Chậc !
2 năm rồi không còn nghe thấy tiếng giảng bài thơ này của Tố Hữu bên tai mình nữa, Kể cùng lạ ! Tuy không nghe nhưng vẫn thấy nó văng vẳng bên tai mỗi khi nhắc đến môn văn học trên ghế nhà trường. Phải chăng là cách dùng từ của tác giả :
"Mình về mình có nhớ ta ?"
Chậc !
Câu thơ mang lại cảnh chia ly mà người ở muốn níu giữ người đi. Và người đi thì càng không muốn xa mảnh đất mà mình đã gắn bó đúng như câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên :
"Khi ta ở ,chỉ là nơi đất ở!
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn."
Cũng lạ kì lắm thay. Cố nhà thơ Tố Hữu, cứ sau 1 câu Mình lại đến 1 câu ta đối lại. Lạ lắm thay.
Chính cách dùng câu thơ như vậy đã tạo cho khung cảnh của cuộc chia ly thêm phần sinh động. Thêm phần gợi nên hình ảnh đối đáp của kẻ ở người đi.
Không chỉ dừng lại ở đó, kẻ ở còn nhắc lại những kỷ niệm như muốn người đi sẽ không quên họ.
Chậc !
Âu cách dùng từ của tác giả, cách gợi lên khung cảnh và tâm trạng của cuộc chia ly khi từ chiến khu về thủ đô cũng hợp với tâm trạng của con người. Có thể nói, bài thơ Việt Bắc thành công là ở đó....