Viết Bài TLV số 7 - Nghị Luận Văn Học

B

bossaudoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cô em k cho n~ đề bài trog sgk mà cho ở bài # . ai làm đc thì làm jùm em 3 đề này vs :

1) Phân tích khổ thơ đầu trog bài SANG THU của Hữu Thỉnh
2) N~ đặc sắc trong bài thơ Viếg Lăng Bác của Viễn Phương
3) Cảm nhận và suy ngĩ của em về tìh cảm cha con trog bài thơ Nóy vs kon của Y phương
 
Last edited by a moderator:
T

toi0bix

Những đề này từng có rất nhiều pic đề cập tới , yêu cầu em search trước khi post bài :)
 
M

maiphuong1994

nếu bài dài wá các bạn có thể lượt ra những ý chính để phân tích,nếu bài ngắn thì các bạn phân tích từ đầu và rút ra nhận xét :D:D:D:Mfallingasleep:
 
H

hongtuyen70

Mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm, là nguồn khơi gợi nhiều nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thơ, cho nên trong kho tàng thi ca Việt Nam có rất nhiều bài thơ hay về mùa thu. Trong đó “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã khắc họa thật tinh tế những biến chuyển nhẹ nhàng khi đất trời chớm sang thu.
Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942 ở Vĩnh Phúc. Hiện ông là Tổng thư kí Hội nhà văn VN. Năm 1977. Hữu Thỉnh sáng tác bài thơ “Sang thu” và được in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”.
Đầu tiên, mùa thu đến qua cảm nhận của chính t/g qua hương ổi nồng nàn chứ hok jai? Hương zị zì khác, hương ổi thoang thoảng trong gió”bỗng nhận ra hương ổi- phả zào trong jo’ se” làm ch0a t/g ngạc nhin ngỡ ngàng zì mùa thu đang dần chuyễn mình thế chỗ ch0a mùa hạ. Từng mùi hương ổi thoang thoảng bay trong làn jo’ đang dần se lạnh – điểm đặc trưng của mùa thu, lại càng tôn thêm vẻ đẹp giao mùa khi màn sương cứ chùng chình mãi, ko mún trôi đi, dường như vẫn c0n` đang zấn zương, lưu luyến điều j` đấy. những cảnh vật trên khiến t/g phỏng đoán “hình như thu đã về”, thế nhưng chính t/g cũng đang nửa tin nửa ngờ vì những cảnh vật xung quanh vừa có vẻ thật vừa c0a’ vẻ mơ.
Tóm lại, chỉ bằng bốn câu thơ thôi mòa t/g đã khắc họa sự biến chuyển của đất trời khi chớm sang thu thật sinh động, màu sắc hài hòa, dịu mát của một miền quê khi đất nước thống nhất. t/g hẵn phải rất yêu thiên nhiên nên mới cóa thể viết ra một bài thơ hay mang đậm lòng iu quê hương như vậy.Và bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh mãi mãi là một bài thơ hay trong lòng người đọc.
 
B

baby_1995

khổ đầu của bài thơ là biến đổi của đất trời sang thu khá đột ngột, bất ngờ ko địng trước. Khi thiên nhiên trở mình để rồi những sợi tơ lòng của Hữu Thình lại rung lên . Mùa thu đâu cần rực rỡ của hoa cúc, nồng nàng của hoa sữa, ngọt ngào của hoa hoàng lan mới say lòng người mà chỉ cần 1 chút hương ổi thôi cũng đủ làm xao xuyến. Từ “bông” được đặt ở đầu câu như muốn nóí rằngmùa thu đến bắt đầu từ hương ổi, 1 chữ “phả” gợi hương thơm như sánh lại bởi tại làn gió se hương thơm như luồng vào gió, tinh học cô đọng gió mùa thu đem chia hương ổi, hương của mùa thu đấy. hương ổi mộc mạc thân quen mang bao tâm tình hương đồng gió nội, quyện vào tình người, tình thơ và làn sương mỏng chùng chình, chuyển động chầm chậm, nơi đường thôn, ngõ xóm. Phải chăng sương như cố tình bước đi chậm lại để tận hưởng và hít sâu hương vị quê hương. Sương chùng chình cũng như một nàng tiểu thư đỏng đảnh, ham vui, đang dạo chơi ở chốn đồng quê. Những tind hiện của sự chuyển muâmf Hữu Thỉnh đã nhận ra thu đã về rồi đấymuk sao vẫn cong nghi hoặc, có lẽ do thu đến qua bất ngờ đột ngột nên khứu giác, thị giác, xúc giác đều mách bảo thu thu về mà vẫn chưa tin, vẫn chưa dám chắc. Các bãn lãn mơ hồ chính trong cảm giác hình như ấy đã tôn thêm về khói sương lãng đãng lúc thu sang. Đó cũng thể hiện được tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc boăn khoăn của tác giả và lí trí lại hiện hữu ở đây còn bộc lộ nét sang thu của hồn người mà Hữu Thỉnh cũng phải nói đế
 
T

tyduaconhu

Có ai giúp mình làm bài văn chương trình địa phương zóy....cảm ơn trước ngaz.....có 2 đề làm cho mình bài nào cũm đc.....;;)....:D
Đề 1: Ý thức bảo vệ môi trường của con người trong xã hội hiện nay.----> đề mở....:)
Đề 2: Trò chơi điện tử là mối đe dọa hiện nay đối với học sinh. Em suy nghĩ như thế nào về vấn đề này.
 
Last edited by a moderator:
B

beebee_0723

ai giúp mình làm bài nha:
đề:hình ảnh người chiến sĩ trong 'bài thơ tiểu đội xe không kính' của Phạm Tiến Duật
 
I

ian_nguyen

bài này mình cũng sắp phải làm rùi có ai giúp ko ********************************************************?
 
C

cobengaytho_lovehy

Đề 3 Cảm nhận và suy ngĩ của em về tìh cảm cha con trog bài thơ Nóy vs kon của Y phương
Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng những bài thơ về tình cha con thì có lẽ khá ít. Bài thơ "Nói với con" cuả Y Phương là 1 trong những tác phẩm hiếm hoi đó. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
Cảm nhận đầu tiêntrong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ấp giọng nói tiếng cười:
Chân phải....
....tiếng cười.
Khung cảnh ấy đẹp như 1 bức tranh: hình ảnh em bé ngây thơ lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ; hình ảnh cha mẹ giang rộng vòng tay, chăm chút từng bước đi, từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi êm ái, tổ ấm để con sống, lớn khôn và trường thành trong niềm yêu thương con cái. Đó là không khí thường thấy trong các gia đình hạnh phúc. Nhưng cách diễn đạt ở đay có nét độc đáo riêng cảu người miền núi: nói bằng hình ảnh cụ thể. Điệp ngữ "bước tới", trong tình cảm người cha, ko khỏi niềm sung sướng, tự hào.
Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong quê hường sâu nặng nghĩa tình:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
...........tấm lòng
Một cách nói rất riêng, rất ngộ : "người đồng mình", là người miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên 1 miền đất, cùng quê hương, cùng 1 dân tộc. Đó là cách nói mộc mạc, mang túnh địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu sức biểu cảm, Tác giả vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đều được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Đan lờ để bắt cá, dưói bàn tay của người Tày, những nan trúc, nan tre đã trở thành "nan hoa". Vách nhà ko chỉ ken bằng gỗ mà còn đc ken bằng "câu hát". Rừng đâu chỉ cho nhìu gỗ quý, lâm sản mà còn cho hoa. Ba đông từ "đan", "cài", "ken" còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó cảu quê hương. Lao động đã đem đến cho con bao điều tốt đẹp, "người đồng mình" và quê hương ấp ủ, nuôi sống con trong tình thương yuê, trong tình đoàn kết buôn làng. Và con đường đâu chỉ để đi mà nó còn cho "những tấm lòng" nhân hậu, bao dung, nghĩa tình. Con đường đó là hình bóng thân thuôc của quê hương, còn in dấu những bước chân đi xuôi ngược, làm ăn sinh sống của buôn làng, nên nó mang 1 ý nghĩa thật to lớn trong quá trình khôn lớn của con. Sung sứong nhìn con khôn lớn, nha thơ suy ngẫm về tình làng bản quê nhà, về cội nguồn hạnh phúc:
Cha mẹ ...
....trên đời
Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt wa mọi khó khăn, gian khổ.
Người đồng mình thương lắm con ơi
...........Không lo cực nhọc
Trước hết đó là tình thương yêu, đùm bọc nhau. Cách nói mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất cảm động đó được lặp đi lặp lai như một điệp khúc trong bài ca. Chính tình thưong đó là sức mạnh để "người đồng mình" vượt wa bao gian khổ cuộc đời. Những câu thơ ngắn, đối xứng nhau "cao đo nỗi buồn xa nuôi chí lớn" diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của "người đồng mình": sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng có chí lớn, luôn yêu quý tự hào, gắn bó với quê hương. Đó là phẩm chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, bit chấp nhận vượt wa gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hưong : "không chê...không chê....không lo" dù quê hương còn nghèo, còn vất vả. "Người đòng mình sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ "như sông như suối-lên thác xuống ghềnh-ko lo cực nhọc". Lời cha nói với con mà cũng là lời dạy con về bài học đạo lý làm người. Đoạn thơ rất dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ rất linh họat , lúc vươn dài, khi rút ngắn, lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay độg, thấm thía, có tác dụng truyền cảm manh mẽ.
Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình:
Người đồng mình thô sơ da thịt
.......Nghe con
Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy "thô sơ da thịt", ăn mặc giản dị, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn... nhưng ko hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình: "tự đục đá kê cao quê hương". Họ sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời, ko bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỷ. Hai tiếng "nghe con" kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của nhười cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến wá.
Bài thơ có giọng điệu nhò nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ "thổ cẩm" rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Qua đó, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hưong và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống
 
Last edited by a moderator:
C

cobengaytho_lovehy

Đề số 1
thiên nhiên trong thơ luôn là nguồn cảm hứng vô tận.nét đẹp của thiên nhiên đã đi vào tâm hồn mỗi nhà thơ đã để lại những dư âm những cung bậc cảm xúc riêng.chum thơ thu của nguyễn khuyến,mùa hè trong khi con tu hú của tố hữu còn mùa xuân tươi đẹp trongmùa xuân nho nhỏ của thnah hải.mỗi nhà thơ có một cách cảm nhận riêng nhưng với riêng hữu thỉnh ông cảm nhận nét đẹp thiên nhiên bằng tâm hồn tinh tế bằng cả tấm lòng nghệ sĩ chân thành tài ba nhung điều đặc biệt ở đây ông nhìn thấy nét riêng nét mới lạ trong khoảnh khắc giao mùa giữa hạ và thu,nó đã đánh thức trong tâm hồn người đọc những gì da diết lắm ngay từ khúc nhạc đầu.
“bỗng ….về”
vừa lắng nghe khúc dạo nhạc đầu của người nghệ sĩ tài ba ta đã cảm nhận đc nét độc đáo trong sự cảm nhận của riêng ông.ông nhận ra hương vị của mùa thu wa hương ổi.hương ổi trong thời khắc này có mùi vị thật lạ nó không thơm nhẹ nhàng lan tỏa như lúc mùa hạ mà hiện giờ hương ổi đó đặc sánh quyện lại đượm nồng khác hẳn với hương vị mùa hạ.Ttrong câu hữư thỉnh sử dụng động từ phả như một hành động hết sức mạnh mẽ nhanh chóng,thứ hương thơm đặc trưng ấy phả vào làn gió se lạnh heo may luồn lách trong từng ngõ ngách khiến tâm hồn con người ta phải rung cảm mãnh liệt trước nó.một nét đẹp kiêu sa,độc đáo lạ thường.hương ổi đó không phải chỉ có duy nhất nó còn len lỏi song hành cùng làn sương mỏng manh.khiến con người ta cảm nhận đc một diều gì đó kì ảo mơ hồ lạ thường.hình ảnh làn sương đc tgiả miêu tả là “chùng chình” khiến ta lien tưởng tới cô gái nhỏ e lệ ghé wa con ngõ nhỏ bước những bước thật chậm nửa muốn đi nửa muốn ở lại như còn nuối tiếc níu giữ một đìu gì đó,thật khó mà đoán biết đc.hương ổi mới,làn sương sớm phải chăng không còn là cảnh vật của mùa hạ nũa phải chăng nó đang dần chạm bước sang một ngưỡng củă mới: ngưỡng cửa của mùa thu?hình ảnh ngõ nhỏ trong câu phải chăng chính là con ngõ ảo tưởng hay cũng chính là con ngõ thực dươngf như đó chính là cánh cổng thời gian mở ra vào thời khắc giao mùa rồi bất chợt đóng lại,tạm biệt mùa hè đã dần xa,
trước những biến chuyển của đát trời dường như tâm trạng con người cũng có những xao đông nhỏ,với hữu thỉnh là sự ngỡ ngàng,bang khuâng đc thể hiện wa từ ”bỗng”,thể hiện sự mơ hồ chưa chắc chắn wa từ “hình như”.dù cho đúng là ổi thu,gió thu,sương thunhưng tại sao tâm hồn con người lại như vậy?cho dù đã cảm nhận đc nó nhưng tại sao tác giả vẫn còn ngỡ ngàng?phải chăng cái ranh giới ấy là sự ngăn cách không rõ rang giữa hai mùa hay mùa thu đến wa vội vàng mà con người ta chưa chuẩn bị trước?
chỉ với khổ thơ đầu sang thu đã để lại cho ta những dấu ấn mới lạ về khoảng thời gian giao mùa từ hạ sang thu mà phải tinh tế và iu thiên nhiên biết mấy hữu thỉnh mới cảm nhận đc.chính sự tinh tế của ông đã tạo dấu ấn cho sang thu đến với bạn đọc đểlại những dấu ấn khó phai,cho dù có muôn vàn bài thơ hay nói về thu nhưng ta vẫn luôn nhớ khoảnh khắc thiêng liêng của đất trời lúc sang thu của hữu thỉnh
 
Last edited by a moderator:
C

cobengaytho_lovehy

Đề số 2
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nc đc thống nhất, công trình xây dựng lăng Hồ Chủ tịch cũng đc hoàn thành. Nhà thơ VP ra thăm miền Bắc và viếng lăng Bác Hồ. Xúc động trc hình ảnh của Bác, nhà thơ đã viết bài thơ "Viếng lăng Bác". Bài thơ là tiếng nói xúc cảm chân thành ca ngợi Bác, bày tỏ tấm lòng tiếc thương vô hạn, niềm thủy chung son sắt của dân tộc đối với Bác.(mở bài hơi ẹ):045:
Đối với tác giả cũng như tất cả mọi con người VN, ngay từ phút đầu đến thăm lăng, trong lòng ông đã trào lên niềm xúc động, nghẹn ngào

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"

Giọng thơ là lời thưa của người con miền Nam đã trải wa 1 cuộc chiến tranh ác liệt và đã giành thắng lợi trở về tìm đến bên lăng cha. "Con ở miền Nam"- mấy tiếng ấy cũng đủ gợi lên bao nỗi tang thương từ 1 miền đất bị vùi dập trong khói lửa của chiến tranh, nhưng cũng rất tự hào vì đã đứng vững để làm nên chiến công vĩ đại.... Nhớ lúc sinh thời, Người luôn nghĩ đến miền Nam, đến đất nước, mong miền Nam được giải phóng. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

"Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha" (Bác ơi!)

Thế mà miền Nam ko đón đc Bác vào thăm trong ngày vui đại thắng. Nay Bác đã ra đi, nỗi đau mất mát ấy lấy gì bù đắp? Vì thế, ngay từ đầu, giọng thơ của VP có gì đó xót tủi.
Đến với Bác, dù ngay giữa lòng HN, mà cảnh vật sao giản dị, thân quen:

"Đã thấy trong sương...
....thẳng hàng"

Không phải đền đài tráng lệ, uy nghi mà chỉ là hàng tre giản dị, "hàng tre bát ngát". Bát ngát của tre và bát ngát của sương, là những nét vẽ mờ tỏ, đậm nhạt, tạo nên nét đẹp lung linh như tranh thủy mạc. Từ hình ảnh tả thực ấy, tác giả liên tương, khái quát, nâng lên thành hình ảnh ẩn dụ "hàng tre xanh xanh VN"-một biểu tượng của dân tộc. Hai tiếng "xanh xanh" ko chỉ gợi ý niệm về màu sắc mà còn gợi lên sức sống bất diệt của dân tộc. HÀng tre ấy mang bao phẩm chất cuả con người VN: nhũn nhặn, thanh cao, thẳng thắn, dẻo dai, kiên cường, bất khuất... dù "bão táp mưa sa" vẫn luôn đứng sát bên nhau, đoàn kết giúp đỡ nhau mà "đứng thẳng hàng". Dấu hiệu đầu tiên nơi Bác là 1 dấu hiệu VN vì Bác là con người VN đẹp nhất.
Nhà thơ hòa vào dòng người, chầm chậm bước đi. Trong giây phút đó, cảm hứng của VP đã thăng hoa, tạo ra những hình ảnh tuyệt đẹp về Bác và tấm lòng nhân hậu của nhân dân đối với Bác.

"Ngày ngày mặt trời...
....rất đỏ"

Câu thơ kéo dài 1 nhịp theo dòng suy tưởng của tác giả. Mặt trời trên cao kia là mặt trời của tự nhiên, nó đem đến ánh sáng và nguồn sống cho vạn vật. Nhưng mặt trời ấy còn "thấy" một và nhận ra "một mặt trời trong lăng rất đỏ". Hình ảnh nhân hóa ấy chứa đựng bao niềm tôn kính, ngưỡng mộ đối với Bác. "Mặt trời trong lăng" là hình ảnh ẩn dụ biểu hiện sự kỳ vĩ về phẩm chất, tài năng, đạo đức, về sự hi sinh và to lớn của Người đối với đất nước và dân tộc. Bác là một mặt trời đỏ rực màu cách mạng, mặt trời đó vẫn mãi mãi rực sáng đem lại sự sống và hạnh phúc cho muôn dân, mặt trời cách mạng đó soi đường dẫn lối cho mọi thế hệ vững chắc đi lên. Và cũng như mặt trời trên cao kia, Bác mãi sống trong lòng dân tộc, sống mãi với non sông đất nước. ( đoạn này có lủng củng ko nhỉ, hay là lẩm cẩm wá:11:)
Ko fải chỉ một trái tim tác giả biết cảm nhận vẻ đẹp vĩ đại ở Bácmà còn hàng triệu trái tim, hàng triệu con người ngày ngày đến viếng lăng.
"Ngày ngày dòng người...
...mùa xuân"

Không khí thưong nhớ bao trùm theo nhịp thơ chầm chậm, âm điệu trầm trầm như bước chân của người đ trong cuộc tưởng niệm. Nhưng ko fải là cuộc tưởng niệm bình thường mà là cuộc tưởng niệm ca ngợi vinh quang của Bác, và tràng hoa tưởng niệm là một tràng hoa hết sức đặc biệt, nó được kết bằng hàng triệu tấm lòng để dâng lên Người, dâng lên "bảy mươi chín mùa xuân". Một hình ành hoán dụ kết hợp với ẩn dụ độc đáo, lấy 1 nét trong cuộc đời Bác (79 tuổi) để chỉ Người. Con người ấy đã sống 1 cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã đem lại mùa xuân trường cửu cho đất nước, cho dân tộc. Quả thật, VP đã rất khéo trong việc chọn lửa giọng điệu, ngôn ngữ và hình ảnh thích hợp để diễn tả sâu sắc niềm kính yêu, ngưỡng mộ đối với Bác.
Trong khuôn khổ cảu 4 câu thơ trên, VP đã 2 lần sử dụng điệp từ "ngày ngày": "Ngày ngày mặt trời đi wa trên lăng","Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ". Hai câu thơ chỉ 2 hiện tượng khác nhau: 1 về thiên nhiên, 1 về đời sống, nhưng ý nghĩa lại tương đồng, ý tứ bó kết lại với nhau. Đó là tình cảm của nhân dan ta đối với Bác Hồ cũng tự nhiên, gần gũi như đất trời, vĩnh hằng như quy luật của vũ trụ. Khô thơ thật hàm súc và giàu sức khái quát.

Vào lăng viếng Bác, trong lòng nhà thơ nhói lên nỗi đau và niềm tiếc thương vô hạn vì mất mát, dù bản thân nhà thơ cũng như bao thế hệ vẫn cảm nhận là Bác ko hề mất mà chỉ "nằm trong giấc ngủ bình yên" sau 1 chặng đường 79 năm chưa hề nghỉ ngơi.
"Bác nằm trong...
....trong tim".
Giấc ngủ của Bác bình yên giữa 1 vúng ánh sáng nhè nhẹ "diẹu hiền" như 1 "vầng trăng". Con người tha thiết yêu trăng như vậy, thế mà chưa bao h đc bình yên ngắm trăng. Và bây h thì con người ấy cũng đã đc yên nghỉ cùng người bạn tri kỉ này.

Nhưng sự thật vẫn là sự thật (the truth is always the only one:70:). Bác mất thật rồi! Cảm xúc VP dâng trào và bật thành lời.

"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi....
...trong tim"

Ở đây có sự hòa quyện giữa 2 cảm xúc: cảm xúc về sự bất tử, trường tồn cuả Bác, cảm xúc về nỗi đau nhớ Bác khôn nguôi". Bác mãi mãi là "trời xanh" bất diệt, vĩnh viễn ở trên đầu và ở trong tâm tưởng mỗi người, với non sông đất nước. Nhưng Bác mất thật rồi, Bác ko còn trên cõi đời này nữa. Cái thiếu vắng ấy lấy gì bù đắp được? Một từ "nhói" vút cao lên nói hộ ta bao nĩô đau đớn, xót xa. Đó là niềm rung cảm rất chân thật của bất kỳ con người VN nào vào lăng viếng Bác.

Xót xa, lưu luyến mấy rồi cũng phải chia tay. Bác nằm lại với "giấc ngủ bình yên", còn cháu rời Bác rồi.

"Mai về miền Nam thương trào nước mắt"

Câu thơ có z nuối tiếc, nghẹn ngào. Một tiếng "thương", một hình ảnh "trào nước mắt" là trọn vẹn tình cảm của VP với Người . Đó là niềm kính yêu, là lòng quý trọng,, biết ơn đối với con người cao thượng và vĩ đại đã dành trọn cuộc đời mình cho dân tộc. Đó là nỗi xót xa đau đến lặng người vì sẽ ko còn đc thấy Bác nữa.
Chân bước đi mà lòng đầy lưu luyến. Nỗi niềm đó đc bộc lộ trong mấy câu thơ cuối bài giàu hình ảnh:

"Muốn làm con chim....
....chốn này"

Nhịp điệu câu trở nên dồn dệp với điệp ngữ "muốn làm" nhắc lại đến 3 lần đã nhấn mạnh ước ngyện sâu sắc, chân thành của tác giả. Và hàng loạt hình ảnh ẩn dụ cụ thể hóa ước nguyện đó: "con chim" dâng tiếng hót, "bông hoa" dâng hương thơm, "cây tretrung hiếu" canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Bác. (hình ảnh cây tre đoạn này, em làm biếng wa':74:). Tất cả đều ở bên lăng, quanh lăng. Tất cả đều nói lên tấm lòng kính yêu vô hạn của tác giả và cũng là cảu nhân dân đối với Bác.

KB:Bài thơ VIẾNG LĂNG BÁC của VIỄN PHƯƠNG đã thể hiện lòng kính yêu ,nỗi nhớ thương Bác vô hạn của tac giả cung như của mọi người dân Việt Nam đối với Bác..
 
Top Bottom