Văn 9 viếng lăng bác

Kaito Of heart

Học sinh chăm học
Thành viên
9 Tháng bảy 2019
249
115
51
Hà Nội
THCS Hoàng Liệt
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1. Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ
thuật của các nhà thơ. Nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện tấm lòng thành kính và
niềm xúc động, lòng biết ơn sâu sắc đối với Bác qua bài thơ “Viếng lăng Bác”.
a. Mở đầu bài thơ, tác giả viết :
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
Và sau đó, tác giả thấy :
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
Từ những câu thơ trên, kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, em hãy
cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào?
b. Em có nhận xét gì về kết cấu nhan đề của bài thơ?
c. Xác định các từ cùng trường từ vựng trong đoạn thơ ở câu a và nêu tác dụng
của việc sử dụng trường từ vựng đó?
d. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo mô hình quy nạp (có sử dụng phép lặp
và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót
thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào lăng viếng Bác.
g. Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thơ của Bác. Em hãy chép chính xác
một bài thơ của Bác có hình ảnh trăng mà em đã học trong chương trình Ngữ
văn cấp THCS (Cho biết tên bài thơ và năm sáng tác).
Bài 2
a. Mở đầu bài thơ “Viếng lăng Bác”, nhà thơ Viễn Phương viết :
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác,
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam,
Bão tập mưa sa đứng thẳng hàng.
Kết thúc bài thơ, tác giả Viễn Phương viết:
“Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Hình ảnh cây tre được lặp lại ở cuối bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
b. Trước khi rời lăng Bác trở về miền Nam, nhà thơ viết: “Mai về miền Nam
thương trào nước mắt”. Em hãy cho biết cụm từ “thương trào nước mắt” trong
câu thơ thuộc cụm từ loại nào và biểu đạt cảm xúc gì của nhà thơ?
c. Em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau về ước nguyện của nhà thơ Viễn Phương
trong bài “Viếng lăng Bác” và của nhà thơ Thanh Hải trong bài “Mùa xuân nho
nhỏ”?
d. Khổ thơ cuối diễn tả tâm trạng lưu luyến nhớ thương dâng trào và ước nguyện
thành kính của nhân dân miền Nam nói riêng, của cả dân tộc nói chung với Bác
Hồ. Em hãy triển khai, nội dung trên thành một đoạn văn theo mô hình tồng -
phân - hợp, trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu cảm
thán.
e. Cây tre đã trở thành hình ảnh trung tâm của nhiều tác phẩm văn học Việt Nam.
Trong chương trình Ngữ văn cấp THCS có một tác phẩm đã lấy hình ảnh cây tre
để làm biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam em hãy ghi rõ tên tảc
giả, tác phẩm đó.
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Bài 1. Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ
thuật của các nhà thơ. Nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện tấm lòng thành kính và
niềm xúc động, lòng biết ơn sâu sắc đối với Bác qua bài thơ “Viếng lăng Bác”.
a. Mở đầu bài thơ, tác giả viết :
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
Và sau đó, tác giả thấy :
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
Từ những câu thơ trên, kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, em hãy
cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào?
b. Em có nhận xét gì về kết cấu nhan đề của bài thơ?
c. Xác định các từ cùng trường từ vựng trong đoạn thơ ở câu a và nêu tác dụng
của việc sử dụng trường từ vựng đó?
d. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo mô hình quy nạp (có sử dụng phép lặp
và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót
thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào lăng viếng Bác.
g. Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thơ của Bác. Em hãy chép chính xác
một bài thơ của Bác có hình ảnh trăng mà em đã học trong chương trình Ngữ
văn cấp THCS (Cho biết tên bài thơ và năm sáng tác).
Bài 2
a. Mở đầu bài thơ “Viếng lăng Bác”, nhà thơ Viễn Phương viết :
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác,
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam,
Bão tập mưa sa đứng thẳng hàng.
Kết thúc bài thơ, tác giả Viễn Phương viết:
“Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Hình ảnh cây tre được lặp lại ở cuối bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
b. Trước khi rời lăng Bác trở về miền Nam, nhà thơ viết: “Mai về miền Nam
thương trào nước mắt”. Em hãy cho biết cụm từ “thương trào nước mắt” trong
câu thơ thuộc cụm từ loại nào và biểu đạt cảm xúc gì của nhà thơ?
c. Em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau về ước nguyện của nhà thơ Viễn Phương
trong bài “Viếng lăng Bác” và của nhà thơ Thanh Hải trong bài “Mùa xuân nho
nhỏ”?
d. Khổ thơ cuối diễn tả tâm trạng lưu luyến nhớ thương dâng trào và ước nguyện
thành kính của nhân dân miền Nam nói riêng, của cả dân tộc nói chung với Bác
Hồ. Em hãy triển khai, nội dung trên thành một đoạn văn theo mô hình tồng -
phân - hợp, trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu cảm
thán.
e. Cây tre đã trở thành hình ảnh trung tâm của nhiều tác phẩm văn học Việt Nam.
Trong chương trình Ngữ văn cấp THCS có một tác phẩm đã lấy hình ảnh cây tre
để làm biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam em hãy ghi rõ tên tảc
giả, tác phẩm đó.
Bài 1:
a) Cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự của một cuộc hành trình vào lăng viếng Bác, từ khi đứng trước lăng đến khi bước vào lăng và trở ra về.
b)
Nhan đề bài thơ "Viếng lăng Bác" chỉ có 3 chữ ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, khuyết đi chủ ngữ. Đó là lời thông báo về việc nhân vật trữ tình hay chính là tác giả ra Hà Nội, đến với lăng Bác để bày tỏ tấm lòng của mình và đó cũng là tấm lòng của mọi người dân nước Việt.
c)
Các từ cùng trường từ vựng: vầng trăng, trời xanh. Đây là những hình ảnh của vũ trụ kì vĩ, vĩnh hằng, là ẩn dụ về sự cao cả, vĩ đại luôn trường tồn ở Bác. Bằng việc sử dụng trường từ vựng này, tác giả tâm hồn sáng trong của Bác, đồng thời thể hiện tấm lòng xót thương trước sự thật đau lòng.
d)
Đến với "Viếng lăng Bác"- một thi phẩm xuất sắc của nhà thơ Viễn Phương, hẳn ai cũng nhớ tới cảm xúc mãnh liệt được thể hiện trong khổ ba của bài thơ.
Trích thơ
Câu thơ đầu tiên, bằng biện pháp nói giảm, nói tránh, ta thấy Bác nằm đó đang trong giấc ngủ bình yên sau bảy mươi chín mùa xuân không hề ngơi nghỉ. Từ ánh điện mờ trong lăng, nhà thơ liên tưởng tới một hình ảnh ẩn dụ đẹp "vầng trăng sáng dịu hiền". Hình ảnh diễn tả chính xác, tinh tế không khí trang nghiêm, yên tĩnh, sánh sáng dịu nhẹ trong trẻo của không gian trong lăng. Hình ảnh đó đưa ta vào một không gian huyền diệu đồng thời gợi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác cùng những vần thơ đầy trăng, yêu trăng của Người. Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi". Bác mãi là "mặt trời" đỏ, là "trời xanh" bao la- những hình ảnh biểu tượng cho thiên nhiên vĩnh hằng, luôn trường tồn, bất diệt. Vậy là Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi trên đầu, Bác hoá thân vào thiên nhiên, xứ sở như Tố Hữu đã từng viết "Bác sống như trời đất của ta". Nhưng dù tin như thế, nhà thơ vẫn không thể không đau xót trước sự thật Bác đã ra đi. Cụm từ "vẫn biết"- "mà sao" được dùng như một sự đối lập, là sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm: lí trí thì nói Bác đang trong giấc ngủ bình yên, nghĩa là Bác vẫn còn sống nhưng tình cảm lại đau xót khôn nguôi trước sự thật đau lòng. Từ "nhói" càng tô đậm thêm nỗi đau quặn thắt, tê tái trong tâm hồn nhà thơ. Tóm lại, bốn câu thơ với nhiều hình ảnh ẩn dụ sáng tạo là những vần thơ chứa chan niềm thành kính, tác giả đã khắc đậm trong lòng người đọc không chỉ là niềm kính yêu, tự hào về Bác mà còn là nỗi xúc động khôn nguôi.
g)
Bài thơ Vọng Nguyệt (ngắm trăng)- 1942
Bài 2:
a)
Hình ảnh cây tre bài khép lại bài thơ tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo tính trọn vẹn đồng thời hình ảnh mang nghĩa mới: cây tre trung hiếu- trung với nước, hiếu với dân, nguyện đi theo con đường mà Bác đã lựa chọn.
b)
Cụm từ "thương trào nước mắt" là cụm động từ làm cụ thể hoá nỗi nhớ thương mà tác giả dành cho Bác. Đó là nỗi lưu luyến, bịn rịn không muốn rời xa Bác, đó cũng là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả.
c)
- Giống: đều là ước nguyện được cống hiến
- Khác:
+ Mùa xuân nho nhỏ: cái "tôi" hiện diện trong cái "ta" chung, muốn được cống hiến những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất cho đất nước, cho cuộc đời.
+ Viếng lăng Bác: cái tôi cá nhân ẩn đi, hoà vào cái chung của cộng đồng để thể hiện khát vọng được "hoá thân" vào những sự vật làm đẹp cho cảnh quan xung quanh lăng Bác.
d)
Đọc bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương, hẳn mỗi chúng ta đều trào dâng niềm xúc động khi đọc những vần thơ của khổ cuối về tâm trạng nhà thơ khi sắp phải xa Bác trở về miền Nam.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Nếu như câu mở đầu của bài thơ là một lời thông báo rằng con người từ mảnh đất thành đồng Tổ Quốc đã đến viếng lăng Người thì câu thơ mở đầu đoạn thơ cuối này như một lời giã biệt đầy xúc động. Sắp phải xa Bác trở về miền Nam, nhà thơ không thể nào ngăn được xúc động để dòng nước mắt cứ thế tuôn trào. Từ "trào" đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc lưu luyến, buồn thương của đứa con miền Nam đã biến thành ước nguyện thiết tha hoà mình vào thiên nhiên, cảnh vật để được ở mãi bên Người, canh giấc ngủ cho Người. Uớc nguyện, nguyện vọng của nhà thơ nhỏ bé, khiêm nhường mà đẹp đẽ biết nhường nào:
"Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này..."

Điệp ngữ "muốn làm" nhấn mạnh ước nguyện chân thành, gợi tả cảm xúc thiết tha, nồng hậu, không muốn rời xa của tác giả cũng như nhân dân cả nước đối với Bác Hồ kính yêu. Như vậy, ta thấy được tình cảm tất cả dành cho Bác mới nhiều và tha thiết làm sao! Đặc biệt, hình ảnh cây tre lại xuất hiện, khép lại bài thơ một cách thật khéo léo, vừa tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, vừa gây ấn tượng sâu sắc, tạo dòng cảm xúc trọn vẹn. Nhà thơ muốn làm cây tre trung hiếu để được ở mãi bên Người, canh giấc ngủ cho Người. Mặt khác cũng là lời nguyện ước mãi đi theo con đường mà Bác đã lựa chọn. Tóm lại, bài thơ tưởng như khép lại trong sự xa cách về không gian nhưng lại tạo ra sự gần gũi trong tình cảm, ý chí của nhà thơ và cũng là của mỗi chúng ta.

Phần in đậm: câu cảm thán
Phần gạch chân: lời dẫn trực tiếp
e)
Cây tre Việt Nam- Thép Mới
 
  • Like
Reactions: ~ Su Nấm ~
Top Bottom