Mình gợi ý cho bạn nhé
a/
+tác giả sử dụng phép so sánh và phép ẩn dụ "mặt trời của mẹ"
+“Mặt trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài
+Còn "Mặt trời của mẹ" là em bé Cu Tai. Em là mặt trời của đời mẹ. Em mang ánh sáng, nguồn sống tinh thần đến cho mẹ, em là một mặt trời nhỏ bé gần gũi thân thương ngay trên lưng mẹ.
+ Hình ảnh khắc họa tình cảm sâu đậm của người mẹ đối với con.
b/
- nhà thơ vẫn chủ động đến với vầng trăng dù không rượu, hoa và không tự do,song không vì thế mà tình yêu trăng bị ảnh hưởng. Nhà thơ vẫn chủ động hướng ra song sắt nhà tù đến với trăng,phá bỏ rào cản là song sắt.
=> Điều đó thể thiện tư chất nghệ sĩ đích thực của HCM.
- Trước trăng được nhân hóa như một con người, một người bạn thân thiết.
- “vọng” có nghĩa là ngắm nhưng là ngắm ở xa, còn “khán” cũng có nghĩa là ngắm nhưng là ngắm ở gần. Nhân khán, nguyệt khán.
=> giữa trăng và người là bình đẳng. Trăng đã rời bầu trời vượt qua song sắt nhà tù cho người ngắm và ngắm lại người.
- Trong bài thơ này quan hệ giữa người và trăng là quan hệ bình đẳng gần gũi. Trăng có vẻ đẹp của trăng, người có vẻ đẹp của tâm hồn. Trăng vượt song sắt nhà tù không ngắm tù nhân hay lung nhân (người bị giam) mà ngắm thi gia. Đây là giây phút thăng hoa tỏa sáng trong tâm hồn Bác tự xưng mình là thi gia
c/
+tác giả sử dụng hình ảnh hoán dụ để chỉ con người Việt Bắc-những con người nghèo khổ “hắt hiu lau xám” nhưng luôn “đậm đà lòng son” thủy chung, mặn nồng.
+ “Áo chàm” là màu áo nghèo khổ, bình dị của người dân Việt Bắc,nó gợi đến sắc màu bền bỉ khó phai
=> "áo chàm đưa buổi phân li" là nói về cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa người Việt Bắc với người cách mạng.
- “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
+ không phải là không có gì để nói mà không nói được vì xúc động nghẹn ngào không thốt được nên lời.
+ “Cầm tay” là biểu tượng của tình yêu thương đoàn kết,nói lên bao cảm xúc trong lòng
+ba dấu chấm lửng đặt ở cuối câu như càng tăng thêm tình cảm gắn bó thân thiết và đồng thời thể hiện sự lưu luyến giữa kẻ ở người đi.
d/
-hình ảnh hoán dụ “ mồ hôi” vừa gợi sự tưởng tượng vừa gợi cảm, nhấn mạnh giá trị của sức lao động bằng một cách nói có hình ảnh.
+giúp ta thêm kính trọng mồ hôi nước mắt của người làm ra hạt lúa, đồng thời lên tiếng phán xét nghiêm khắc đối với bản chất ăn bám.
+"sáng cả đồi nương"=>nhấn mạnh mồ hôi,công sức của người lao động to lớn thế nào trong những vụ mùa bội thu
e/
+“ai ơi”tiếng gọi tha thiết, không cụ thể đối tượng mà câu thơ muốn nhắc đến mà nó chỉ nói một cách chung chung=> bao gồm tất cả những con người Việt Nam ta.
+ giống như một lời nhắc nhở, tha thiết và khẩn cầu, vì đất là tài nguyên vô cùng quý báu của nhân dân, không có đất thì chúng ta không thể cày bừa và làm ra những hạt lúa nặng bông, những mùa màng bội thu cho nên được xem là tấc đất tấc vàng.
+so sánh tất đất và tất vàng
=>đề cao giá trị của đất
=> nhắc nhở chúng ta về sự quý giá của đất đối với cuộc sống của con người. và chính vì thế mà ông cha ta khuyên không nên bỏ đất hoang.
f/
+phép liệt kê và thể thơ lục bát nhẹ nhàng đã khắc hoạ nỗi nhớ sâu xa, da diết , dồn dập của người xa quê.
+dùng điệp từ"nhớ" để nói về nỗi nhớ nhà,nhớ quê hương
+nhớ bữa cơm thân thuộc,bình dị:canh rau muống,cà rầm tương,...
=>diễn tả nổi nhớ triền miên,day dứt khôn nguôn
+"nhớ ai" để nói chung chung,đại từ phiếm chỉ=>nhớ từ cái không quen thuộc
g/
+Phép ẩn dụ: “lên đường theo tổ tiên”, ẩn dụ về cái chết, giảm nhẹ đi nỗi đau khi biết chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời
+ thể hiện thái độ tôn kính, trân trọng và coi sự ra đi của Người không phải là hết, mà là cuộc lên đường, cùng với những người anh hùng dân tộc và những lãnh tụ cách mạng nổi tiếng trên thế giới: “thế giới người hiền”.
h/
+hình ảnh so sánh:mặt trời với hòn lửa
+Không gian của một ngày đang khép lại được mở ra mênh mông nhờ sắc đỏ rực rỡ của ánh mặt trời vào buổi hoàng hôn
+ Mặt trời như một khối lửa khổng lồ đang lặn dần xuống, kéo theo đằng sau đó là màn đêm.
+sử dụng phép nhân hóa: trở thành một sinh thể có hồn trong hành động cài then, sập cửa.
=>trạng thái nghỉ ngơi.
=>hiện lên vừa đẹp vừa gần gũi.