Văn 9 Viết bài thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả trong việc giới thiệu con trâu trong một số lễ hội

Jennifer Lu

Học sinh
Thành viên
30 Tháng mười hai 2020
71
67
36
Nghệ An
Thcs Hòa Hiếu 2
Last edited:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Viết bài thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả trong việc giới thiệu con trau trong một số lễ hội
Mở bài: Giới thiệu con trâu
(Việt Nam là một nước thuần nông, vì vậy ngoài cánh sen hồng, chiếc nón lá truyền thống, nhân dân ta còn gắn bó với chú trâu hiền lành. Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau đã trở thành hình ảnh quen thuộc và là nét đẹp tâm hồn không thể thiếu của người dân xứ Việt...)
Thân bài:
Từ xưa, khi mà công nghệ khoa học chưa phát triển mạnh mẽ, nhân dân ta vẫn sử dụng sức lực tự nhiên để tạo nên của cải, vật chất. Chú trâu chính là người bạn đắc lực giúp dân ta cày cấy, làm nên mùa màng bội thu. Từ sáng sớm tinh mơ, khi trời còn chưa sáng hẳn, chú trâu đã dậy, ra đồng làm việc chăm chỉ cùng con người. Lúc làm việc, trâu ta cũng oai lắm đấy, cơ thể to lớn kéo theo chiếc cày bước từng bước một. Mỗi khi nghe hiệu lệnh của chủ, chú liền nghe theo, ngoan ngoãn thật là đáng yêu. Bởi vậy mà sau mỗi buổi làm việc, trâu đều có phần thưởng xứng đáng. Đó là những đám cỏ xanh mơn mởn. Nhìn chúng ăn một cách ngon lành mới thích mắt làm sao. Sáng làm việc là vậy, đến chiều, chú trâu lại cùng lũ trẻ ra đồng nô đùa. Đàn trâu thung thăng gặm cỏ còn lũ trẻ, đứa thì chơi trò chơi, đứa thì ngồi trên lưng trâu hát vài câu hoặc thổi sáo. Tiếng sáo vang vọng khắp cả miền quê, nghe vừa thân quen vừa gợi nỗi nhớ khó tả. Chú trâu trở thành người bạn thân thiết với con người như vậy là nhờ qua thời gian dài chúng được thuần hoá.
- Giới thiệu nguồn gốc
+ Trâu là động vật thuộc lớp thú, thuộc họ bò
+ Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hoá, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Được con người thuần hoá và trở thành người bạn thân thiết với nông dân
- Đặc điểm
+ Hình dáng: trâu có cơ thể to lớn, thân hình vạm vỡ, bốn chi thấp, guốc chẵn
+ Trâu có bộ da dày. Lông ngắn, thường có màu nâu hoặc xám đen
+ Đuôi dài, hay phe phẩy. Nhờ chiếc đuôi ấy mà trâu đuổi được các loại ruồi muỗi bám trên cơ thể, hạn chế nhiễm bệnh
+ Phía trên đầu, trâu có cặp sừng to, cong như lưỡi liềm. So với bò, sừng của trâu to hơn nhiều
+ Trâu không có hàm trên.
+ Trâu có tập tính sống bầy đàn và nhai lại thức ăn
+ Cân nặng: 350 ~ 450 kg
  • Trâu cái trung bình từ 350 ~ 400 kg
  • Trâu đực trung bình từ 400 ~ 450 kg
+ Khả năng sinh sản: mỗi năm, trâu đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa chỉ một con
- Chăm sóc và nuôi dưỡng
+ Trâu mới sinh được gọi là nghé, chưa có sừng. Sừng sẽ mọc ra khi nghé lớn thành trâu
+ Nghé phát triển khá nhanh, sau hai tuần đã có thể chập chững đi
+ Sau 2-3 tháng, nghé trưởng thành, hoàn thiện đầy đủ các bộ phận
- Lợi ích của con trâu
+ Trâu là con vật hiền lành, quen thuộc đối với làng quê Việt Nam. Hình ảnh con trâu gắn liền với người nông dân Việt Nam thật thà, chất phác cùng với chiếc cày, máy kéo trên lưng. Ngày ngày, trâu giúp con người lao động đỡ vất vả hơn bằng cách kéo cày, chở đồ, kéo xe...
+ Trâu còn thân thiện với con người. Hình ảnh những chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo đã trở thành hình tượng không bao giờ phai trong lòng người dân Việt
+ Hơn nữa, thịt trâu còn mang lại lợi ích kinh tế to lớn. Thịt trâu không hiếm nên giá cả không quá đắt nhưng cũng không phải rẻ. Da trâu, sừng trâu cũng mang lại lợi ích cho con người. Chúng được dùng làm đồ trang trí, đồ thời trang, mĩ nghệ...
+ Không những thế, trâu Việt Nam còn từng trở thành biểu tượng cho thế vận hội Seagame 22. Ngày nay, ta vẫn còn giữ được nét đẹp lễ hội chọi trâu Đồ Sơn....
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với con trâu
("Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công")


Trên đây là gợi ý của mình, hi vọng giúp ích được cho bạn. Nếu còn thắc mắc hay chưa hiểu gì có thể hỏi nhé.
Chúc bạn học tốt!

Xem thêm: Tổng hợp các topic học thuật đặc sắc của box Văn
 
Top Bottom