon như dưa ,xoài ,dứa... khá phát triển. Đây cũng là giai đoạn gia tăng tình hình tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ phong kiến
-Về Công Nghiệp
Trong nhân dân các nghề thủ công nghiệp truyền thống làm gốm dệt vải, làm đồ trang sức..... cũng được nâng cao và phát triển
Nhiều ngành thủ công mới xuất hiện như các nghề khác in bản gỗ ,làm đường trắng, làm nghề Đồng hồ ,làm tranh sơn mài....
Số làng nghề như dệt lụa , Lĩnh các loại làm giấy làm gốm sứ, nhuộm vải, đúc đồng,..... tăng lên ngày càng nhiều ở các làng này cư dân vẫn làm ruộng. Tuy nhiên một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị lập phương vừa sản xuất, vừa buôn bán ,ngành khai mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở Đàng ngoài và Đàng trong
-về thương nghiệp
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa giữ các địa phương được mở rộng hơn trước .Hầu hết các làng xã ở các vùng đồng bằng đều có chợ. Cá biệt ở một số làng hầu hết có dân tham gia buôn bán tại các chợ ở người ta buôn bán đủ thứ hàng trong đó hàng nông sản và thủ công nghiệp là chủ yếu
Trên Đà phát triển của kinh tế hàng hóa dần hình thành các luồng buôn bán trao đổi thường xuyên giữa hai miền xuôi, và miền ngược ,miền duyên hải ,hải đảo, và nội địa các trung tâm kinh tế thương mại và các vùng nông thôn phụ cận .Đặc biệt mối quan hệ buôn bán của nhân dân giữa hai vùng Đàng Trong và Đàng ngoài được duy trì bất chấp sự ngăn cản của gia đình.
Mối quan hệ buôn bán với nước ngoài nhất là với Trung Quốc, Nhật Bản không những vẫn được duy trì mà còn có xu hướng phát triển hơn trước thế kỷ 17 đến 18 trên đất nước ta xuất hiện một lực lượng khá đông đảo các, Kiều Dân Trung Quốc, Nhật Bản định cư lâu dài và hoạt động buôn bán là chủ yếu.
Nhiều đô thị sầm uất xuất hiện như Kinh Kỳ (Thăng Long ),Phố Hiến ,Thành Hà (Hưng Yên ),Nước mặn( Bình Định ),Gia Định( thành phố Hồ Chí Minh) và Hội An (Quảng Nam)

 
Top Bottom