Viết bài luận về 'cho và nhận"

S

s0cbay_kut3

1. Định nghĩa :
"cho" và "nhận" là cặp phạm trù đối lập có mối quan hệ găn bó rất khăng khít.
- "Cho" : trao cho người khác, cống hiến cho người khác những giá trị vật chất hay giá trị tinh thần...
- "nhận": Hưởng thụ, đón nhận những giá trị vật chất hay giá trị tinh thần mà người khác mang đến cho mình.
2. Mối quan hệ giữa "cho" và "nhận"
a, Khi ta "cho" cũng là lúc ta "nhận" về.
+, Khi ta cho ai đó thì ta nhận về sự thanh thản nhẹ nhõm trong tâm hồn, ta tìm thấy được niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống.
+, Không chỉ vậy, ta còn được nhận đáp tấm lòng biết ơn, cảm kích của người khác.

(phần này nhớ thêm dẫn chứng cụ thể)
b, Khi ta "nhận" đồng nghĩa ta phải "cho".
+, Ta bày tỏ tấm lòng cảm ơn bằng ánh mắt, bằng nụ cười, bằng lời nói...đó cũng là lúc ta cho đi.
+, Hơn thế ta còn phải biết nhân rộng sự cống hiến, nhân rộng hành động trao cho người khác những jì mình có.

(Các bạn có thể lấy dẫn chứng là truyện "hoa hồng tặng mẹ", truyện "người ăn xin", hoặc trong mối quan hệ giữa bố mẹ-con cái; bạn bè......)

3. Liên hệ cuộc sống
a, Trong cuộc sống hiện nay có những người biết cho và biết nhận một cách đúng đắn. ( chương trình Nối vòng tay lớn, vì người nghèo...)
b, Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay có nhiều người chỉ muốn nhận về mà không muốn cho đi, ít nghĩ đến người khác, trong lòng luôn có sự ích kỉ.....
4, Rút ra bài học:
+, trong cuộc sống con người cần phải biết cho, biết cống hiến hơn là đòi hỏi được hưởng thụ, được nhận về.

"Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
Lẽ nào vay mà không có trả"
(Tố Hữu)​
Đối với tuổi trẻ, "cho" là cống hiến tài năg, sức lực, tâm hồn của mình cho XH, cho đất nước, cho mọi người...
+, cần phải biết cách "nhận": Nhận bằng thái độ trân trọng, biết ơn, nhận để rồi tiếp tục cho, để hành trình "cho và nhận" không bao giờ ngơi nghỉ, từ đó mối quan hệ giữa người với người được thắt chặt hơn, cuộc sống có ý nghĩa hơn, XH phát triển bền vững hơn.
+, Không chỉ biết cách "nhận" mà còn phải biết cách "cho" , tránh thái độ trịch thượng, bố thí, phải xuất phát từ tình cảm chân thành , từ sự chân thành thực sự muốn chia sẻ, được giúp đỡ người khác...
 
F

fly..fly..

Định nghĩa "sống", " cho" và " nhận"
* Sống là trao đổi chất nên đã là người thì đều phải cho và nhận.
* Cho tức là cống hiến .
* Nhận tức là hưởng thụ.
* Ta có thể hy sinh thì giờ, của cải ,sức khỏe, một phần của cơ thể, quyền lợi , danh dự đến cả mạng sống của mình để cho .
- Nêu dẫn chứng:
* Tuổi trẻ mang trái tim và tình yêu đầy nhiệt huyết, có thể cống hiến hết mình cho tình yêu và lý tưởng. Nhưng phải chăng chính vì trái tim nhiệt huyết ấy mải mê chạy theo những đam mê hoài bão mà quên mất ngọn lửa yêu thương trong chính con tim mình?
* Tôi đã từng chứng kiến cảnh một bà già mù lòa dắt theo một đứa bé nhỏ đi ăn xin trong trời mưa gió lạnh căm căm, không một manh áo ấm. Nhưng đi đến đâu người ta cũng xua đuổi.
* Một anh chàng sinh viên nọ gọi điện về cho mẹ nói đang bận thi khi được biết mẹ ốm. Sự thật là anh ta “bận” dự lễ sinh nhật của người yêu. Thoáng chút ăn năn nhưng lại tặc lưỡi cho qua: “Mẹ thì có thể một năm về thăm vài lần nhưng sinh nhật người yêu chỉ có một”. Chẳng mấy bạn trẻ quên sinh nhật của người yêu, nhưng ai nhớ được ngày sinh của người mang cho mình sự sống?
* Tôi đã từng chứng kiến một em bé gái mặt nhễ nhãi mồ hôi giữa trưa nắng hè đến từng cổng trường đại học cầu xin sự ban ơn của các anh chị sinh viên để có thêm chút tiền viện phí cho bố.Em tin rằng các anh chị sinh viên, với trái tim thanh niên đầy tình yêu và nhiệt huyết có thể phần nào giảm nỗi đau đang cào cấu người bố nằm chờ chết trong bệnh viện. Nhưng mọi người đứng đó nghe em trình bày rồi lại lắc đầu bỏ đi. “Lừa đảo bây giờ đâu có thiếu!”.

=>Bà cụ dắt cháu đi ăn xin trong trời rét căm căm, cô bé con đứng cổng trường đại học cầu xin ai đó giúp bố em, để rồi chỉ nhận được những cái xua tay - dường như chính họ mới là những người đã đặt tình yêu thương và sự tin tưởng của mình vào nhầm chỗ. Họ là những người cần chúng ta cho 1 chút tình thương, lòng thương cảm và cả tình người.
Có thể bạn sợ rằng tình yêu thương của mình cho đi mà không được nhận lại, hay cho nhầm chỗ. Nhưng đâu phải trên thế giới này tất cả đều là những toan tính, dối lừa.
"Cho" ko phải là mất, ngược lại khi chúng ta cho đi 1, chúng ta sẽ nhận lại được 10.
Chúng ta sống trên cõi đời này, phải biết chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau.Có ai đó nói gia đình là tất cả, nhưng bạn đã làm gì cho gia đình ấy? Một sự chăm sóc ân cần khi mẹ ốm, một cái nắm tay chia sẻ khi em buồn…đó là tình yêu không lời bạn dành cho họ. Giá như bạn cũng sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng cho đi tình thương như lúc bạn cần sự chia sẻ và tình thương ấy!Dẫu biết rằng ngọn lửa nào rồi cũng có lúc tàn. Nhưng hãy để cho ngọn lửa trong trái tim bạn sưởi ấm đến khi còn có thể. Bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
- Người " cho" thì cần có sự tự nguyện, người nhận thì cần "biết ơn". Sống là phải biết cho đi
-khẳng định câu "sống là cho đâu chỉ nhận chi riêng mình" là đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp.
- Về bản thân:
* Mình đã "cho" hay "nhận" chưa?
* Ba mẹ đã "cho" chúng ta cuộc sống đầy tươi đẹp và chúng ta đã "nhận" và trả lại nó như thế nào?
* Cảm giác lúc đó như thế nào? => người khác cũng sẽ có cảm giác giống mình.
* Những việc làm sau này: giúp đỡ, chia sẻ.... những gì mình có thể
KB:
* Khái quát lại "cho" và "nhận"
* Nêu cảm nghỉ
 
P

pham_khanh_1995

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.

Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: “Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày.”

Vị giáo sư ngăn lại: “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao”. Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.

Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chânvào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong. Ông ta cúi xuống xem và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.

Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, vị giáo sư lên tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?” Người thanh niên trả lời: “Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.

Chúng ta cũng hãy cho đi thật nhiều để nhận về những điều vô giá anh chị nhé!
 
Top Bottom