viết đoạn văn phân tích khổ thơ sau khoảng 15 câu trong đó có sử dụng câu mở rộng thành phần bằng cụm chủ vị( gạch chân chỉ rõ ):
''Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?''
I.Mở bài:
-Giới thiệu tác phẩm "Nhớ rừng" của tác giả Thế Lữ
-Nêu vấn đề: lời hồi tưởng, nhớ nhung cái thời oanh liệt
-Trích đoạn thơ
II.Thân bài:
1.Giới thiệu đoạn thơ
-Nằm ở khổ 3 của tác phẩm
-Lời tự sự nhớ nhung thời oanh liệt của con hổ
-Đằng sau sự hồi tưởng về một quá khứ huy hoàng của con hổ ta còn thấy tâm trạng nuối tiếc đầy bất lực cùng một khát vọng tự do tha thiết.
2.
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?"
-"đêm vàng": là một đêm trong vắt, ánh sáng phản chiếu khắp nơi khu rừng tạo nên một khung cảnh lộng lẫy sáng bừng trong đêm rừng.
-"say mồi đứng uống ánh trăng tan"
+Một vị vua chiến thắng
+Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "uống ánh trăng tan" ->ánh trăng giống như dòng ánh sáng tuôn xuống rừng đêm kì ảo
3. "Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?"
+"những ngày mưa" -> khung cảnh hỗn độn, cơn mưa khiến các loài trong rừng hoảng sợ
+Hổ vẫn "ngắm giang san" -> lấy cái tĩnh của bản thân để chế ngự cái động của cơn mưa rừng dữ dội
4."Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?"
-Sau cơn mưa rừng -> "những bình minh" -> muôn thú, cây cỏ lại bắt đầu ngày mới
5."Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?"
-Đêm xuống, là lúc muôn loài đều chìm vào giấc ngủ, hổ lại đi chiến đấu.
-"lênh láng máu sau rừng": sự thua cuộc trong trận đấu, trước kia là kẻ oai hùng của khu rừng, bao loài khiếp sợ thig nay đã bại trận thê thảm
6.Nhưng quá khứ vẫn chỉ là quá khứ. Bừng tỉnh khỏi những vinh quang chói lọi của ngày qua, trở về với thực tại tù túng, hổ ai oán thốt lên:
– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!
-Thán từ "than ôi" nhấn mạnh sự xót xa đau đớn, chán ghét cảnh ngục tù tù túng
-Điệp từ "đâu" "nào đâu.." thể hiện sự tiếc nuối một thời vàng son oai hùng.
=>Qua hình ảnh con hổ, khơi gợi lòng yêu nước nồng nàn của người Việt
III.Kết bài:
-Khẳng định 2 lớp nghĩa, nhấn mạnh lớp nghĩa lòng yêu nước
-Trình bày suy nghĩ
*Mở rộng cụm C-V: Tác giả mượn hình ảnh con hổ hồi tưởng nhớ thương thời vàng son của mình nhằm khơi gợi lòng yêu nước vô bờ của người dân Việt Nam
-CN1: con hổ
-CN2: nhớ thương thời vàng son của mình
Vị ngữ:
+CN: thời vàng son
+VN: của mình
-----------------------------------------
P/s: Chúc bạn học tốt.