Tuổi thơ ai cũng từng sống trong những lời ru êm ái của ông bà cha mẹ, đến khi trưởng thành cũng tự mình cất lên những khúc ca để ru con. Cảnh cha mẹ ru con, ông bà ru cháu, cả nhà tíu tít bên cánh võng, vành nôi cũng là một nét sinh hoạt văn hóa thường nhật của các thôn xóm Việt Nam. Những bài học nhân nghĩa đầu đời mà mẹ truyền lại cho con cũng được thực hiện qua lời ru trong tiếng võng đưa êm đềm. Vì lẽ đó, tiếng ru, tiếng cọt kẹt võng đưa từ lâu lắm đã là hai âm thanh quen thuộc của làng quê và nhiều ngả đường đất nước. Cho dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng lời ru sẽ không bao giờ khô cạn và sẽ còn âm vang trong muôn không gian, trong tim mỗi người dân cùng những chiếc võng đơn sơ thủy chung nghĩa tình, đu đưa cọt kẹt là một vẻ đẹp thuần khiết, di sản vô giá của quê hương.
Thật hạnh phúc cho những ai được lớn lên trong tiếng hát ru cội nguồn Việt Nam, trong điệu nhạc du dương, trong những ngôn từ đẹp đẽ, ấm áp ngọt ngào đầy nhân bản của tình mẫu tử. Tiếng hát ru đưa chúng ta trở về những ngày thơ ấu. Sung sướng biết bao khi được nằm trong vòng tay mẹ trên chiếc võng đong đưa. Dòng sữa thơm ngọt từ bầu vú ấm áp, bàn tay mẹ xoa đầu êm ái dịu dàng và tuyệt vời hơn cả là giọng ru ngọt ngào, truyền cảm của mẹ đưa con trẻ vào giấc ngủ thiên thần.Tiếc rằng, trong đời sống hiện nay, thật khó để những khúc hát ru như thế tiếp tục được cất lên trong những gia đình nhỏ. Chúng ta hãy tùy theo sức của mình để góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và việc bảo tồn những khúc hát ru nói riêng. Hãy để những đứa trẻ thời hiện đại được lớn lên trong sự ngọt ngào, êm ái của những lời ru. Bạn tham khảo nhé!