Em nghĩ là theo bài Tôi đi học(lớp 8) chị ạ. Không thì là Cổng trường mở ra (lớp 7)
Ừ, vậy thì chị nghĩ là chỉ lấy những bài đó để làm dẫn chứng về vai trò của nhà trường được chính nền giáo dục đề cao và xem trọng
Còn về các ý để triển khai thì chị nghĩ là thế này. Em tham khảo nhé
I. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề: Nhà trường đóng vai trò then chốt trong việc dạy dỗ và hình thành nhân cách của học sinh
II. Thân bài:
1. Vai trò của nhà trường:
- Là nơi truyền tải tri thức, bồi dưỡng và phát triển nhân tài. Hay nói cách khác, nhà trường là vạch xuất phát để thế hệ trẻ bắt đầu tiếp cận với cuộc sống
- Là nơi truyền cho thế hệ sau những bài học đạo đức, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm người
- Là nơi cho mọi học sinh có thể phát triển mọi kĩ năng sống, giao tiếp, ứng xử để dần hoàn thiện bản thân
2. Chứng minh:
- Như trong truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh, hình ảnh ngôi trường hiện lên như một dấu ấn không thể phai nhòa trong tâm trí của mỗi cô cậu học trò; là khi bắt đầu học tiếng mẹ đẻ của mình; là khi bắt đầu làm quen với một môi trường mới; là khi bắt đầu sống cuộc sống tập thể cùng những người bạn, người thầy đang và sẽ gặp mặt
- Như trong truyện ngắn Cổng trường mở ra của Lý Lan, hình ảnh ngôi trường hiện lên như một điểm tựa của giáo dục, là cái nôi thắp sáng những ước mơ, chắp cánh cho những hoài bão của một đời học sinh; là những cảm giác bàng hoàng pha chút tò mò, phấn khích khi đến cánh cổng tưởng lạ mà quen đang hiện dần ra trước mắt
3. Bàn luận: (Cái này có cũng được, không có cũng được em nhé)
- Quãng thời gian cắp sách đến trường là quãng thời gian đẹp đẽ nhất, trong sáng nhất của đời người. Nó là nơi mà bất cứ ai cũng đều cảm thấy hạnh phúc khi khám phá những điều mới lạ, khi tự mình bước ra khỏi vòng tay bảo bọc của cha mẹ, khi có những kỉ niệm ngọt ngào bên bạn bè đồng trang lứa và cũng là quãng thời gian lưu lại tất cả những gì tinh khôi, thuần khiết nhất của một tâm hồn chưa bị vấy bẩn
III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề: Vai trò của nhà trường là vô cùng quan trọng trong sự giáo dục và hình thành nhân cách của người học sinh