viết bài làm van so 4 10

B

buimaihuong

thuyết minh về nguyễn trãi:

* 1380 : Nguyễn Trãi ra đời trong dinh ông ngoại là quan tư đồ Trần Nguyên Đán ở
Thăng Long.

* 1400 : Nhà Hồ thay nhà Trần, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh ( tiến sĩ ), cùng cha là Nguyễn Phi Khanh ra làm quan với nhà Hồ.

* 1407 : Quân Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ mất, Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải về

Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo cha, nhưng cha khuyên trở về tính chuyện trả thù

nhà, đền nợ nước.

Nguyễn Trãi bị quân Minh bắt, giam lỏng ở thành Đông Quan.

* 1420 : Lê Lợi đóng quân ở Lỗi Giang, Nguyễn Trãi gặp Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách.

* 1427 : Lê Lợi đóng quân ở Bồ Đề. Nguyễn Trãi viết thư thảo hịch dụ hàng .

* 1428 ; Lê Lợi lên ngôi. Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo.

* 1440 : Nguyễn Trãi xin về nghỉ ở Côn Sơn.

* 1442 : Nguyễn Trãi được gọi ra nhận chức lại.

Lê Thái Tông đông tuần xem duyệt võ, ghé thăm Côn Sơn ( tháng 7 )

Ngày 4-8, vua về đến Trại Vải ( Bắc Ninh ), đêm bị chết đột ngột. Lúc ấy có Nguyễn

Thị Lộ chầu chực bên cạnh.

Ngày 16-8 ( 12-9-1942 dương lịch ), Nguyễn Trãi bị buộc tội âm mưu giết vua, bị giết

cùng với cả ba họ.


Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị : chính

trị cứu nước, cứu dân, nội trị, ngoại giao; võ là quân sự : chiến lược và chiến thuật: "

yếu đánh mạnh, it địch nhiều ... thắng hung tàn bằng đại nghĩa". Văn và võ đều là vũ

khí . Thật là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta.


Nguyễn Trãi là một con người đầy tài hoa, nhưng cũng đầy bất hạnh. Cuộc đời và thơ

văn của ông đã sáng ngời lên một tình yêu nước, thương dân tha thiết, muốn cống

hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho dân, cho nước, nhưng cái hoài bão lớn lao ấy của ông

không thực hiện được vì vua Lê Thái Tổ rồi đến vua Lê Thái Tông không còn tin dùng

ông như trước nữa. Ông buồn chán, đành thoát vòng danh lợi, lui về ở ẩn ở Côn Sơn,

sống cuộc sống thanh bần. Cuối cùng ông còn phải ôm mối hận nghìn đời và bị tru di

tam tộc, vì bị vu oan là mưu sát vua Lê Thái Tông. Mãi đến đời vua Lê Thánh Tông

ông mới được minh oan.


Những tác phẩm của ông :

- Quân trung từ mệnh tập : Là những thư từ gửi cho các tướng tá giặc và những giấy

tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế “đánh vào lòng” ngày nay

gọi là địch vận.

- Bình Ngô đại cáo : Thừa lệnh Lê lợi, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để tổng kết

cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh đầy hi sinh gian khổ, nhưng cũng đầy

thắng lợi vẻ vang và tuyên bố nước nhà độc lập.


- Các bài chiếu : Nguyễn Trãi viết các bài chiếu là theo lệnh của Lê Thái Tổ để răn dạy

thái tử và các quan.


- Ức Trai thi tập : Tập thơ viết bằng chữ Hán.

- Quốc Âm thi tập : Tập thơ viết bằng chữ Nôm.


Nói tóm lại, thơ văn của Nguyễn Trãi thể hiện một tình yêu quê hương, gia đình sâu

đậm, một tình yêu thiên nhiên tha thiết và bộc lộ tâm sự u hoài của nhà thơ.

Nguyễn Trãi không những là một nhà thơ mà ông còn là một nhà chính trị, một nhà

quân sự, một nhà văn hóa lỗi lạc. Chính vì vậy, vào năm 1980, Tổ chức Văn hóa Giáo

dục thế giới của Liên Hiêp Quốc kỉ niệm ông như một danh nhân văn hóa của nhân
loại.
 
Q

quynhtrang1996

tham khảo

Đề 1 : vai trò của cây cối :

1.Mở bài: -Trong cuộc sống con người tồn tại, làm việc và giải trí hàng ngày trong một môi trường sống trong sạch. Một trong những yếu tố tạo nên sự trong sạch đó chính là "rừng".
- Với diện tích lớn là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh, trái đất với điều kiện lý tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự sống, một điều mà chưa hành tinh nào có. Đặc biệt là rừng - một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
2.Thân bài:
-Rừng là gì?
-Ảnh hưởng của rừng:thành phần chính của rừng là cây xanh nên cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển.
-Rừng còn là môi trường sống của rất nhiều động vật quý hiếm.
-Trong rừng còn có rất nhiều loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu,... rồi các loại thuốc quý. Có những khu rừng được con người trồng lên để phục vụ cho chế biến công nghiệp như rừng cao su, rừng tre, nứa, keo tai tượng,....
-Rừng còn là môi trường sinh thái trong lành - một địa điểm du lịch lý thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt vời đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn.
-Lên án những người chặt phá cây bừa bãi nhất là những người dân thiếu hiểu biết "đốt nương làm rẫy" khai phá rừng một cách vô ý thức.
-Hậu quả để lại: hạn hán, lũ lụt, sụt lở đất... làm thiệt hại bao tiền của và tính mạng của những người dân vô tội.
-Hiểu rõ tầm quan trọng, thấy rõ những hậu quả của việc tàn phá rừng, chúng ta thêm phần yêu quý và biết bảo vệ rừng hơn.
3.Kết bài: -Đảng và nhà nước ta cần phải có những biện pháp thích hợp và quản lý chặt chẽ trong việc khai thác rừng.
-Là học sinh, sinh viên chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ rừng góp phần làm trong sạch không khí, môi trường sống.
đề 2:
*Mở bài: Giới thiệu về ma tuý, rượu, thuốc lá,..( phân loại, thành phần,...)
* Thân bài:
- Tác hại của ma tuý, rượu, thuốc lá... đối với cuộc sống của chúng ta như thế nào?
+Đối với mỗi cá nhân: Ma tuý, rượu, thuốc lá..làm tổn hại sức khoẻ, giảm đi sự minh mẫn và năng xuất lao động, giảm trí nhớ và tuổi thọ ...
+ Đối với gia đình và xã hội : người nghiện trở thành gánh nặng về vật chất và tinh thần .Họ còn gâyảnh hưởng xấu tới xung quanh : gây ồn ào; gây mất trật tự xã hội; làm nẩy sinh các tệ nạn khác một cách nhanh chóng; làm hại sức khoẻ của những người cùng sống trong gia đình hay làm trong cùng cơ quan; về lâu dài , con cái của những người mắc nghiện
cũng ở trong tình trạng suy nhược ,...
- Nhận thức của con người về tác hại của những chất gây nghiện này ra sao ? (con người biết khá rõ về tác hại của những chất này nhưng vì một số kẻ tham lợi mà những chất gây hại nêu trên vẫn còn tồn tạikhá phổ biến ở khắp nơi trên thế giới ).
Tình trạng nghiện ngập trong giới học sinh, sinh viên hiện nay ra sao ? ( Khá phổ biến, chủ yếu đua đòi học theo người)
.Kết bài :
- Chúng ta phải làm gì để ngăn chặn những tệ nạn nêu trên ?
+ Tuyên truyền, động viên tích cực người thân .
+ Cần có biện pháp hạn chế khâu sản xuất .
+ Xử lí thật nghiêm những người sử dụng chất gây nghiện.
Đề 3 :D

1) Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Kinh nghiệm học và làm văn
Đối với nhiều học sinh hiện nay, việc học văn bị coi như cực hình vì nhiều bạn không có cách học phù hợp với bộ môn xã hội này. Chúng ta hãy cùng bàn về một vài lưu ý khi học văn!

2) Thân bài:

a) Văn học là gì?

b) Thực trạng việc học văn của học sinh hiện nay:
+Nhiều người học đối phó
+ Nhiều người yêu thích nhưng không dám theo đuổi vì ngại khó
+ Chỉ có một bộ phận nhỏ học sinh thật sự yêu thích văn học nhưng đâu có được bao nhiêu người theo đuổi nó

c) Kinh nghiệm học - làm văn:
- Để học tốt chương tringh phổ thông, trước hết bạn phải nắm vững các bài giảng văn ở lớp bằng cách tìm hiểu trước bài học ở lớp
- Khi học văn, quan trọng là bạn phải tập trung cao độ và có khả năng liên tưởng phong phú.
- Trong khi giáo viên giảng bài, chú ý ghi lại các ý chính hay những chi tiết đáng lưu ý mà thầy cô nêu ra.
- Thường xuyên làm thêm các bài tập ở phần luyện tập sau mỗi phần bài học
- Đọc nhiều sách báo
- Rèn luyện tính logic, sáng tạo để có thể áp dụng được trong việc làm văn

..v.v..

3)Kết bài:
- Khuyến khích người đọc
- Động lực cố gắng của bản thân
nguồn http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-134547.html
 
C

congtang_tonnu_beautiful

Thuyết minh về nguyễn trãi:

* 1380 : Nguyễn Trãi ra đời trong dinh ông ngoại là quan tư đồ Trần Nguyên Đán ở
Thăng Long.

* 1400 : Nhà Hồ thay nhà Trần, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh ( tiến sĩ ), cùng cha là Nguyễn Phi Khanh ra làm quan với nhà Hồ.

* 1407 : Quân Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ mất, Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải về

Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo cha, nhưng cha khuyên trở về tính chuyện trả thù

nhà, đền nợ nước.

Nguyễn Trãi bị quân Minh bắt, giam lỏng ở thành Đông Quan.

* 1420 : Lê Lợi đóng quân ở Lỗi Giang, Nguyễn Trãi gặp Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách.

* 1427 : Lê Lợi đóng quân ở Bồ Đề. Nguyễn Trãi viết thư thảo hịch dụ hàng .

* 1428 ; Lê Lợi lên ngôi. Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo.

* 1440 : Nguyễn Trãi xin về nghỉ ở Côn Sơn.

* 1442 : Nguyễn Trãi được gọi ra nhận chức lại.

Lê Thái Tông đông tuần xem duyệt võ, ghé thăm Côn Sơn ( tháng 7 )

Ngày 4-8, vua về đến Trại Vải ( Bắc Ninh ), đêm bị chết đột ngột. Lúc ấy có Nguyễn

Thị Lộ chầu chực bên cạnh.

Ngày 16-8 ( 12-9-1942 dương lịch ), Nguyễn Trãi bị buộc tội âm mưu giết vua, bị giết

cùng với cả ba họ.


Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị : chính

trị cứu nước, cứu dân, nội trị, ngoại giao; võ là quân sự : chiến lược và chiến thuật: "

yếu đánh mạnh, it địch nhiều ... thắng hung tàn bằng đại nghĩa". Văn và võ đều là vũ

khí . Thật là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta.


Nguyễn Trãi là một con người đầy tài hoa, nhưng cũng đầy bất hạnh. Cuộc đời và thơ

văn của ông đã sáng ngời lên một tình yêu nước, thương dân tha thiết, muốn cống

hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho dân, cho nước, nhưng cái hoài bão lớn lao ấy của ông

không thực hiện được vì vua Lê Thái Tổ rồi đến vua Lê Thái Tông không còn tin dùng

ông như trước nữa. Ông buồn chán, đành thoát vòng danh lợi, lui về ở ẩn ở Côn Sơn,

sống cuộc sống thanh bần. Cuối cùng ông còn phải ôm mối hận nghìn đời và bị tru di

tam tộc, vì bị vu oan là mưu sát vua Lê Thái Tông. Mãi đến đời vua Lê Thánh Tông

ông mới được minh oan.


Những tác phẩm của ông :

- Quân trung từ mệnh tập : Là những thư từ gửi cho các tướng tá giặc và những giấy

tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế “đánh vào lòng” ngày nay

gọi là địch vận.

- Bình Ngô đại cáo : Thừa lệnh Lê lợi, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để tổng kết

cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh đầy hi sinh gian khổ, nhưng cũng đầy

thắng lợi vẻ vang và tuyên bố nước nhà độc lập.


- Các bài chiếu : Nguyễn Trãi viết các bài chiếu là theo lệnh của Lê Thái Tổ để răn dạy

thái tử và các quan.


- Ức Trai thi tập : Tập thơ viết bằng chữ Hán.

- Quốc Âm thi tập : Tập thơ viết bằng chữ Nôm.


Nói tóm lại, thơ văn của Nguyễn Trãi thể hiện một tình yêu quê hương, gia đình sâu

đậm, một tình yêu thiên nhiên tha thiết và bộc lộ tâm sự u hoài của nhà thơ.

Nguyễn Trãi không những là một nhà thơ mà ông còn là một nhà chính trị, một nhà

quân sự, một nhà văn hóa lỗi lạc. Chính vì vậy, vào năm 1980, Tổ chức Văn hóa Giáo

dục thế giới của Liên Hiêp Quốc kỉ niệm ông như một danh nhân văn hóa của nhân
loại.
 
Top Bottom