Văn 11 Viết đoạn văn về Tràng Giang.

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Viết đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận so sánh để phân tích khổ thơ cuối trong bài " Tràng Giang" của Huy Cận
Huy Cận là một nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới. Thơ ông mang nét u sầu, 1 cảm giác cô độc lẻ loi. Và khổ thơ cuối trong tác phẩm "Tràng giang" mượn hình ảnh hoàng hôn để nói về một nỗi sầu luôn quanh quẩn trong suy nghĩ.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.​
Hình ảnh hoàng hôn được miêu tả trên bầu trời kì vĩ, tráng lệ. Trước hết, "mây" trong câu "lớp lớp mây cao" cùng từ láy "lớp lớp" gọi mây xếp lên nhau thành những dãy núi, hết lớp này đến lớp khác. Bên cạnh là động từ "đùn"- nét vẽ động diễn tả sự tuôn trào không ngừng nghỉ của mây trời. Từ "đùn" ấy hệt như trong câu thơ của Đỗ Phủ:
"Mặt đất mây đùn cửa ải xa".
Có lẽ, Huy Cận học lời thơ ấy, mượn câu thơ ấy để diễn tả lòng mình. Tất cả đã gợi mọt cảnh tượng hùng vĩ mà rất đỗi thơ mộng. Không gian bầu trời rộng lớn. Điểm nhìn như cao hơn xa hơn. Đặc sắc trong câu thờ còn là nét vẽ đối lập "chim nghiêng cánh nhỏ"- hình ảnh đã tô đậm cái rộng lớn của bầu trời. Đây cũng chính là hình ảnh ước lệ quen thuộc trong thơ ca truyền thống đã được cụ thể bằng tính từ "nghiêng, nhỏ" gợi sự nhỏ nhoi đơn lẻ mong manh chới với như một chấm buồn giữa trời cao. Dấu ":" nhấn mạnh sự giải thích bóng chiều sa xuống làm chim nghiêng cánh. Như vậy, qua cái hữu hình của cánh chim hiện lên cái vô hình mà trĩu nặng của bóng chiều. Hình ảnh càng trở nên mong manh và yếu đuối. Ẩn sâu trong đó là nỗi buồn của nhân vật trữ tình càng thấm thía trước cảnh hoàng hôn. Từ đó, Huy Cận bộc lộ trực tiếp tâm trạng của mình:
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.​
"Lòng quê"- tấm lòng với quê hương đất nước. Chính Huy Cận đã giải thích: "tâm trạng không chỉ đóng khung trong cảnh sông nước ở trước mặt mà mở ra đến những chân trời của mọi miền quê xa". Kết hợp với từ láy "dợn dợn" để diễn tả từng lớp sóng tình cảm lan chảy trong lòng, trào dâng theo con nước. Giữa cảnh thiên nhiên sầu lắng ấy, tác giả "vời con nước"- trông, nhìn ra những con sóng thủy triều mà tấm lòng nhớ quê hương dâng sóng trong lòng. Nhà thơ tinh ý mà mượn ý thơ của Thôi Hiệu:
"Trên xông khói sóng cho buồn lòng ai"​
Tuy nhiên, nỗi nhớ của Huy Cận là nỗi nhớ thường trực, có sẵn trong lòng, không cần nguyên cớ để tạo buồn. Nỗi nhớ của con người trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền, đứng trên quê hương mình mà vẫn thấy thiếu quê hương. Nỗi nhớ còn là biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước kín đáo mà thiết tha. Nếu như hiểu rõ văn học, hẳn ai cũng đều sẽ biết nỗi nhớ của Huy Cận cũng như là nỗi nhớ của các nhà tri thức xưa, trước cảnh nước mất nhà tan không thể nào làm gì khác. Cảm xúc buồn trong bài thấm đượm tình yêu Tổ quốc kín đáo mà thiết tha.

Mình đã in nghiêng những phần có sử dụng thao tác so sánh nhé!
 
Last edited:
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng
Top Bottom