Đoạn văn bạn có thể liệt kê các biện pháp so sánh và nhân hóa dưới đây
Biện pháp so sánh:
- "Chiếc thuyền" = "con tuấn mã"
- "Cánh buồm" = "mảnh hồn làng"
Nhân hóa
- "Mảnh thuyền" "rướn thân trắng", "thâu góp gió"
- "Chiếc thuyền im bến mõi trở về nằm"
Để chọn một ví dụ làm nội dung trọng tâm, mình gợi ý bạn nên chọn hai câu:
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió."
Vì chúng liên kết với nhau về mặt nội dung và cũng đáp ứng yêu cầu về nghệ thuật của đề bài.
- Gắn kết hình ảnh cụ thể (cánh buồm) với khái niệm trừu tượng (mảnh hồn làng). Xuất phát từ mối liên hệ giữa tinh thần lao động, xây dựng quê hương với phương tiện lao động. Cánh buồm giương gió ra khơi mang theo con người, cống hiến sức mình làm giàu cho đất nước. Cánh buồm trở thành giá trị biểu tượng, ngư dân ra khơi, bảo vệ cánh buồm, bảo vệ ngư thuyền, sản vật tài nguyên cũng là bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
- Hình ảnh nhân hóa ở câu tiếp theo càng tô đậm nội dung tác giả muốn thể hiện. Khi "cánh buồm" không còn ở trạng thái "vật chết" mà mang theo linh hồn của nhân dân lao động, thì câu thơ thứ hai đã thể hiện sức sống của linh hồn đó. Ngoài ra, cũng mở rộng hình ảnh cánh buồm cùng với không gian trữ tình. Cánh buồm "thu góp" những gì thuộc về tự nhiên, thuộc về biển cả huyền bí, minh chứng khát vọng chinh phục của con người.
PS: Bạn có thể đặt tên chủ đề là "Biện pháp so sánh đẹp và biện pháp nhân hóa độc đáo trong Quê Hương của Tế Hanh" để mọi người tiện hỗ trợ hơn.