Viếng lăng bác 2

T

thaonguyenkmhd

Bạn tham khảo nha!

BÀI LÀM 1

Viễn Phương là một nhà thơ có tiếng, quê ở An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất trong lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền nam từ thời kì chống Mĩ cứu nước. Ông đã cho ra đời nhiều bài thơ hay nhưng đặc sắc nhấ là bài “viếng lăng bác”. Bài thơ được sáng tác trong thời gian sau khi cuộc kháng chiếc chống mĩ kết thúc thắng lợi, dất nước thống nhất, lăng Bác cũng vừa khánh thành, Viễn Phương vinh dự ra thăm miền bắc, vào lăng viếng bác. Với niềm xúc động sâu sắc và lòng thành kính của mình, nhà thơ đã cho ra đời bài thơ “ viếng lăng bác” và được in trong tập thơ”Như mây mùa xuân”.

Ở khổ thơ đầu, nội dung chính là cảm xúc của tác giả trước cảnh vật ngoải lăng bác.

“ Con ở miền nam ra thăm lăng bác
....
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”​

Khi tác giả từ miền Nam ra Hà Nội thăm bác, ông đã có một lời giới thiệu thật gọn” Con ở miền Nam ra thăm lăng bác”, Viễn Phương đã thể hiện lòng thành kính của mình đối với Bác qua từ” con” và địa danh nơi t/g sinh sống”niềm nam”lại càng làm nổi bật sự xúc động dạt dào của nhà thơ. Miền Nam-nơi chiến trường xưa, nơi Bác mong muốn vào thăm khi nước nhà thống nhất. Thế nhưng điều đó chưa kịp thực hiện thì Bác đã mãi mãi đi xa. Để bây giờ, t/g- người con của miền Nam lại phải lên thăm lại người cha giả kính yêu. t/g đã rất cẩn trọng trong việc dùng từ ngữ của mình”thăm lăng bác”, trong lòng nhà thơ vẫn luôn sống mãi với cuộc đời và với công lao của Người dành cho đất nước và dân chúng. Khi t/g bước vào trong khuôn viên lăng, cảnh đầu tiên t/g thấy chính là cây tre”đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”. Tre nhiều và bạt ngàn khiến cho t/g phải ngạc nhiên mà cất tiếng kêu “Ôi!”. Hàng tre thẳng tắp, xanh bóng lại uy nghiêm và nghiêm trang, ko lung lay khi bão táp mưa sa:. Tre tượng trưng cho DT , đất nước VN kiên trì, bất khuất, bền bỉ và dũng cảm. Hàng tre bao quanh lăng bác như đang canh giữ giấc ngủ cho Bác. Chỉ trong vòng 4 câu thơ thôi mà t/g đã thể hiện niềm xúc động sâu sắc của mình qua những từ ngữ thật giàu tính biểu cảm và sử dụng những nghệ thuật thật đặc sắc như tượng trưng, ẩn dụ.

Khổ thơ hai thể hiện cảm xúc của t/g trước dòng người vào lăng viếng bác.

“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
....
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.​

Nhà thơ dùng hình ảnh” mặt trời đi qua trên lăng” để mở đầu cho cảm xúc của mình. “ mặt trời” dường như đã quá quen thuộc đối với chúng ta, nhưng hình ảnh này được nhắc đến trong thơ của Viễn Phương lại sinh động hơn nhiều qua động tác “đi, thấy”. T/g đã thành công trong việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa thật độc đáo. “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. “ mặt trời trong lăng” là một hình ảnh ẩn dụ đẹp chỉ Bác.Ở câu thơ này nhà thơ đã ca ngợi công lao của bác và bày tỏ niềm tự hào, sự tôn kính đối với Bác. “ngày ngày dóng người đi trong thương nhớ”. Điệp ngữ “ngày ngày”, chỉ sự liên hoàn , từ ngày này sang ngày khác, thời gian nối tiếp trôi, “dòng người đi trong thương nhớ, Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân”

Là một hình ảnh tả thực, dòng người đến viếng Bác đông, trông như những tràng hoa. Không những vậy, nhà thơ còn kết hợp với hình ảnh ẩn dụ , tượng trưng để thể hiện lòng biết ơn của nhân dân VN nói chung và nhân dân TG nói riêng.”bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ về tuổi thọ của bác. Hai cặp câu cuối đã thể hiện thật rõ ràng sự tôn kính của nhân dân VN đối với Bác qua điệp ngữ liên hoàn, hình ảnh ẩn dụ và tả thực xen với hình ảnh nhân hóa thật độc đáo của Viễn Phương.

Khổ ba thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của t/g khi vào lăng viếng bác.

“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
....
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.​

Khi t/g bước vào lăng t/g đã thấy” bác nằm trong giấc ngủ bình yên”, ông tưởng như Bác đang ngủ, một giấc ngủ bình yên, thanh thản. nhà thơ đã liên tưởng ánh đèn quanh BÁc là ánh sáng của trăng. Dường như nhà thơ rất am hiểu về Bác thì phải, vì lúc sinh thời Bác đã từng xem trăng là người bạn tri kỉ, vui buồn có nhau và Người đã sáng tác rất nhiều bài thơ về trăng. Cho nên, khi nhìn thấy ánh sáng đèn thì t/g liền nghĩ ngay đến ánh trăng. Nhà thơ đã giúp cho trăng và bác lại trở thành bạn tri kỉ. lí trí của t/g bây giờ rất rõ là bác đã mất thế nhưng ông vẫn phải thốt lên rằng”Vẫn biết trời xanh là mãi mãi, Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

“trời xanh” là một ẩn dụ đẹp chỉ bác hồ, nhà thơ luôn cho rằng Bác ko bao giờ mất, Bác chỉ đang ngủ thôi, bác mãi truồng tồn, vĩnh cửu trong lòng nhân dân VN và nhất là t/g. nhưng sự thật vẫn là sự thật, cho dù đó là diều quá đau lòng. Bác đã mãi mai đi xa, bác đang ngủ một giấc ngủ thiên thu và t/g thậ sự qua đau lòng khi biết điều này và cảm thấy đau lòng khi biết điều này và cảm thấy đau nhói ở trong tim. Khổ thơ đã diễn tả sự đau đớn của t/g khi thấy Bác đã qua đời qua những nghệ thuật đặc sắc.

Khổ bốn thể hiện tâm trạng của t/g khi sắp phải rời xa lăng bác.

“Mai về miền nam thương trào nước mắt
....
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.​

Đang ở trong lăng viếng bác mà t/g đã nghĩ đến “ mai về miền nam”, tâm trạng luyền tiếc, ngậm ngùi, ko muốn rời xa lăng bác. Lòng ông đau như cắt, nước mắt trào ra khi nhà thơ nghĩ đến điều đó. Nên t/g có một ước nguyện là làm con chim để hót cho Bác nghe. Nhưng t/g sợ con chim rồi cũng sẽ bay đi mất, nên t/g lại muốn làm đóa hoa để tỏa ngát hương thơm, làm đẹp cho lăng.Nhưng bông hoa rồi cũng sẽ tàn, nên t/g đã ước muốn mình làm cây tre bên lăng Bác, để bảo vệ lăng và đóng góp phần nhỏ bé của mình- người con hiếu thảo- cho người cha già kính yêu và càng được làm rõ qua diệp từ “muốn làm”, nhà thơ khao khát được bên bác, những hình ảnh ẩn dụ một lần nữa lại bổ sung thêm nghĩa trung hiếu của t/g đối với Bác Hồ.


Tóm lại, bài thơ là một đặc sắc nghệ thuật của nhà thơ Viễn Phương, ko những thành công trong việc kết hợp thật độc đáo giàu các biện pháp tu từ mà bài thơ còn có giọng điệu trang trọng và tha thiết, ngôn ngữ bình dị, mà cô đúc, mà ko phải ai cũng có thể sáng tạo như thế được, và đó chỉ có thề là Viễn Phương.
 
T

thaonguyenkmhd

tiếp

BÀI LÀM 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam – đã cống hiến trọn đời mình vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Người ra đi năm 1969, để lại biết bao nỗi thương nhớ và xót xa cho Tổ quốc. Có nhiều nhà thơ đã viết bài thơ tưởng nhớ về Bác, và "Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một trong những bài thơ xuất sắc nhất. Chúng ta hãy cùng đến với bài thơ để cảm nhận được cảm xúc ấy.

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
....
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”​

Năm 1976, sau ngày đất nước ta được hoàn toàn giải phóng, lăng Bác được khánh thành. Nhà thơ Viễn Phương từ miền Nam đã ra thăm lăng Bác. Cảm xúc dâng trào, nhà thơ đã làm một bài thơ như một lời bộc bạch chân tình của hàng triệu người con miền Nam với Bác. Đây là một bài thơ đặc sắc, giàu ý nghĩa, làm cho người đọc xúc động.
Hai khổ thơ đầu là những dòng cảm xúc ban đầu của nhà thơ khi được lần đầu đến thăm lăng Bác: một chút tự hào, xen lẫn vui sướng, lẫn xúc động khi sắp đc kề cận bên Ng` cha thân yêu của dân tộc.Bằng những hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi, nhôn ngữ bình dị mà hàm súc, tinh tế, đoạn thơ đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc vô cùng sâu sắc.

Hai khổ cuối bài thơ như những nốt nhạc du dương, trầm bổng, réo rắt như tấm lòng tha thiết yêu mến của nhà thơ với Bác. Bằng những ngôn từ ẩn dụ đặc sắc,từ ngữ bình dị mà giàu sức gợi, câu thơ đã khơi gợi trong lòng người đọc những rung động sâu sắc và đáng quý.

Bài thơ được phân chia theo bố cục thời gian, và khổ thơ đầu tiên nói về cảm xúc của tác giả khi nhìn thấy lăng Bác từ xa.
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”​

Câu thơ đầu tiên thật ngắn gọn nhưng nó lại là một lời tâm sự chân tình của nhà thơ cũng như hàng triệu người con miền Nam. Một tiếng "con” thật ấm áp, gần gũi, thể hiện lòng kính yêu to lớn đối với Bác. Bác thật gần gũi với người dân, như là một vị cha già của dân tộc. "Con ở miền Nam” - mấy tiếng ấy bao hàm một nỗi đau và một niềm tự hào. Miền Nam gian khổ và anh hùng, miền Nam đi trước về sau, miền Nam thành đồng Tổ quốc, miền Nam vừa chiến thắng kẻ thù hung bạo trở về trong đại gia đình Việt Nam đây Bác ơi! Nhà thơ mong nhìn thấy Bác một lần sau khi đất nước đã giải phóng nhưng thật đau xót, Bác đã không còn. Vì vậy, từ "viếng” đã được nhà thơ thay bằng từ "thăm” để giảm nhẹ nỗi đau cũng như bày tỏ niềm tin rằng Bác vẫn sống mãi.

"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”​

Đập vào mắt nhà thơ là hình ảnh hàng tre xanh ngắt trước lăng Bác. Cây tre - biểu tượng cho sự bất khuất, kiên cường nhưng giản dị, thanh cao của người dân Việt Nam – đã để lại một dấu ấn đậm nét trong lòng tác giả trước khi bước vào lăng Bác. Hàng tre bát ngát – Hàng tre xanh xanh – Hàng tre Việt Nam: hàng tre bao đời như một dấu hịêu đặc biệt của dân tộc. Hàng tre trùm bóng mát rượi lên bao thế hệ cuộc đời, hàng tre mang bao phẩm chất của con người Tổ quốc ta: dẻo dai, đoàn kết, bất khuất, kiên cường. Ở Bác có tất cả những gì mà những con người Việt Nam từng có, cũng cái dấu hiệu xanh tươi sự sống ấy, cũng cái kiên cường "đứng thẳng hàng” trong "bão táp mưa sa” ấy. Dân tộc ta thật sự có sức sống mãnh liệt, cho dù những thử thách của thiên nhiên, của lịch sử có khắc nghiệt cách mấy thì vẫn kiên cường chống chọi, và vẫn cố gắng đứng thẳng chứ nhất quyết không chịu bị bẻ cong. Hàng tre đứng đó, bên lăng Bác như ru giấc ngủ ngàn thu của Bác, gắn bó mãi mãi với Bác như dân tộc Việt Nam vẫn kính trọng Bác mãi mãi.

Đến gần lăng Bác, xếp hàng vào viếng thì tác giả có thêm nhiều cảm xúc mới.

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”​

Hai câu thơ sinh động với nhiều hình ảnh gợi cảm được tạo nên từ những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi với nhau. Một mặt trời thực đi qua trên lăng, là mặt trời của tự nhiên, của muôn loài, soi sáng cho muôn loài, đem lại sức sống cho thế giới. Từ mặt trời thật ấy, một mặt trời ẩn dụ khác hiện ra trong lăng, rất đỏ. Bác nằm trong lăng với ánh sáng đỏ xung quanh như một mặt trời. Bác tồn tại vĩnh cửu trong lòng mỗi người dân Việt Nam như sự tồn tại của một mặt trời thật. Bác soi sáng đường cho dân tộc ta đi, cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giành độc lập của Tổ quốc. Bác giúp nhân dân ta thoát khỏi kiếp sống nô lệ, trở thành một con người tự do để bây giờ được hạnh phúc. Công lao của Bác đối với dân tộc ta cũng như mặt trời, to lớn không kể xiết. Bác là một mặt trời. Cái ẩn dụ mặt trời ở đây không biết đã đủ nói về Bác chưa ?. Không, nếu nói Bác là mặt trời thì phải nhấn mạnh thêm cho rõ cái đặc tính của vầng mặt trời ấy: rất đỏ. Cái mặt trời đang tỏa sáng trên cao kia, cái mặt trời của thiên nhiên, tượng trưng của nguồn nóng, nguồn sáng, nguồn sự sống ấy, không phải bao giờ cũng nguyên vẹn thế đâu, không phải lúc nào cũng ấm nóng thế đâu! Vầng mặt trời ấy có thể bị bóng đêm lấn át. Nhưng vầng mặt trời Bác Hồ của ta thì mãi mãi đỏ thắm, mãi mãi là nguồn sưởi ấm, nguồn sáng soi đường cho con người Việt Nam. Hôm nay có hai mặt trời chiếu rọi trên đường đời: một mặt trời tỏa sáng trước mặt, một mặt trời tỏa sáng tâm hồn…Như mặt trời kia, Bác thuộc về vĩnh cửu. Bác sẽ sống mãi trong lòng mỗi con người Việt Nam.

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”​

Cùng với mặt trời đi qua trên lăng, ngày ngày dòng người vẫn đi qua lăng trong thương nhớ. Điệp ngữ "ngày ngày” ý nói rằng nhân dân ta mãi luôn ghi nhớ công lao to lớn của Bác, mãi mãi là như vậy. Nhịp thơ của đoạn chậm, diễn tả đúng tâm trạng khi đứng xếp hàng trước lăng chờ đến lượt vào, ngậm ngùi tưởng nhớ đến Bác đã khuất. Tuy vậy, nhịp thơ chầm chậm như bước chân người đi trong cuộc tưởng niệm mà sao câu thơ vẫn không buồn ? Phải rồi. Chúng ta không làm cái việc tưởng niệm bình thường với Bác như một người đã khuất. Dòng người đang đi đây là đang đi trong cuộc hành trình ngợi ca vinh quang của Bác. Và tràng hoa vinh quang này không phải được kết bằng những bông hoa bình thường như mọi tràng hoa vinh hiển khác trên đời đâu. Tràng hoa đây là một hình ảnh ẩn dụ của tác giả, đó chính là những đoá hoa thật sự của đời, là đàn con mà Bác đã cố công tạo nên suốt bảy mươi chín mùa xuân Bác sống trên đời. Những bông hoa trong vườn Bác nay đã lớn lên, nở rộ ngát hương kính dâng lên Bác.
Vào bên trong lăng Bác, thấy Bác đang nằm đó, nhà thơ lại một lần nữa cố giấu tiếng nấc nghẹn ngào:

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”​

Khung cảnh bên trong lăng thật êm dịu, thanh bình. Lúc này, trước mặt mọi người chỉ có hình ảnh Bác. Bác nằm đó trong giấc ngủ vĩnh hằng. Bác mất thật rồi sao? Không đâu. Bác chỉ nằm đó ngủ thôi, Bác chỉ ngủ thôi mà! Suốt bảy mươi chín năm cống hiến cho đất nước, bây giờ đất nước đã bình yên, Bác phải được nghỉ ngơi chứ. Bao quanh giấc ngủ của Bác là một "vầng trăng sáng dịu hiền”. Đó là hình ảnh ẩn dụ cho những năm tháng làm việc của Bác, lúc nào cũng có vầng trăng bên cạnh bầu bạn. Từ giữa chốn tù đày, đến "cảnh khuya” núi rừng Việt Bắc, rồi "nguyên tiêu”…Tuy vậy, Bác chưa bao giờ thảnh thơi để ngắm trăng đúng nghĩa. Khi thì "trong tù không rựơu cũng không hoa”, khi thì "việc quân đang bận”. Chỉ có bây giờ, trong giấc ngủ yên, vầng trăng ấy mới thật sự là vầng trăng yên bình, để Bác nghỉ ngơi và ngắm. Trăng dịu hiền, soi sáng hình ảnh Bác. Nhìn Bác ngủ ở đấy thật bình yên, nhưng có một sự thật dù đau lòng cách mấy ta vẫn phải chấp nhận: Bác đã thật sự ra đi mãi mãi.
"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”​

Trời xanh bao la kia kéo dài đến vô tận, không bao giờ chấm dứt. Dù lí trí vẫn luôn trấn an lòng mình rằng Bác vẫn sống đấy, vẫn còn dõi theo Tổ quốc mãi mãi như màu xanh thanh bình trên nền trời Tổ quốc độc lập nhưng con tim ta vẫn nhói đau vì một sự thật đau lòng. Một từ "nhói” của nhà thơ nói hộ ta nỗi đau đớn, nỗi đau vượt lên mọi lí lẽ, mọi lập luận lí trí. Bác như trời xanh, Bác là mãi mãi, Bác vẫn sống trong tâm tưởng mỗi chúng ta, Bác mãi hiện diện trên mỗi phần đất, mỗi thành quả, mỗi phần tử tạo nên đất nước này. Nhưng mà Bác mất thật rồi, ta không còn có Bác trong cuộc đời thường này. Mất Bác, cái thiếu vắng ấy liệu có thể nào bù đắp được? Tổ quốc ta đã thật sự không còn Bác dõi theo từng bước chân, không còn được Bác nâng đỡ mỗi khi vấp ngã. Bác ra đi, nỗi đau ấy liệu có từ ngữ nào diễn tả hết? Cả đàn con Việt Nam luôn tiếc thương Bác, luôn nhớ về Bác như một cái gì đó thật vĩ đại, không thể xoá nhoà. Dù Bác ra đi thật sự rồi nhưng những điều Bác đã làm vẫn sẽ đọng lại trong tâm hồn, hình ảnh Bác vẫn tồn tại trường kì trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

Cuối cùng dẫu thương tiếc Bác đến mấy, cũng đến lúc phải rời lăng Bác để ra về. Khổ thơ cuối như một lời từ biệt đầy xúc động:
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt”​

Ngày mai phải rời xa Bác rồi. Một tiếng "thương của miền Nam” lại vang lên, gợi về miền đất xa xôi của Tổ quốc, một nơi từng có vị trí sâu sắc trong trái tim người. Một tiếng "thương” ấy là yêu, là biết ơn, là kính trọng cuộc đời cao thượng, vĩ đại của Người. Đó là tiếng thương của nỗi đau xót khi mất Bác. Thương Bác lắm, nước mắt trào ra, thật đúng là tình thương của người Việt Nam, vô bờ bến và rất thật.

"Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”​

Cùng với nỗi niềm yêu thương vô hạn, tác giả nói lên muôn vàn lời tự nguyện. Điệp ngữ "muốn làm” khẳng định mạnh mẽ những ước nguyện ấy. Ước chi ta có thể biến hình thành những gì thân yêu quanh nơi Bác ngủ để mãi mãi được chiêm ngưỡng Bác, cuộc đời và tâm hồn của Bác, để bày tỏ lòng ta với Bác. Một con chim nhỏ góp tiếng hót làm vui những bình minh của Bác, một đóa hoa góp mùi hương làm thơm không gian quanh Bác hay một cây tre trong hàng tre xanh xanh VN tỏa bóng mát dịu dàng quê hương của Bác, tất cả đều làm Bác vui và ngủ an giấc hơn. Đây cũng chính là nguyện ước chân thành, sâu sắc của hàng triệu con tim người Việt sau một lần ra thăm lăng Bác. Bác ơi! Bác hãy ngủ lại bình yên nhé, chúng cháu về miền Nam tiếp tục xây dựng Tổ quốc từ nền móng Bác đã tạo ra đây! Câu thơ trầm xuống để kết thùc, ngừng lặng hòan toàn.
Về nghệ thuật, bài thơ Viếng lăng Bác có nhiều điểm nghệ thuật rất đặc sắc, giúp biểu hiện thành công thêm về những giá trị nội dung. Bài thơ viết theo thể tám chữ, trong có có xen một vài câu bảy và chín chữ. Nhiều hình ảnh trong bài thơ lấy từ ngoài đời thực đã được ẩn dụ, trở thành một cách thể hiện cảm xúc thành kính của tác giả. Nhịp thơ của bài linh hoạt, lúc nhanh là biểu hiện cho ước nguyện đền đáp công ơn Bác, lúc chậm là lúc thể hiện lòng thành kính với Bác. Giọng điêu của bài trang trọng, tha thiết, ngôn ngữ thơ bình dị mà cô đúc.


Bằng những từ ngữ, lời lẽ chân thành, giàu cảm xúc, nhà thơ Viễn Phương đã bày tỏ được niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc đến Bác trong một dịp ra miền Bắc viếng lăng Bác. Bài thơ như một tiếng nói chung của toàn thể nhân dân Việt Nam, biểu lộ niềm đau xót khi thấy Bác kính yêu ra đi. Qua bài thơ, tôi cảm thấy rằng đất nước ta có hoà bình như ngày hôm nay một phần lớn là nhờ công lao của Bác, như vậy chúng ta cần phải biết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta, để những công ơn to lớn của Bác không bị bỏ phí.

Nguồn: Net​

ps: phần thân bài được in đậm !

Tham khảo thêm tại http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=137437
 
H

hang173

Nhớ nhấn cảm ơn bên dưới nha!!!
__________________________________
Trong hai cuộc kháng chiến, nhà thơ Viễn Phương hoạt động ở Nam Bộ, và đã sáng tác nhiều bài thơ về Bác Hồ. Có bài tác giả viết khi bị địch giam cầm ở các trại giam Phú Lợi, Lê Văn Duyệt, không có giấy bút, Viễn Phương sáng tác thầm trong đầu và đọc cho các đồng chí cùng khám nghe. Kỳ diệu thay, Viễn Phương chỉ đọc một vài lần, mọi người đều thuộc, rồi những khi bị địch bắt đi lao động, họ lại đọc cho bạn tù ở khám khác nghe, cứ vậy thơ Viễn Phương được lan truyền trong nhà tù. Phải đến bài thơ Viếng Lăng Bác, Viễn Phương mới thực sự có một bài thơ hay về Bác. Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa ông và phóng viên VNQĐ

PV: Thưa nhà thơ Viễn Phương, trong một lần nào đó, tôi được đọc một bài viết của anh Lê Quang Vịnh trên báo Sài Gòn Giải phóng, kể rằng: “Lúc tôi 25 tuổi, bị bọn Mỹ – Diệm kết án tử hình rồi chuyển thành trung thân khổ sai và đày ra Côn Đảo. Trong chuồng cọp, địa ngục trần gian của nhà tù ấy, tôi bị bắt buộc phải nằm dưới hầm suốt ngày...". Trên vách chuồng cọp, tôi thấy chi chít những chữ ghi bằng nhiều cách khác nhau. Có những dòng được khắc trên vôi bằng cái xương cá mắm. Có những chữ bằng máu, có những ghi bằng than. Tôi đọc được bài thơ dài, chỗ này ghi một đoạn, chỗ khác ghi một khúc ráp lại rất vần với nhau.

Hôm nay mười chín tháng năm:

Lòng con sáng tựa đêm rằm trung thu
Con đang chúc thọ dưới mồ
Con đang dựng một rừng cờ trong tim
Đêm nay mộng hóa thành chim
Bay qua lưới sắt con tìm đến cha


Sau này mới biết là thơ Viễn Phương, bài Chúc thọ dưới mồ. Tôi nghĩ rằng đó cũng là hạnh phúc lớn của nhà thơ: Góp phần mình vào công cuộc giải phóng đất nước.

Nhà thơ Viễn Phương: Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc ta là nguồn cảm hứng vô tận của người sáng tạo văn, thơ, nhac, họa. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, các nhà thơ sống ở Nam Bộ đều có những tác phẩm viết về Bác. Trong nhà tù của giặc, tôi luôn luôn nghĩ về Bác. Bác là nguồn động viên, cổ các chiến sĩ trong nhà tù. Tôi đã viết bài thơ Chúc thọ dưới mồ, được các đồng chí trong tù thuộc, truyền cho nhau. Tuy lời thơ còn mộc mạc nhưng là tấm lòng thành kính của tôi đối với Người.

PV: Phải đến khi đất nước thống nhất, ra thăm miền Bắc, anh mới có Viếng Lăng Bác, đầy đủ độ chín và ngôn từ. Anh có thể cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

Nhà thơ Viễn Phương: Khi Bác còn sống, nhân dân miền Nam mong muốn đất nước giải phóng để đón Bác vào thăm. Nhưng rồi, ước mơ ấy không được toại nguyện. Khi miền Nam giải phóng, mọi người đều muốn ra thăm miền Bắc, viếng lăng Bác. Năm 1976, tôi ra Hà Nội, được đến viếng Bác.
Sáng hôm ấy mưa phùn, Hà Nội lây phây trong gió rét, tôi được nối vào dòng người vào lăng Bác. Chúng tôi đi từ hướng chùa Một Cột. Sương toả mênh mông, những hàng tre xanh sẫm, những gốc đào hoa đỏ rực… Tất cả đều thiêng liêng. Đến bên Bác, ai cũng muốn dừng thật lâu. Bác nằm đó, thanh thản, giản dị, hiền từ như đang ngủ. Anh sáng dịu dàng toả xuống như giữa một đêm trăng thanh miền thôn dã. Tôi không cầm nổi nước mắt.
Ra khỏi làng, tôi đi như người mộng du và tứ thơ bật ra:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.


Lời thơ thật giản dị. Tôi nghĩ, Bác của chúng ta vốn giản dị, Người ghét sự cầu kỳ, làm dáng. Giản dị, trong sáng, sâu sắc cũng là bao quát trong thơ Bác. Tôi viết như là ý nghĩ của mình. Và, đó cũng là tâm tư của nhân dân và chiến sỹ ở Nam Bộ với Bác.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ


Mặt trời của vũ trụ đối với mặt trời trong lăng. Đó cũng là hàm chứa sự vĩnh cửu của sự nghiệp Bác Hồ tạo dựng và nhân dân ta, Đảng ta đã thực hiện: xây dựng một đất nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh như di chúc của Bác.

Hoa tươi là nét đẹp của thiên nhiên, hàng ngày dâng lên Bác rất nhiều nhưng tôi nghĩ đến:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng Bảy mươi chín mùa xuân

Dòng người vây quanh Bác trở thành hoa. Và dâng cho Bảy mươi chín màu xuân, là hoa tươi của cuộc sống.

Toàn bài Viếng Lăng Bác mang một không khí trang nghiêm, thành kính. Đoạn kết, tôi muốn nói lên tình cảm của nhân dân, chiến sỹ miền Nam hứa với Bác:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
 
H

hang173

Nhấn thank tui với nha bạn!
________________________
Sinh thời, Bác Hồ luôn luôn nghĩ đến miền Nam, ngày đêm thương nhớ miền Nam. Với Bác, miền Nam là niềm vui, là hạnh phúc, là nỗi đau không lúc nào nguôi: “Miền Nam trong trái tim tôi”. Niềm mong mỏi thiết tha của Bác là miền Nam mau được giải phóng. Miền Nam cũng ngày đêm thương nhớ Bác, mong ngày giải phóng để được gặp Bác kính yêu. Nhưng tiếc thay, khi Bắc Nam sum họp một nhà thì Bác không còn nữa. Lòng thương nhớ, nỗi niềm đau đớn của đồng bào và chiến sĩ miền Nam dồn nén bao nhiêu năm đã được nhà thơ Viễn Phương thể hiện trong bài Viếng lăng Bác. Bài thơ không những chỉ thể hiện dòng cảm xúc trào dâng của nhà thơ mà còn thể hiện hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh bằng những hình ảnh vừa quen thuộc, vừa giàu sức khái quát, vừa lung linh gợi cảm. Bằng cảm xúc chân thực và ngôn ngữ thơ gợi cảm, Viễn Phương đã nói hộ chúng ta một chân lý: Bác Hồ vĩ đại sống mãi trong lòng nhân dân ta.

Bài thơ ra đời năm 1976, khi lần đầu tiên sau giải phóng miền Nam, Viễn phương ra thăm Lăng Bác. Bài thơ rất ngắn gọn, súc tích nhưng có sức gợi tạo nên sự xúc động cho người đọc. Ngôn ngữ thơ tuôn trào theo theo dòng cảm xúc chân thành, tha thiết.

Mở đầu bài thơ, Viễn Phương đã bày tỏ ngay tình cảm sâu nặng, ruột thịt của mình bằng câu thơ giản dị: Con ở miềm Nam ra thăm lăng Bác.

Tình cảm giữa miền Nam và Bác Hồ luôn luôn là tình cảm ruột thịt “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà” (Tố Hữu) và tình cảm của miền Nam đối với Bác cũng là tình cảm nhớ mong da diết “Miền Nam mong Bác nỗi mong cha” (Tố Hữu). Tự đáy lòng của người con đến thăm cha, Viễn Phương nói với Bác: Con ở miền Nam…. Câu thơ giản dị nhưng bao hàm một ý nghĩa lớn. Trong tim Bác và trong tim miền Bắc, Miền Nam luôn luôn là nỗi đau chia cắt, nỗi nhớ thương, là niềm tự hào, là biểu tượng anh hùng, bất khuất, dũng cảm, kiên cường, là thành đồng Tổ Quốc… Giờ đây, nhà thơ mang theo cả niềm tự hào đó của đồng bào miền Nam để đến với Bác.

Hình ảnh đầu tiên trong lăng làm nhà thơ xúc động là hình ảnh hàng tre:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng


Hàng tre bát ngát cuốn hút cảm xúc của nhà thơ. Qua hình ảnh hàng tre quen thuộc tác giả gửi gắm một ý nghĩa tượng trưng nhằm ca ngợi Bác, ca ngợi dân tộc. Chắc rằng, cũng như mọi người Việt Nam, trong tâm khảm nhà thơ, cây tre là hình ảnh giản dị, thân thuộc, đời đời gắn bó với quê hương làng xóm. Hàng tre xanh xanh trong vườn Bác gợi cho người đọc nhiều liên tưởng. Hàng tre gợi hình ảnh mọi miền quê hương đất nước, nhất là hình ảnh miền Nam yêu thương. Tre kiên cường trong bão táp mưa sa như dân tộc ta vững vàng qua phong ba bão tố, như Bác Hồ suốt đời sống giản dị nhưng kiên cường tranh đấu vì độc lập tự do của dân tộc.

Hoà vào dòng người thăm lăng, nhà thơ tiếp tục dòng suy tưởng. Lời thơ bỗng dạt dào một cảm xúc tự hào, thành kính, thương nhớ Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân


Ai đã từng một lần đi viếng lăng Bác mới hiểu hết hàm ý trong câu thơ của Viễn Phương. Ngày ngày, mặt trời - chúa tể của thiên nhiên - thán phục một mặt trời trong lăng rất đỏ. Mặt trời rất đỏ, hình ảnh tượng trưng cho Bác Hồ - là mặt trời cách mạng, là nguồn ánh sáng rực rỡ không bao giờ tắt, mãi mãi chiếu rọi con đường đi tới của dân tộc Việt Nam. Nhiều nhà thơ đã sử dụng hình ảnh mặt trời để thể hiện ánh sáng của lý tưởng cách mạng, nhưng đối sánh hai hình ảnh mặt trời của Viễn Phương quả là rất độc đáo. Đây là một sáng tạo nghệ thuật có tác dụng bộc lộ nội dung rất hiệu quả. Không nhiều lời, chỉ một hình ảnh mặt trời rất đỏ, nhà thơ đã khái quát được hình ảnh Bác Hồ vĩ đại. Nhà thơ đã nói hộ chúng rằng: Bác Hồ là mặt trời cách mạng đẹp nhất, rực rỡ nhất, chói lọi nhất luôn luôn toả sáng trong tâm hồn người Việt Nam.

Cùng với mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng là dòng người đi trong thương nhớ. Nhịp thơ chầm chậm như bước chân của dòng người lặng lẽ đi trong suy tưởng, bao trùm một một không khí thương nhớ Bác không nguôi, thành kính kết tràng hoa tình yêu dâng bảy mươi chín mùa xuân của Người. “Người ta là hoa của đất”, nhà thơ thật sâu sắc và tinh tế khi tôn quí nhân dân. Mỗi người dân là một bông hoa và dòng người đi trong thương nhớ chính là tràng hoa dâng lên Bác.

Ngày ngày… ngày ngày …, thời gian không ngừng trôi và lòng người Việt Nam không bao giờ nguôi tình cảm nhớ thương, yêu quí, kính trọng đối với Bác.

Đặc biệt xúc động là khi vào trong lăng, thấy Bác nằm nghỉ, nhà thơ sững sờ, nghẹn ngào, đau đớn:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền,
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi ,
Mà sao nghe nhói ở trong tim


Bác nằm đó như đang trong giấc ngủ bình yên sau bảy mươi chín mùa xuân không hề nghỉ. Từ ánh điện mờ ở trong lăng, nhà thơ liên tưởng đến một hình ảnh rất đẹp: vầng trăng sáng dịu hiền. Hình ảnh đó đã đưa người đọc vào một thế giới huyền diệu, trong sáng và thanh khiết; càng gợi ta nghĩ đến tình yêu thiên nhiên, yêu trăng nồng nàn của Bác. Vầng trăng kia đã bao lần sáng lên trong thơ Người. Cả khi trong ngục: “Người ngắm trăng soi qua cửa sổ, trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Cả những khi bận rộn việc nước việc quân, Bác vẫn thấy “trung thu trăng sáng như gương”, “rằm xuân lồng lộng trăng soi”, “trăng ngân đầy thuyền”, “trăng vào cửa sổ đòi thơ”, “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa…” Giờ đây, Bác nằm đó, trong giấc ngủ bình yên, giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Vẫn biết rằng Bác như trời xanh, mãi mãi sống trong sự nghiệp của chúng ta. Nhưng con tim nhà thơ đau đớn vô cùng khi đứng trước Người. Mà sao nghe nhói ở trong tim, chỉ một chữ nhói cũng đủ nói lên nỗi quặn đau, thương nhớ không gì bù đắp được vì mất Bác, vì nỗi thiếu vắng Bác.

Và nỗi đau không còn kìm ném được nữa, nó trào lên dữ dội khi nhà thơ chia tay với Bác:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng
Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.


Thương Bác, thương đến trào nước mắt, một tình cảm yêu quý mãnh liệt, trọn vẹn như tình cảm của người con đối với người cha ruột thịt. Nhà thơ chia tay Bác trong tiếng khóc nấc nở nghẹn ngào. Làm sao ngăn được dòng nước mắt thương nhớ Bác-một con người vừa vĩ đại, thanh cao, vừa gần gũi thân thiết với chúng ta, một con người suốt đời hy sinh, cống hiến cho dân tộc nay vĩnh viễn nằm lại trong lăng? Nhà thơ lưu lưyến không muốn rời xa Bác, chỉ ước muốn biến thành con chim, bông hoa, cây tre, góp tiếng hót, làn hương quanh nơi Bác nghỉ cho trọn niềm trung hiếu với Người. Đoạn thơ dạt dào tình cảm, nhịp điệu thiết tha, cùng với hình ảnh cây tre trung hiếu một lần nữa truyền đến người đọc sự xúc động nghẹn ngào.

Bài thơ ngắn, nhưng tác giả đã thành công khi sử dụng hàng loạt hình ảnh ẩn dụ mang tính tượng trưng sâu sắc. Các hình ảnh hàng tre xanh xanh, giữa bão táp mưa sa, đến các hình ảnh mặt trời rất đỏ, tràng hoa, bảy mươi chín mùa xuân, vầng trăng sáng dịu hiền, trời xanh là mãi mãi đã gợi cho người đọc thấy trọn vẹn hình tượng Bác Hồ gần gũi, cao quý, thanh khiết, vĩ đại biết bao. Ngoài ra, nó còn gợi đến hình ảnh quê hương, đất nước, nhân dân. Nhà thơ đã có nhiều dụng ý khi sử dụng các hình ảnh rất đẹp, rất lớn lao của vũ trụ: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Những hình ảnh đó tượng trưng cho cái vĩ đại, lớn lao của Bác Hồ. Bác như vầng mặt trời rực rỡ, như vầng trăng sáng dịu hiền, như bầu trời xanh. Ở Bác toả ra ánh sáng của trí tuệ thiên tài và lấp lánh ánh sáng của một tâm hồn cao đẹp. Còn hình ảnh hàng tre xanh xanh lại tượng trưng cho cái bình dị, gần gũi của Người. Và hơn thế nữa, tất cả các hình ảnh ấy đều gợi cho ta thấy sự bất tử của Bác Hồ. Người sống mãi trong lòng nhân dân ta, trong sự nghiệp của chúng ta. Mãi mãi là vị cha già thân thiết, yêu quý của chúng ta.

Viếng lăng Bác không những là tiếng khóc đau đớn, nghẹn ngào trước sự ra đi của Bác, là lòng thương nhớ không nguôi, lòng kính phục vô hạn của nhà thơ Viễn Phương và của nhân dân ta đối với Bác Hồ mà bài thơ còn diễn tả thành công hình tượng Bác Hồ vĩ đại bằng những hình ảnh đẹp, nhịp điệu tha thiết, cảm xúc nồng nàn chân thực. Âm hưởng của bài thơ ngân vang mãi trong lòng người đọc. Bài thơ được phổ nhạc càng trở nên truyền cảm sâu xa, làm xúc động hàng triệu trái tim Việt Nam từ 1976 đến nay.
 
H

hang173

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt,trời tuôn mưa
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vuờn rau, mấy gốc dừa

ĐÃ có những đau thương như thế của bao con người Việt khi người cha già kính yêu của dân tộc ra đi. Không như bao con người được coi là may mắn khác khi được viếng Bác ngày Bác mất.Khi đất nước thống nhất nhà thơ Nam Bộ _Viễn Phương mới được tới thủ đô,thăm trái tim tổ quốc, tới thăm Bác.Lòng thành kính, sự xúc động sâu sắc của chính mình hay của những người con Việt Nam vào viếng Bác đã khiến Viễn Phương làm nên bài thơ Viếng lăng Bác.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng

Mạch cảm xúc cứ tự nhiên như thế,như những nỗi niềm mà nhà thơ đã ấp ủ từ lâu,như một câu chuyện,một bối cảnh bình dị như sự thật,như chính con người Bác.”Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”chỉ là một câu giới thiệu tự nhiên nhưng nó như chứa đựng bao nhiêu nhớ,bao nhiêu thương, ấp ủ bấy lâu như chỉ chờ bóng dáng thân yêu là lại trào dâng thổn thức.Cách xưng hô con:Bác đó chính là tiếng nói của lòng ngưỡng mộ,thành kính, đồng thời nó cũng thật gần gũi thân thương.Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác,nỗi mong Cha.

Đó là tình cảm của một người dân dành cho vị lãnh tụ kính yêu của mình, của người con dành cho Cha.Lời bài thơ thật tha thiết trang nghiêm,có lúc dường như dạt dào chảy, lúc thì như đọng lại trong một khoảng khắc suy tư.Có lẽ người con ấy đã đến thăm Bác từ rất sớm,khi những làn sương sớm vẫn còn bao phủ quanh lăng.Giữa cái nhạt nhoà, bao la, bát ngát của sương sớm từ xa tác giả vẫn nhận ra hàng tre.Vẫn một màu xanh vĩnh cửu trải bao đời dân tộc ấy,từ những ngày dựng nước đến những ngày giữ nước gian khổ mà hào hùng,vẫn cái dáng đứng trường tồn,trải dài khắp đất nứớc bốn ngàn năm ấy.Vẫn cái dáng đứng hiên ngang, hùng dũng bất diệt ấy. Đó cũng chính là dáng đứng của vị Cha già dân tộc:Hồ Chí Minh.Một con người Việt tiêu biểu nhất của người Việt Nam mọi thời đại.Từ lâu tre đã được coi là loài cây biểu tượng cho sứ sở Việt Nam, ông cha ta từ thời thánh gióng đã nhổ gậy tre đánh đuổi giặc Ân xâm lược, đồng bào miền Nam đã dùng gậy tầm vông chống đại bác.LÀ loài cây biểu tượng cho con người Việt Nam:kiên cường,bất khuất trước bao bão táp mưa sa

Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn cỏ mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ,luạ tặng già(Bác ơi_Tố Hữu)

Không chỉ cống hiến cả cuộc đời mình cho dân tộc,gắn bó cả cuộc đời mình với dân tộc mà khi đã an nghỉ ngàn thu Bác vẫn ở bên hàng tre thân thuộc của làng quê Việt bên xanh ngát màu xanh Việt,bên dáng đứng Vịêt Nam.

Bài thơ được bố cục theo trình tự từ ngoài lăng vào,vào trong lăng và sau khi viếng Bác phải ra về.Và đây tác giả đã vào đến trong lăng trong đoàn người đang xếp hàng dài dằng dặc viếng Bác.Vầng mặt trời đi qua trên lăng đã khiến tác giả có một liên tưởng mới:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Vầng sáng của mặt trời ở trên cao kia đem lạị ánh sáng cho nhân loại còn vầng sáng mà Bác đem lại đã xua tan bóng đêm nô lệ đã bao phủ lên dân tộc ta hàng bao nhiêu năm. Trái tim nhiệt huyết,chân thành, trái tim thương nước thương dân ấy chính là mặt trời của dân tộc,là vầng mặt trời soi sáng cho cách mạng, sưởi ấm trái tim mỗi con người chúng ta.Ta cảm nhận được sự vĩ đại của Bác trong lúc còn sống cho đến lúc chết đi vẫn rạng ngời thắm sắc. Điệp từ “ngày ngày” trong bốn câu thơ vừa thể hiện quy luật tự nhiên của tạo hoá vừa là quy luật của tình cảm con người nối nhau viếng Bác.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

TRong niềm thương nhớ vô bờ đoàn người vào viếng Bác đã được tác giả ví như những tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân,tô thắm thêm những mùa xuân tuyệt vời mà Bác đã cống hiến cho đời.Hình ảnh so sánh vừa đẹp,vừa chính xác lại rất mới lạ đó chính là tình cảm thương nhớ,kính yêu và sự gắn bó của nhân dân đối với Bác..Tình cảm ấy tự nhiên, gần gũi như đất trời như hơi thở.

Giữa sự yên tĩnh,thanh thản, trang nghiêm Bác đã ra đi rồi nhưng sao ta vẫn cảm thấy Bác chỉ đang trong giấc ngủ,giấc ngủ giữa trời đất bình yên của quê hương, giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.


Vị lãnh tụ, người cha già kính yêu của dân tộc ấy vẫn sống, sống trong sự nghiệp Cách Mạng thắng lợi của đất nước,sống trong trai tim con người Việt Nam, sống “như trời đất của ta”(Tố Hữu).Lí trí thì nhận biết sự trường tồn của Bác với quê hương nhưng tác giả không thể kìm nén được nỗi đau xót tột cùng trước sự thật người đã ra đi mãi mãiKhổ thơ dẫn dắt người đọc từ xa tới cái sự thật ấy đã như mũi kim làm nhói đau trái tim bao thế hệ mang mỏi được gặp Bác.Cảm xúc, nỗi đau cứ nhân lên ngày một nhức nhối chỉ chực trào ra.Câu thơ nghẹn ngào như một tiếng khóc,nức nở tâm hồn.

Và nghĩ đến ngày mai phải về miền Nam rồi,phải xa Bác rồi,nỗi thương xót đã khiến nước mắt trào rơi, vỡ oà:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim ca hót quanh lăng
Muốn làm bôgn hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Tình thương xót như nén giữa tâm hòn làm nảy sinh bao ước muốn.Muốn làm con chin hót quanh lăng Bác để lại chút vui tươi trước một người đã hi sinh cả cuộc đời vì dân vì nước.Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây điểm tô cho ngôi nhà của người đã xua đi bóng đêm nô lệ cho dân tộc. Ước muốn làm cây tre trung hiếu quanh lăng.Tác giả muốn đựoc gần bên Bác mãi mãi, ở bên bào vệ, làm vui,làm khuây cho con người đã dành trọn tình thương yêu cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là miền Nam ruột thịt

Với những hình ảnh quên thuộc gần gũi, giọng điệu trang nghiêm vừa tha thiết, tự hào, xúc động. Bài thơ đã thể hiện thật tinh tế mà giản dị tình cảm của một người con Nam Bộ nói riêng và nhân dân Nam Bộ nói chung dành cho Bác, khi vào viếng Bác _người cha gìa muôn vàn kính yêu của non sông đất nước.Và Bác ơi! Bác có nghe tiếng trái tim con đang thổn thức gọi tên Người.

Sưu tầm
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom