Trước tiên bạn nên phân tích : Làng Vũ Đại- hình ảnh thu nhỏ của nông thôn VN trước cách mạng tháng Tám. để thấy rõ tại sao lại có tấn bi kịch đó
- Là không gian nghệ thuật của truyện, nơi các nhân vật sống và hoạt động.
- Thành phần dân cư: những kẻ thống trị với các phe cánh của Bá Kiến, đội Tảo, bát Tùng..; những người nông dân bị thống trị, bóc lột, trong đó có một bộ phận hóa côn đồ, lưu man: Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo.
*Hình tượng nhân vật Chí Phèo:
- Cuộc đời: Chia như sau
1. Từ lúc ra đời cho đến khi bị đẩy vào tù; do CP quá lương thiện và BK quá độc ác ghen tuông.2. Từ khi CP ra tù cho đến khi gặp thị Nở. 3. Khi bị thị Nở từ chối đến khi tự sát
I. Một tuổi thơ bất hạnh, một người nông dân hiền lành vô cớ bị đẩy vào tù.- Thân phận mồ côi, không cha không mẹ, sống và làm thuê cho nhiều người.
- Hiền lành, từng “ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải..”
- Bị Bá Kiến ghen, đẩy vào tù vô cớ. Ở tù về biến thành một người hoàn toàn khác.
II. Ra tù, trong cơn say, đến nhà Bá Kiến gây sự nhưng bị kẻ thù mua chuộc.
- Điển hình cho một bộ phận nông dân bị lưu manh hóa.
- CP chửi tất cả, chửi lung tung một phần vì say rượu, nhưng chính là phản ứng của hắn trước cuộc đời: tâm trạng bất mãn, sự bất lực, bế tắc, cô đơn tột cùng.
- Việc CP chửi Bá Kiến và rạch mặt ăn vạ: thể hiện cái hung hãn, lưu manh, côn đồ của CP
ý thức phản kháng liều lĩnh, trong bế tắc và tuyệt vọng.
- Cách ứng xử của BK cho thấy bản lĩnh cáo già, gian manh của hắn.
III. Mối tình Chí Phèo_ thị Nở.- Lần đầu tiên nhận thấy những âm thanh cuộc sống xung quanh, ý thức được sự tồn tại của mình.
Nhớ lại quá khứ xa xôi với những ước mơ bình dị như bao người dân quê khác
Nghĩ đến hiện tại ốm đau, nghĩ về tương lai cô độc với tuổi già, hắn thấy lo sợ.
- Mô tả tâm lí tinh tế, hợp lí.
- Ý nghĩa hình ảnh bát cháo hàn+ + GV: :
+ Với thị Nở, đó là bát cháo tình nguyện, bát cháo tình yêu, tình người.
+ Với Chí Phèo, nó vừa là biểu hiện của tình ngươi ,vừa là niềm hi vọng, sự cứu rỗi.
Tâm trạng: ngạc nhiên, xúc động, vừa vui vừa buồn, ăn năn, hối hận.” Thấy thèm làm hòa với mọi người..”
=> Lương thiện , đáng thương .
Thể hiện tình cảm nhân đạo của nhà văn. Thể hiện tài năng nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí của nhà văn.
- Khi bị thị Nở từ chối: ngạc nhiên, thích chí. Khi hiểu rõ thì ngẩn người ra, sửng sốt, không nói nên lời.Gọi thị lại, níu lại.
- Uống rượu say, xách dao đi trả thù: giết BK, tự sát.
=> CP coi khát khao trở về cs lương thiện cao hơn tính mạng. Cảm quan hiện thực nhạy bén của tg: mâu thuẫn gay gắt cần giải quyết bằng hành động quyết liệt
*Giá trị nhân đạo:
- ngay cả khi bị tàn phá, bóc lột, tha hóa người nông dân vẫn có bản chất lương thiện; tố cáo tội ác của bọn cường hào, thực dân.
- bức tranh nghèo khó của nông thôn VN trước 1945. trong đó có những người bị bần cùng hóa, bị hủy hoại cả nhân hình và nhân tính.