Văn 9 Viết đoạn văn nghị luận.

mỳ gói

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
28 Tháng mười 2017
3,580
6,003
694
Tuyên Quang
THPT NTT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

kể ra thì cũng 1tháng rồi mình chưa đăng bài trong box văn.
tại mấy tháng nay cúp văn đi học toán nên không có bài đề hỏi !!!!
Do vậy mấy bạn giúp con ngốc này nhiệt tình một xíu nhé..
Đề: viết đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng .
@p3nh0ctapy3u ,. , @khuattuanmeo ,
sắp ôn vào 10 rồi mà mấy cái này em còn chưa thạo.
cho em xin cách làm cơ bản đi ạ . @p3nh0ctapy3u .
em thấy viết đoạn thì bị dài dòng quá. y như bài văn ý.
.
 

Băng _Băng-water

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng mười một 2017
244
233
99
23
Thái Bình
kể ra thì cũng 1tháng rồi mình chưa đăng bài trong box văn.
tại mấy tháng nay cúp văn đi học toán nên không có bài đề hỏi !!!!
Do vậy mấy bạn giúp con ngốc này nhiệt tình một xíu nhé..
Đề: viết đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng .
@p3nh0ctapy3u ,. , @khuattuanmeo ,
sắp ôn vào 10 rồi mà mấy cái này em còn chưa thạo.
cho em xin cách làm cơ bản đi ạ . @p3nh0ctapy3u .
em thấy viết đoạn thì bị dài dòng quá. y như bài văn ý.
.
Trong những bước đường đời giữa cuộc sống này, những người đạt được những sự thành công hơn người khác là những người được trang bị cho mình rất nhiều những đức tính tốt đẹp. Những đức tính ấy chính là sự tự tin trong mọi hoàn cảnh, trước mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc của bản thân mình, cũng như của toàn xã hội. Thế những một người thành công nếu chỉ có chuyên môn tốt cùng sự tự tin thể hiện bản thân mình còn chưa đủ. Những đức tính ấy phải được xây dựng từ sự tự trọng, sự khiêm tốn trong mọi hoàn cảnh.Vậy, tự trọng là gì? Tự trọng chính là sự tự ý thức coi trọng giá trị của bản thân mình. Trong cuộc sống, có những khi, phải có lòng tự trọng thì con người ta mới có thể có được điều tốt đẹp và nhân được sự ủng hộ của người khác. Đó là những con người luôn biết tự nhìn nhận bản thân mình theo những thước đo của xã hội, biết cách hòa mình vào trong tập thể. Lấy ví dụ đơn giản như: một người học sinh dù không biết làm bài tập nhưng không hề có những hành vi như quay cóp, giật bài của bạn. Đó chính là sự tự trọng. Hay những người biết bản thân mình mắc lỗi và biết nhận sai, sửa chữa sai lầm mà mình đã gây ra, không đổ lỗi cho những yếu tố bên ngoài thì đó chính là sự tự trọng.Có những khi, có những người có sự tự tin mà không dựa trên nền tảng là sự tự trọng. Những người như vậy, khi có bất cứ chuyện gì xảy ra, họ đều nghĩ rằng bản thân họ là những người luôn đúng. Cái nhìn của những người có quá nhiều sự tự tin có điểm giống nhau đó là họ luôn coi họ là trung tâm của mọi việc. Sự tự tin là đúng, tự tin thể hiện được con người của mình, giá trị của mình. Thế nhưng nêu như chỉ có tự tin thôi thì chưa đủ. Tự tin chỉ là điều kiện cần để bước được tới đài vinh quang mà thôi. Nếu muốn sự chiến thắng thực sự thì điều kiện đủ chính là sự tự trọng. sự tự trọng thể hiện ở chỗ, chúng ta dù có hiểu biết đến đâu thì những điều mà chúng ta hiểu biết cũng chỉ là những giọt nước nhỏ ở giữa đại dương àm thôi, trong cả một biển lớn của tri thức. Chúng ta dù có giỏi như thế nào thì cũng có rất nhiều người còn hơn chúng ta, hiểu biết sâu hơn chúng ta và có những sự nỗ lực hơn chúng ta rất nhiều. Thế nên, nếu như đã có sự tự tin rồi mà chúng ta còn luôn biết khiêm tốn, biết cố gắng học hỏi nhiều thêm nữa, trau dồi vốn sống nhiều thêm nữa hay có sự tự tin trên nền tảng của lòng tự trọng thì những điều mà chúng ta làm sẽ có những tác dụng lớn hơn thế rất nhiều mà không phải ai cũng làm được. Để làm được những điều như vậy thì ngay bây giờ chúng ta phải luyện tập cho mình những điều tốt nhất. Biết lắng nghe, biết suy nghĩ một cách thấu đáo cho những công việc của mình để mà có thể có những tác dụng lớn hơn trong công việc.Giả sử như một người làm chủ doanh nghiệp. Anh ta vốn là một người tài giỏi, có đầy đủ những nhân tố để trở thành một người lãnh đạo xuất sắc trong tương lai như có kiến thức chuyên môn vững vàng, hiểu biết về thị trường trong nước cũng như quốc tế, có sự tự tin, nhiệt tình với những công việc của mình. Thế nhưng, anh ta lại có một điểm yếu rất lớn đó là sự tự tin của anh lại trong được đặt trong nên tảng vững chắc của sự tự trọng. Anh luôn cho rằng bởi anh có kiến thức tốt, có khả năng phân tích giỏi, vì vậy anh có thể có những quyết định đúng cho sự phát triển của công ty mình mà không cần nhờ sự tư vấn hay trợ giúp của bất kì một ai. Có những người công nhân của anh, tuy họ không có sự nghiệp học hành cao như anh, thế nhưng thứ họ có lại chính là kinh nghiệm. Họ đã khuyên anh không nên đầu tư vào sản phẩm mới. Nhưng anh không hề coi trọng điều đó. Anh lại cho rằng bản thân mình luôn luôn đúng, anh đã có một trong những sai lầm đầu tiên của người làm lãnh đạo là đã quá tự tin, không hề có sự tự trọng để nghe theo sự can thiệp của người khác. Thế đấy, chính điều đó đã làm cho anh bị thất bại một cách nặng nề.Tóm lại, chúng ta dù có là người già hay người trẻ, có bằng cấp hay không có bằng cấp thì chúng ta cũng phải cố gắng rèn luyện bản thân mình có lòng tự trọng so với những thước đo của đạo đức. Có những khi, có đạo đức, có lòng tự trọng, khiêm tốn thì chúng ta mới có thể nhìn được vấn đề ở những khía cạnh khác nhau và tìm được những giải pháp mới. Hay chỉ đơn giản, chúng ta có lòng tự trọng để chúng ta hiểu thêm về cuộc sống, sửa chữa những sai lầm của mình và có những hành vi cho đúng với những quy chuẩn của xã hội. Vậy nên, chúng ta hãy cũng nhau ghi nhớ đức tính tự trọng để chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
 
  • Like
Reactions: mỳ gói

mỳ gói

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
28 Tháng mười 2017
3,580
6,003
694
Tuyên Quang
THPT NTT
Trong những bước đường đời giữa cuộc sống này, những người đạt được những sự thành công hơn người khác là những người được trang bị cho mình rất nhiều những đức tính tốt đẹp. Những đức tính ấy chính là sự tự tin trong mọi hoàn cảnh, trước mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc của bản thân mình, cũng như của toàn xã hội. Thế những một người thành công nếu chỉ có chuyên môn tốt cùng sự tự tin thể hiện bản thân mình còn chưa đủ. Những đức tính ấy phải được xây dựng từ sự tự trọng, sự khiêm tốn trong mọi hoàn cảnh.Vậy, tự trọng là gì? Tự trọng chính là sự tự ý thức coi trọng giá trị của bản thân mình. Trong cuộc sống, có những khi, phải có lòng tự trọng thì con người ta mới có thể có được điều tốt đẹp và nhân được sự ủng hộ của người khác. Đó là những con người luôn biết tự nhìn nhận bản thân mình theo những thước đo của xã hội, biết cách hòa mình vào trong tập thể. Lấy ví dụ đơn giản như: một người học sinh dù không biết làm bài tập nhưng không hề có những hành vi như quay cóp, giật bài của bạn. Đó chính là sự tự trọng. Hay những người biết bản thân mình mắc lỗi và biết nhận sai, sửa chữa sai lầm mà mình đã gây ra, không đổ lỗi cho những yếu tố bên ngoài thì đó chính là sự tự trọng.Có những khi, có những người có sự tự tin mà không dựa trên nền tảng là sự tự trọng. Những người như vậy, khi có bất cứ chuyện gì xảy ra, họ đều nghĩ rằng bản thân họ là những người luôn đúng. Cái nhìn của những người có quá nhiều sự tự tin có điểm giống nhau đó là họ luôn coi họ là trung tâm của mọi việc. Sự tự tin là đúng, tự tin thể hiện được con người của mình, giá trị của mình. Thế nhưng nêu như chỉ có tự tin thôi thì chưa đủ. Tự tin chỉ là điều kiện cần để bước được tới đài vinh quang mà thôi. Nếu muốn sự chiến thắng thực sự thì điều kiện đủ chính là sự tự trọng. sự tự trọng thể hiện ở chỗ, chúng ta dù có hiểu biết đến đâu thì những điều mà chúng ta hiểu biết cũng chỉ là những giọt nước nhỏ ở giữa đại dương àm thôi, trong cả một biển lớn của tri thức. Chúng ta dù có giỏi như thế nào thì cũng có rất nhiều người còn hơn chúng ta, hiểu biết sâu hơn chúng ta và có những sự nỗ lực hơn chúng ta rất nhiều. Thế nên, nếu như đã có sự tự tin rồi mà chúng ta còn luôn biết khiêm tốn, biết cố gắng học hỏi nhiều thêm nữa, trau dồi vốn sống nhiều thêm nữa hay có sự tự tin trên nền tảng của lòng tự trọng thì những điều mà chúng ta làm sẽ có những tác dụng lớn hơn thế rất nhiều mà không phải ai cũng làm được. Để làm được những điều như vậy thì ngay bây giờ chúng ta phải luyện tập cho mình những điều tốt nhất. Biết lắng nghe, biết suy nghĩ một cách thấu đáo cho những công việc của mình để mà có thể có những tác dụng lớn hơn trong công việc.Giả sử như một người làm chủ doanh nghiệp. Anh ta vốn là một người tài giỏi, có đầy đủ những nhân tố để trở thành một người lãnh đạo xuất sắc trong tương lai như có kiến thức chuyên môn vững vàng, hiểu biết về thị trường trong nước cũng như quốc tế, có sự tự tin, nhiệt tình với những công việc của mình. Thế nhưng, anh ta lại có một điểm yếu rất lớn đó là sự tự tin của anh lại trong được đặt trong nên tảng vững chắc của sự tự trọng. Anh luôn cho rằng bởi anh có kiến thức tốt, có khả năng phân tích giỏi, vì vậy anh có thể có những quyết định đúng cho sự phát triển của công ty mình mà không cần nhờ sự tư vấn hay trợ giúp của bất kì một ai. Có những người công nhân của anh, tuy họ không có sự nghiệp học hành cao như anh, thế nhưng thứ họ có lại chính là kinh nghiệm. Họ đã khuyên anh không nên đầu tư vào sản phẩm mới. Nhưng anh không hề coi trọng điều đó. Anh lại cho rằng bản thân mình luôn luôn đúng, anh đã có một trong những sai lầm đầu tiên của người làm lãnh đạo là đã quá tự tin, không hề có sự tự trọng để nghe theo sự can thiệp của người khác. Thế đấy, chính điều đó đã làm cho anh bị thất bại một cách nặng nề.Tóm lại, chúng ta dù có là người già hay người trẻ, có bằng cấp hay không có bằng cấp thì chúng ta cũng phải cố gắng rèn luyện bản thân mình có lòng tự trọng so với những thước đo của đạo đức. Có những khi, có đạo đức, có lòng tự trọng, khiêm tốn thì chúng ta mới có thể nhìn được vấn đề ở những khía cạnh khác nhau và tìm được những giải pháp mới. Hay chỉ đơn giản, chúng ta có lòng tự trọng để chúng ta hiểu thêm về cuộc sống, sửa chữa những sai lầm của mình và có những hành vi cho đúng với những quy chuẩn của xã hội. Vậy nên, chúng ta hãy cũng nhau ghi nhớ đức tính tự trọng để chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
mình thấy bài này chưa ổn.
có 1 số câu bị lặp ý.
so sánh với tự tin..................?????????!
làm sao để mở đoạn bằng 1 câu chắc nịch.
 

luctuthien@hocmai.com

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng chín 2017
202
148
84
20
Hà Tĩnh
Nhân cách của một con người luôn là điểm nhấn tạo ấn tượng mạnh đối với những người xung quanh và khiến bản thân bạn tự tin hơn. Lòng tự trọng là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng hình tượng hoàn thiện hơn trong mắt mọi người.
Vậy lòng tự trọng là gì? Lòng tự trọng chính là tự ý thức được suy nghĩ, hành động của bản thân mình có phù hợp với xã hội, với thước đo nhân cách hay không. Tự trọng chính là xuất phát từ tâm, từ chính bản thân mình khi nhìn nhận và đánh giá những việc xung quanh. Tự trọng còn là việc tự biết được giá trị của bản thân mình, biết nhận sai, sửa sai, không làm những việc xấu hổ với lương tâm. Những người có lòng tự trọng thường có tư thế rất hiên ngang, sống ngẩng cao đầu, không sợ cái xấu, cái ác.
Mỗi chúng ta tồn tại trong xã hội này đều cần phải có lòng tự trọng để đối nhân xử thế, để hiểu mình, hiểu người, để biết được những việc mình đang làm có trái với lương tâm hay không. Ai sinh ra cũng đều có những khuyết điểm cần phải hoàn thiện và khắc phục từng ngày, nếu chúng ta ý thực được điều này mà cố gắng hoàn thiện bản thân mình thì chắc chắn sẽ trở thành người tốt. Lòng tự trọng sẽ là một trong những kim chỉ nam giúp cho bạn có thể xác định được hướng đi rõ ràng, cụ thể hơn.
Trong cuộc sống, lòng tự trọng của mỗi người luôn được biểu hiện hằng ngày, khi chúng ta giao tiếp với nhau hay khi chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Lòng tự trọng khi đến trường chính là việc không học bài cũ, cũng không được giở tài liệu để chép vào bài kiểm tra, không được nhìn bài của bạn. Mặc dù hành động này rất nhỏ nhưng nó góp phần hình thành nên tính cách và nhân phẩm của chính cậu học sinh đó về sau. Cậu sẽ ý thức được rằng nếu không phải do chính mình làm ra thì sẽ không phải của mình, không được cướp giật, không được xin xỏ. Như thế là không có lòng tự trọng.
Cha ông ta vẫn có câu “Đói cho sạch, rách cho thơm’ muốn nhắn nhủ đến mọi người rằng dù có nghèo khó, đói rách đến cỡ nào thì cũng phải cho sạch, cho thơm. Như thế thì mới không bị mọi cười chê, ít nhất thì vẫn giữ được lòng tự trọng trong sáng dù vật chất thiếu thốn. Cuộc sống này vẫn luôn có những người nghèo khổ, nhưng họ quyết không làm những việc xấu xa như cướp giật, trộm cắp…Họ tự vượt lên chính mình, vượt lên số phận bằng sức lực ít ỏi của mình, làm ra đồng tiền có giá trị. Đây mới là điều đáng quý. Thực ra tự trọng không ở đâu xa, tự trọng vẫn luôn ở trong mỗi chúng ta, chỉ là bản thân mình có để nó được phát huy hay không thôi.
Sống tự trong, mỗi người sẽ thấy mình cảm nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn. Bản thân mình sẽ làm những việc tốt cho xã hội, cho những người xung quanh.
Có rất nhiều người thành đạt, nhưng họ không bao giờ kiêu ngạo hay khoe khoang. Họ sống là chính mình, sống không hổ thẹn. Họ thành công nhưng chưa bao giờ bị thành công và hào quang vùi lấp. Họ yêu quý và giúp đỡ những người xung quanh. Vì họ ý thức được rằng cái gì cũng có giá của nó. Lòng tự trọng sẽ gắn kết trái tim mỗi người lại với nhau.
Tuy nhiên trong xã hội tồn tại không ít người đánh mất lòng tự trọng, làm những việc trái với đạo đức, với lương tâm. Rất nhiều học sinh bây giờ xúc phạm thầy cô giáo, không coi thầy cô ra gì. Bỏ ngoài tai những lời giảng, lời khuyên chân thành. Vì họ đã đánh mất lòng tự trọng nên họ mới ứng xử thiếu chừng mực như vậy.
Thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước cần ý thức được lòng tự trọng của mình và cố gắng giữ gìn, phát huy nó để hoàn thiện bản thân và trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Lòng tự trọng luôn chưa bao giờ là thừa, bởi vậy chúng ta sống thật, sống có giá trị là điều cần thiết nhất.
Nguồn http://thuvienvanmau.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-long-tu-trong.html
 

mỳ gói

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
28 Tháng mười 2017
3,580
6,003
694
Tuyên Quang
THPT NTT
Nhân cách của một con người luôn là điểm nhấn tạo ấn tượng mạnh đối với những người xung quanh và khiến bản thân bạn tự tin hơn. Lòng tự trọng là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng hình tượng hoàn thiện hơn trong mắt mọi người.
Vậy lòng tự trọng là gì? Lòng tự trọng chính là tự ý thức được suy nghĩ, hành động của bản thân mình có phù hợp với xã hội, với thước đo nhân cách hay không. Tự trọng chính là xuất phát từ tâm, từ chính bản thân mình khi nhìn nhận và đánh giá những việc xung quanh. Tự trọng còn là việc tự biết được giá trị của bản thân mình, biết nhận sai, sửa sai, không làm những việc xấu hổ với lương tâm. Những người có lòng tự trọng thường có tư thế rất hiên ngang, sống ngẩng cao đầu, không sợ cái xấu, cái ác.
Mỗi chúng ta tồn tại trong xã hội này đều cần phải có lòng tự trọng để đối nhân xử thế, để hiểu mình, hiểu người, để biết được những việc mình đang làm có trái với lương tâm hay không. Ai sinh ra cũng đều có những khuyết điểm cần phải hoàn thiện và khắc phục từng ngày, nếu chúng ta ý thực được điều này mà cố gắng hoàn thiện bản thân mình thì chắc chắn sẽ trở thành người tốt. Lòng tự trọng sẽ là một trong những kim chỉ nam giúp cho bạn có thể xác định được hướng đi rõ ràng, cụ thể hơn.
Trong cuộc sống, lòng tự trọng của mỗi người luôn được biểu hiện hằng ngày, khi chúng ta giao tiếp với nhau hay khi chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Lòng tự trọng khi đến trường chính là việc không học bài cũ, cũng không được giở tài liệu để chép vào bài kiểm tra, không được nhìn bài của bạn. Mặc dù hành động này rất nhỏ nhưng nó góp phần hình thành nên tính cách và nhân phẩm của chính cậu học sinh đó về sau. Cậu sẽ ý thức được rằng nếu không phải do chính mình làm ra thì sẽ không phải của mình, không được cướp giật, không được xin xỏ. Như thế là không có lòng tự trọng.
Cha ông ta vẫn có câu “Đói cho sạch, rách cho thơm’ muốn nhắn nhủ đến mọi người rằng dù có nghèo khó, đói rách đến cỡ nào thì cũng phải cho sạch, cho thơm. Như thế thì mới không bị mọi cười chê, ít nhất thì vẫn giữ được lòng tự trọng trong sáng dù vật chất thiếu thốn. Cuộc sống này vẫn luôn có những người nghèo khổ, nhưng họ quyết không làm những việc xấu xa như cướp giật, trộm cắp…Họ tự vượt lên chính mình, vượt lên số phận bằng sức lực ít ỏi của mình, làm ra đồng tiền có giá trị. Đây mới là điều đáng quý. Thực ra tự trọng không ở đâu xa, tự trọng vẫn luôn ở trong mỗi chúng ta, chỉ là bản thân mình có để nó được phát huy hay không thôi.
Sống tự trong, mỗi người sẽ thấy mình cảm nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn. Bản thân mình sẽ làm những việc tốt cho xã hội, cho những người xung quanh.
Có rất nhiều người thành đạt, nhưng họ không bao giờ kiêu ngạo hay khoe khoang. Họ sống là chính mình, sống không hổ thẹn. Họ thành công nhưng chưa bao giờ bị thành công và hào quang vùi lấp. Họ yêu quý và giúp đỡ những người xung quanh. Vì họ ý thức được rằng cái gì cũng có giá của nó. Lòng tự trọng sẽ gắn kết trái tim mỗi người lại với nhau.
Tuy nhiên trong xã hội tồn tại không ít người đánh mất lòng tự trọng, làm những việc trái với đạo đức, với lương tâm. Rất nhiều học sinh bây giờ xúc phạm thầy cô giáo, không coi thầy cô ra gì. Bỏ ngoài tai những lời giảng, lời khuyên chân thành. Vì họ đã đánh mất lòng tự trọng nên họ mới ứng xử thiếu chừng mực như vậy.
Thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước cần ý thức được lòng tự trọng của mình và cố gắng giữ gìn, phát huy nó để hoàn thiện bản thân và trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Lòng tự trọng luôn chưa bao giờ là thừa, bởi vậy chúng ta sống thật, sống có giá trị là điều cần thiết nhất.
Nguồn http://thuvienvanmau.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-long-tu-trong.html
đoạn văn bạn à.
 

ShennWhisper

Học sinh gương mẫu
Thành viên
13 Tháng hai 2018
681
2,450
311
Bắc Ninh
Hogwarts
Theo mình, bài viết phải đạt được những ý chính sau

- Lòng tự trọng là gì?
- Lòng tự trọng có ý nghĩa như thế nào?
- Biểu hiện
- Bài học rút ra


Bạn có thể tham khảo đoạn văn mình trích ngắn gọn từ hoc24

Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất của Con Người. Đó là đức tính luôn luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác với đồng loại và môi trường thiên nhiên. Sống tự trong, mỗi người sẽ thấy mình cảm nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn. Bản thân mình sẽ làm những việc tốt cho xã hội, cho những người xung quanh. Có thể nêu ra rất nhiều biểu hiện của lòng tự trọng: Không tham tiền bạc, của cải bất chính; nhặt được của rơi, trả lại người mất; lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi, hoặc đưa vào bệnh viện; đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường; cử chỉ đứng đắn, hiền hòa; sống gần đám lưu manh, trộm cướp, côn đồ, nghiện hút, mà không nhiễm thói xấu; ở nơi xóm phố hoặc đến nơi công cộng thì tỏ ra ý tứ, biết giữ gìn cảnh quan, môi trường và bảo vệ của công... Và như vậy, người có lòng tự trọng phải biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng. Thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước cần ý thức được lòng tự trọng của mình và cố gắng giữ gìn, phát huy nó để hoàn thiện bản thân và trở thành người công dân có ích cho xã hội.
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức của con người, mỗi chúng ta đều có những phẩm chất đó và cần phải có cách nhìn mới mẻ về lòng tự trọng và mối quan hệ đối nhân xử thế với mọi người xung quanh trong cuộc sống này. Tự trọng là một trong những phẩm chất đáng quý, đó là sự xấu hổ và là một chuẩn mực mà nằm trong giới hạn con người của họ, mỗi chúng ta đều có lòng tự trọng đó nhưng mức độ của mỗi người là khác nhau và điều đó biểu hiện được những phẩm chất trong một con người. Lòng tự trọng đôi khi được đánh giá cao, nhưng ngược lại một số người lại quá coi trọng lòng tự trọng của chính mình mà không chịu nghe người khác nói, như dân tộc ta đã có câu nhân hận thù cần có lòng đồng cảm và sẻ chia đó cũng đã nhắc nhở những con người có lòng tự trọng quá cao cần xem xét và suy nghĩ lại những điều đó để có cách nhìn tốt và ý nghĩa hơn, cuộc sống của mỗi người đều được. Quan hệ giữa con người với con người đó được xem như cách đối nhân xử thế, cách ứng xử thái độ của con người được đánh giá vô cùng mạnh mẽ và nó có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người chúng ta nên hiểu và có cái nhìn sâu sắc về vấn đề này, bởi nó vô cùng nhạy cảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của mỗi chúng ta, những điều mà xã hội này cần và những điều đúng với chuẩn mực đạo đức mà xã hội này ban tặng cho chính mình. Cách ứng xử đó cần phải dựa trên một chuẩn mực đó được gọi là những chuẩn mực nằm trong giới hạn mà xã hội này cho phép, mỗi chúng ta nên rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.
 

Huyền Lion

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng bảy 2017
60
185
56
Hà Tĩnh
THCS Bình Thịnh
dàn bài : dẫn dắt , giới thieeuuj vấn đề cần nghị luận , khái quát quan điểm của bản thân về vấn đề
TB giải thích( từ ngữ, thuật ngữ, ...)
bàn luận phân tích các biểu hiện về tư tưởng( dẫn chứng)
chỉ ra các bất cập hạn chế của tư tưởng vs đạo lí phân tích( mở rộng nâng cao vấn đề)
Thái độ của bản thân
kb khẳng định lại vấn đề
 

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
kể ra thì cũng 1tháng rồi mình chưa đăng bài trong box văn.
tại mấy tháng nay cúp văn đi học toán nên không có bài đề hỏi !!!!
Do vậy mấy bạn giúp con ngốc này nhiệt tình một xíu nhé..
Đề: viết đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng .
@p3nh0ctapy3u ,. , @khuattuanmeo ,
sắp ôn vào 10 rồi mà mấy cái này em còn chưa thạo.
cho em xin cách làm cơ bản đi ạ . @p3nh0ctapy3u .
em thấy viết đoạn thì bị dài dòng quá. y như bài văn ý.
.
bữa trước tớ vừa làm nè. Đây là ý nhé!
1,giải thích:
- lòng tự trọng là tự tôn trọng lấy danh dự và danh dự của bản thân
2, bàn luận ,nêu biểu hiện
nên có dẫn chứng cụ thể, các câu ca dao,tục ngữ nói về lòng tự trọng
*ca dao,tục ngữ
-" ăn trông nồi,ngồi trông hướng"
-" Giấy rách phải giữ lấy lề"
* Dẫn chứng:
- "Lão hạc" của nam cao. Vì không muốn danh dự bị bôi nhọ, bẩn nên chết 1 cách đau đớn
- ....
3, mở rộng nâng cao vấn đề
- Tự trọng khác với tự ái: tự trọng biết coi trọng phẩm giá của mình mục đích là vì người khác. người có lòng tự trọng biết tiếp nhận giáo dục đúng đắn
- Khái niệm của lòng tự ái : là chỉ biết yêu lấy bản thân mình, chỉ biết cơ hội cho mình, bất chấp danh dự và quyền lợi chính đáng của người khác. Tự ái sinh ra thói xấu : ích kỉ
4, Thái độ của bản thân và việc làm của mình

gợi ý đó. Chúc bạn học tập tốt
 
Top Bottom