Văn 9 Viết đoạn văn lớp 9

Bminh_08

Học sinh
Thành viên
19 Tháng bảy 2018
95
123
46
Hà Nội
THCS Đại Nghĩa
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Em có một khuyết điểm là bài thì em có viết khá tốt nhưng đoạn thì em không thể tóm được cho gọn ý :< mỗi lần tóm gọn em lại sợ thiếu, sợ câu văn khô khan, sợ diễn đạt không trôi chảy . Em mong mọi người giúp em cách để tóm ý mà vẫn diễn đạt được đúng, đủ, câu văn trôi chảy với ạ :< Chứ đề vào 10 cho 12-15 câu, nửa trang giấy thi thì em viết thiếu thốn lắm, có viết câu ghép thì nó dài hẳn 1 trang giấy thi, rất dễ mất điểm với người chấm
Có thể cho em xin 1 đoạn văn về nlvh 12-15 câu hay nlxh 2/3 trang giấy để tham khảo được không ạ? Em cảm ơn
chị @Trần Tuyết Khả giúp em với
 
Last edited:

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
19
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
Em có một khuyết điểm là bài thì em có viết khá tốt nhưng đoạn thì em không thể tóm được cho gọn ý :< mỗi lần tóm gọn em lại sợ thiếu, sợ câu văn khô khan, sợ diễn đạt không trôi chảy . Em mong mọi người giúp em cách để tóm ý mà vẫn diễn đạt được đúng, đủ, câu văn trôi chảy với ạ :< Chứ đề vào 10 chứ 12-15 câu, nửa trang giấy thi thì em viết thiếu thốn lắm, có viết câu ghép thì nó dài hẳn 1 trang giấy thi, rất dễ mất điểm với người chấm
Có thể cho em xin 1 đoạn văn về nlvh 12-15 câu hay nlxh 2/3 trang giấy để tham khảo được không ạ? Em cảm ơn
chị @Trần Tuyết Khả giúp em với
theo mình thì mỗi khi viết đoạn văn NLXH bạn nên gạch các ý ra ngoài giấy nháp, để tránh viết thiếu ý

- Viết mở đoạn thật ngắn gọn độ hơn 1 dòng: giới thiệu vấn đề cần bàn
- Giải thích:
+ Nếu là ca dao, tục ngữ, thành ngữ thì phải gt nghĩa đen, nghĩa bóng
+ Nếu là 1 nhận định, hay 1 ý thơ, hay 1 câu chuyện thì phải tìm hiểu, giải thích từ ngữ, sau đó rút ra ND của cả vấn đề
- Phân tích
a. Vấn đề tích cực
- Nêu 2-4 biểu hiện + 1 VD
b. Vấn đề tiêu cực
- Nguyên nhân
+ Khách quan
+ Chủ quan
- Hậu quả
- Giải pháp:
Nguyên nhân thế nào hậu quả thế đấy
- Lật ngược vấn đề: nêu 1 câu về mặt trái ( đúng - sai, trái - phải. nên - không nên)
=>Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những con người ..... Hành động đó đáng bị lên án
- Liên hệ bản thân:
=> Nói tóm lại, tất cả chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ và bản thân tôi nữa cần .....


Khi làm bài bạn chỉ cần nhớ bố cục mà mình đưa ra ở trên rồi phát triển ý, dù viết dài mà không đủ ý thì không được điểm cao đâu ^^
Chúc bạn học tốt!
Dưới đây là các bài viết mẫu
Bàn về sự tự tin
Sự tự tin là yếu tố quyết định trực tiếp tới thành công trong cuộc sống. Vậy tự tin là gì và tại sao nó lại quan trọng đến thế?Theo tôi, đó chính là sự tin tưởng vào khả năng, giá trị và sức mạnh của bản thân mình. Người mang trong mình phẩm chất này sẽ có được một nền tảng tâm lí vững vàng, dễ dàng trả lời được các câu hỏi như: “Tôi là ai? Tôi muốn gì? Tôi có thể làm gì để biến ước mơ thành hiện thực?” Đồng thời, trên đường đời với vô số chông gai, họ luôn giữ được sự bình tĩnh, can trường trước mọi biến cố, dễ dàng thuyết phục và dành được niềm tin từ người đối diện. Bởi vậy, Walt Disney – người từ một cậu bé nghèo không có cả tiền mua giấy vẽ vươn lên thành ông chủ của tập đoàn sản xuất phim hoạt hình lớn nhất thế giới – đã coi tự tin là một trong bốn điều làm nên cuộc đời mình. Quan trọng là vậy nhưng không phải ai cũng tạo được cho mình sự tự tin đúng nghĩa. Một số quá nhút nhát, không đủ can đảm để trình bày ý kiến cá nhân trong khi số khác lại kiêu căng, ngạo mạn, tự phụ về khả năng của mình. Nói tóm lại, thế hệ trẻ, trong đó có tôi, cần nghiêm túc học tập, rèn luyện để có thể thoát ra khỏi lớp vỏ tự ti, nhút nhát, mạnh mẽ đứng dậy và thể hiện bản thân mình với thế giới. Bởi đúng như Helen Keller từng nói: “Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi sự tự tin.”
Suy nghĩ về câu tục ngữ '' Uông nước nhớ nguồn''
Uống nước nhớ nguồn” – câu tục ngữ tuy ngắn gọn, xúc tích nhưng lại ẩn chứa một nét đẹp văn hóa quý báu của dân tộc. Thông qua các hình ảnh ẩn dụ: “nước, nguồn”, cha ông ta dặn dò con cháu phải trân trọng, biết ơn những người đã giúp đỡ hay tạo dựng thành quả để ngày nay ta hưởng thụ. Đây là một việc làm hoàn toàn đúng đắn bởi không gì tự nhiên mà có. Nhỏ bé như cây kim viên thuốc hay lớn lao như nền hòa bình, độc lập ta đang tận hưởng, tất cả đều là bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài và thậm chí là có cả máu xương, tính mạng của thế hệ đi trước. Hiểu được điều này, xuyên suốt mạch nguồn bốn nghìn năm lịch sử, nhân dân ta đã sống trọn với đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Bằng chứng là hiện nay, trên bước đường hội nhập quốc tế, những lễ hội có từ khi vua Hùng dựng nước vẫn được bảo tồn, những trang sử vàng son thời trung đại chưa bao giờ bị lãng quên, những gia đình chính sách, người có công với cách mạng luôn luôn nhận được sự quan tâm thích đáng từ cộng đồng, xã hội... Và tôi cũng tin rằng, tư tưởng “uống nước nhớ nguồn” sẽ mãi cuộn chảy trong trái tim các thế hệ người Việt sau này. Bởi đó là kết kinh của đạo nghĩa thủy chung, của tinh thần cộng đồng và cũng là nguồn gốc của sức mạnh dân tộc.
 
Last edited:

Bminh_08

Học sinh
Thành viên
19 Tháng bảy 2018
95
123
46
Hà Nội
THCS Đại Nghĩa
theo mình thì mỗi khi viết đoạn văn NLXH bạn nên gạch các ý ra ngoài giấy nháp, để tránh viết thiếu ý

- Viết mở đoạn thật ngắn gọn độ hơn 1 dòng: giới thiệu vấn đề cần bàn
- Giải thích:
+ Nếu là ca dao, tục ngữ, thành ngữ thì phải gt nghĩa đen, nghĩa bóng
+ Nếu là 1 nhận định, hay 1 ý thơ, hay 1 câu chuyện thì phải tìm hiểu, giải thích từ ngữ, sau đó rút ra ND của cả vấn đề
- Phân tích
a. Vấn đề tích cực
- Nêu 2-4 biểu hiện + 1 VD
b. Vấn đề tiêu cực
- Nguyên nhân
+ Khách quan
+ Chủ quan
- Hậu quả
- Giải pháp:
Nguyên nhân thế nào hậu quả thế đấy
- Lật ngược vấn đề: nêu 1 câu về mặt trái ( đúng - sai, trái - phải. nên - không nên)
=>Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những con người ..... Hành động đó đáng bị lên án
- Liên hệ bản thân:
=> Nói tóm lại, tất cả chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ và bản thân tôi nữa cần .....


Khi làm bài bạn chỉ cần nhớ bố cục mà mình đưa ra ở trên rồi phát triển ý, dù viết dài mà không đủ ý thì không được điểm cao đâu ^^
Chúc bạn học tốt!
Dưới đây là các bài viết mẫu
Bàn về sự tự tin
Sự tự tin là yếu tố quyết định trực tiếp tới thành công trong cuộc sống. Vậy tự tin là gì và tại sao nó lại quan trọng đến thế?Theo tôi, đó chính là sự tin tưởng vào khả năng, giá trị và sức mạnh của bản thân mình. Người mang trong mình phẩm chất này sẽ có được một nền tảng tâm lí vững vàng, dễ dàng trả lời được các câu hỏi như: “Tôi là ai? Tôi muốn gì? Tôi có thể làm gì để biến ước mơ thành hiện thực?” Đồng thời, trên đường đời với vô số chông gai, họ luôn giữ được sự bình tĩnh, can trường trước mọi biến cố, dễ dàng thuyết phục và dành được niềm tin từ người đối diện. Bởi vậy, Walt Disney – người từ một cậu bé nghèo không có cả tiền mua giấy vẽ vươn lên thành ông chủ của tập đoàn sản xuất phim hoạt hình lớn nhất thế giới – đã coi tự tin là một trong bốn điều làm nên cuộc đời mình. Quan trọng là vậy nhưng không phải ai cũng tạo được cho mình sự tự tin đúng nghĩa. Một số quá nhút nhát, không đủ can đảm để trình bày ý kiến cá nhân trong khi số khác lại kiêu căng, ngạo mạn, tự phụ về khả năng của mình. Nói tóm lại, thế hệ trẻ, trong đó có tôi, cần nghiêm túc học tập, rèn luyện để có thể thoát ra khỏi lớp vỏ tự ti, nhút nhát, mạnh mẽ đứng dậy và thể hiện bản thân mình với thế giới. Bởi đúng như Helen Keller từng nói: “Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi sự tự tin.”
Suy nghĩ về câu tục ngữ '' Uông nước nhớ nguồn''
Uống nước nhớ nguồn” – câu tục ngữ tuy ngắn gọn, xúc tích nhưng lại ẩn chứa một nét đẹp văn hóa quý báu của dân tộc. Thông qua các hình ảnh ẩn dụ: “nước, nguồn”, cha ông ta dặn dò con cháu phải trân trọng, biết ơn những người đã giúp đỡ hay tạo dựng thành quả để ngày nay ta hưởng thụ. Đây là một việc làm hoàn toàn đúng đắn bởi không gì tự nhiên mà có. Nhỏ bé như cây kim viên thuốc hay lớn lao như nền hòa bình, độc lập ta đang tận hưởng, tất cả đều là bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài và thậm chí là có cả máu xương, tính mạng của thế hệ đi trước. Hiểu được điều này, xuyên suốt mạch nguồn bốn nghìn năm lịch sử, nhân dân ta đã sống trọn với đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Bằng chứng là hiện nay, trên bước đường hội nhập quốc tế, những lễ hội có từ khi vua Hùng dựng nước vẫn được bảo tồn, những trang sử vàng son thời trung đại chưa bao giờ bị lãng quên, những gia đình chính sách, người có công với cách mạng luôn luôn nhận được sự quan tâm thích đáng từ cộng đồng, xã hội... Và tôi cũng tin rằng, tư tưởng “uống nước nhớ nguồn” sẽ mãi cuộn chảy trong trái tim các thế hệ người Việt sau này. Bởi đó là kết kinh của đạo nghĩa thủy chung, của tinh thần cộng đồng và cũng là nguồn gốc của sức mạnh dân tộc.
ui NLXH t lại tóm đươc :< t cần nlvh cơ ấyyy
cảm ơn c nhéee
 

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
19
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
- Giới thiệu sơ lược về tác phầm ( khoảng 1 câu), nêu ý kiến khái quát về ND chính trong tác phẩm
- Phân tích
+ Gạch ra các luận điểm và luận cứ ra ngoài giấy nháp
+ Triển khai mỗi luận cứ khoảng 1-3 câu
- Nêu suy nghĩ, đánh giá của mình về tác phẩm và nội dung chính
VD : Suy nghĩ của em về tình yêu làng của ông Hai trong ''Làng''
- Giới thiệu sơ lược về ''Làng'' , nêu ý kiến khái quát về tình yêu làng quê, đất nước của ông Hai
- Phân tích: triển khai các luận điểm thật ngắn gọn
+ Ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:
  • Luôn nhớ về những kỉ niệm và tự hạo tinh thần đấu tranh của làng
  • Vui vẻ, háo hức khi nói về làng
  • Tình yêu làng hòa nhập với ty nước
+ Ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:
  • Đau lòng,xấu hổ k dám nhìn mặt ai
  • Nhục nhã khi nghe có người nói làng theo giặc
  • Nhìn lũ con mà thương xót
  • Quyết định ủng hộ cách mạng
+ Ông Hai khi nghe tin Làng CD theo giặc đc cải chính:
  • Vui sướng, hạnh phúc, đi đính chính lại thông tin làng theo giặc
  • Lại yêu làng, khoe làng như lúc xưa
- Nêu suy nghĩ, đánh giá của mình về ty Làng của ông Hai
Mỗi lần đặt bút viết đoạn văn NL, bạn hãy nhớ trong đầu '' đây là 1 đoạn văn chứ không phải bài văn''
Như vậy bạn sẽ không triển khai sâu vào các luận điểm
 
Last edited:
  • Like
Reactions: machung25112003

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Em có một khuyết điểm là bài thì em có viết khá tốt nhưng đoạn thì em không thể tóm được cho gọn ý :< mỗi lần tóm gọn em lại sợ thiếu, sợ câu văn khô khan, sợ diễn đạt không trôi chảy . Em mong mọi người giúp em cách để tóm ý mà vẫn diễn đạt được đúng, đủ, câu văn trôi chảy với ạ :< Chứ đề vào 10 chứ 12-15 câu, nửa trang giấy thi thì em viết thiếu thốn lắm, có viết câu ghép thì nó dài hẳn 1 trang giấy thi, rất dễ mất điểm với người chấm
Có thể cho em xin 1 đoạn văn về nlvh 12-15 câu hay nlxh 2/3 trang giấy để tham khảo được không ạ? Em cảm ơn
chị @Trần Tuyết Khả giúp em với
Mong sẽ giúp được em
Đây là những kinh nghiệm của chị
1. Chia luận điểm và viết theo nó
Theo chị biết thì thầy cô chấm bài không chấm em viết hay như nào, viết bay bổng ra sao, thầy cô chỉ tìm ý chính của em và chấm, sau đó mới xét đến cách viết của em có mạch lạc hay không
Khi em sắp xếp luận điểm rồi thì chỉ cần phân tích theo đó, với đề yêu cầu viết ngắn mà em lại có quá nhiều ý tưởng, chị nghĩ em nên chọn lựa những luận cứ tiêu biểu, có thể sẽ thiếu sót chút nhưng điểm chính nằm ở luận điểm rồi mà
2. Phép liên kết câu
Đây là thứ vũ khí giúp câu văn của em bớt khô khan hơn rất nhiều và mang lại sự trôi chảy cho đoạn văn. Những từ nối như: nhưng, mặc dù, tuy nhiên, bên cạnh đó, và, có lẽ, tiếp đến, sau đó,....

Về đoạn văn NLXH em có thể tham khảo tại đây nhé
https://diendan.hocmai.vn/threads/chia-se-cac-bai-viet-lien-quan-toi-dich-benh-covid-19.800809/
Còn đoạn NLVH thì chị có NLVH các tác phẩm lớp 11. Nếu em cần thì khi nào chị sẽ viết và sưu tầm các đoạn về tác phẩm lớp 9
 
Top Bottom