Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại nhưng người nghệ sĩ không sao chép y nguyên hiện thực ấy. Tác phẩm nghệ thuật nói chung hay thơ ca nói riêng là kết quả của quá trình nuôi dưỡng cảm hứng, thai nghén để tạo ra một thế giới sinh động, hấp dẫn. Thơ mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo, chứa đựng tình cảm, cảm xúc riêng nhất. Bởi thế Atone Phrăng xơ đã nhận xét "Đọc một câu thơ hay nghĩa là ta bắt gặp tâm hồn một con người"
“Tác phẩm văn học như con quay kì lạ, chỉ có thể xuất hiện trong vận động. Muốn làm cho nó xuất hiện cần phải có một hoạt động cụ thể là sự đọc. Tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục” (J Paul. Sartre). Sự đọc đơn giản là quá trình tiếp nhận, tìm hiểu, suy ngẫm thi phẩm nhưng chính là máu để biến một thể xác vật chất thành một sinh thể có cảm xúc, có vui buồn, có trăn trở. “Câu thơ hay” là câu thơ có giá trị về cả nội dung và hình thức, có thể tạo nên những rung động trong trái tim người đọc. Khi “đọc một câu thơ hay”, chúng ta sẽ “bắt gặp”, tức là phát hiện, gặp gỡ, đồng cảm với những suy nghĩ và cảm xúc của người nghệ sĩ.
Nhận định của Atone Phrăng xơ đã bàn đến đặc trưng của thơ ca vốn là tiếng nói trữ tình, tiếng nói của trái tim mang tính cá thể sáng tạo của chủ thể trữ tình. Nhà thơ những con ong hút nhụy từ bông hoa đời sống. Không có sự tái tạo tài tình của những con ong thì phấn hoa cũng không trở thành mật ngọt. Nhưng không có những chuyến bay xa để đem về hương phấn cho đời thì ong cũng không tự mình làm nên mật ngọt…Nhà thơ đã lao động nghệ thuật hăng say, đã thực sự nhập tâm vào cuộc sống để bật ra từ trong tim những vần thơ hay nhất.
Thơ là cuộc đời cũng là trái tim. Tình cảm trong thơ là một trong những yếu tố quan trọng đem đến sức rung động của thi ca. "Thơ muốn làm cho người ta khóc trước hết mình phải khóc. Thơ muốn làm cho người ta cười trước hết mình phải cười." Bởi vậy để có được một câu thơ hay, để truyền tải được sợi dây tình cảm người nghệ sĩ mang trong lòng, câu thơ phải xuất phát từ cái tâm và cái tài của người cầm bút. Và cái tâm, cái tài ấy đã có trong tác phẩm ... của .... Nguyễn Trãi.
...
#Sưu tầm