HƯỞNG ỨNG VIỆC HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
Kính thưa: …………………………………………..
……………………………………………………………
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa toàn thể các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến!
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”
Peter F. Drucker, một chuyên gia nổi tiếng thế giới về quản lý cũng đã nói: "Sự cấp thiết của lực lượng tri thức là một thách thức đối với tất cả những mô hình quản lý hiện nay. Khi dòng thông tin trở nên phổ biến và mang tính toàn cầu thì cách tiếp cận quan trọng nhất là học tập".
Khái niệm “ học tập suốt đời “ và “ xây dựng xã hội học tập “ thật ra đã có mầm mống được sử dụng ở nước ta từ lâu .Có thể nói những năm tháng sau cách mạng Tháng Tám ở nước ta đã có mầm mống hình thành một xã hội học tập. Song song với việc xoá mù chữ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành giáo dục nước ta đã mở ra hệ thống học tập không chính quy dành cho người lớn tuổi, cho người nghèo, cho con em tầng lớp lao động. Khắp nơi trên đất nước hàng loạt các trường phổ thông lao động, các trường bổ túc công nông, bổ túc văn hoá, vừa học vừa làm đã hình thành và đem lại quyền được học hành cho mọi người dân, mà trước đấy trong lịch sử phát triển giáo dục nước ta chưa từng bao giờ có được.. Nhờ những bước đi đúng đắn này mà ở nước ta ngày hôm nay mới có được một đội ngũ trí thức công nông lớn mạnh, mà trong họ không ít người nhờ qua con đường học không chính quy đã trưởng thành và đạt tới đỉnh cao của các lĩnh vực khoa học, công nghệ và quản lý, trở thành những cán bộ đầu ngành của hầu hết tất cả các lĩnh vực.
Khái niệm giáo dục suốt đời được Đảng ta đề ra trong văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX là: “Tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, suốt đời” nghĩa là phải xây dựng một xã hội học tập để thực hiện giáo dục suốt đời. Đây là phương hướng chung của giáo dục trong tương lai, với ý nghĩa là đưa giáo dục vào cả đời người, biến việc học thành quá trình không ngừng tự nâng cao năng lực trí tuệ và khả năng thực hành, đáp ứng tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó, có sự đóng góp xứng đáng và hưởng thụ thỏa đáng của những thành viên có trí tuệ tham gia tích cực, có hiệu quả vào quá trình phát triển chung của xã hội.
Xây dựng xã hội học tập suốt đời phải là một trong những chiến lược then chốt của giáo dục nước ta trên con đường đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Học tập suốt đời trong xã hội học tập là tạo cơ hội bình đẳng trong giáo dục để từng thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, thôn, xóm, phường, xã và cả xã hội nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trên con đường làm cho nước ta sớm trở thành một nước dân giầu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Thông qua xã hội học tập và học tập suốt đời là cơ hội giảm đi số người thất nghiệp và tạo cơ hội có thêm công ăn việc làm cho nhiều người khác. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, nâng cao nếp sống văn minh, giữ gìn bản sắc văn hoá, thuần phong, mỹ tục truyền thống của dân tộc. Giáo dục suốt đời sẽ là cơ sở vững chắc đảm bảo cho dân chủ hoá. Tổng sự thành đạt của tổng cá nhân trong xã hội là mục tiêu phát triển của xã hội. Học tập suốt đời giúp định dạng đầy đủ từng thành viên trong xã hội. Xã hội học tập đảm bảo quyền được học của mọi thành viên trong xã hội.
Học tập suốt đời có thể coi như linh hồn cơ bản của một xã hội học tập. Xã hội học tập và học tập suốt đời được coi như giải pháp hữu hiệu nhất của việc tự hoàn thiện cá nhân mỗi người với quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Vì không cần phải có một mô hình giáo dục riêng biệt, không cần trường lớp chính quy theo kiểu truyền thống, mà nó tận dụng tất cả các phương thức, hình thức học tập chính quy, không chính quy và phi chính quy. Con đường học tập cho mọi ngươì hoàn
Nguồn ST
Đây là bài phát biểu bạn có thể tham khảo nhé!