vieg lag Bac(kiu' kiu')

Y

ybm_bonmat

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

kiu' tui voj viet ko dau chju kho nha'
cau 1: phan tik 4 cau tho dau trong bai " vieng lang Bac" cua Vien Phuong
cau 2: "ngay nay mat troi di qua tren lang
Thay mot mat troi ben trog rat do"
???phan tik y nghia hinh anh an du o cau tren
cau 3: phan tik doan tho
ngay ngay mat troi di qua tren lang
...
ma sao nghe nhoi o trong tim
cau 4: cam xuc of em ve kho tho cuoi of bai tho "vieng lang Bac'
 
T

thuhoai_2506

bạn nhớ ghen :(e hèm)nội quy diễn đàn là vít phải có dấu.........................ủa mà bạn chưa đọc sao ????
 
S

sei.hope

Câu 1: [ mình chỉ nêu dàn ý thôi nha, khi làm, bạn nên viết nội dung xen kẽ với nghệ thuật ^^!]
- NT : + Từ cảm thán —> nêu lên tình cảm, tâm trạg của tác giả
+ Miêu tả, từ láy, ẩn dụ.
- ND : + Câu 1 : từ xưng hô "Con-Bác" thể hiện tình cảm của tg đối với Bác như tình cảm cha con.
—> Nêu lên lời thông báo với Bác khi tg đến thăm lăng Bác.
+ Câu 2,3,4 : "Hàng tre bát ngát" —miêu tả, hình ảnh quen thuộc trước lăng Bác (gần gũi, thân thuộc với con người Việt Nam, là 1 loài cây để nông dân VN đánh giặc từ xưa đến nay :" Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín")
—> Biểu tượng của con người VN, mang những phẩm chất tốt đẹp của con người VN.
—> Ẩn dụ (Câu 4) : khẳng định Bác cũng là người VN —> Bác cũng là biểu tượng của con người VN, hội tụ đủ các hẩm chất tốt đẹp.
- KL : Khổ 1 của bài thơ thể hiện tâm trạg xúc động của tác giả khi đứg trước lăg Bác.

Câu 2 : + "Mặt trời đi qua trên lăng" : mặt trời thật, mặt trời của thiên nhiên —> mang lại sự sống cho vạn vật, muôn loài ( hình ảnh thực)
+ "Mặt trời trong lăng" : ẩn dụ : chỉ Bác - Người đã mang lại sự sống, đem lại độc lập tự do cho dân tộc VN.
—> Ca ngợi sự to lớn, vĩ đại của Bác.
 
M

miik

trả lời câu 1

kiu' tui voj viet ko dau chju kho nha'
cau 1: phan tik 4 cau tho dau trong bai " vieng lang Bac" cua Vien Phuong
cau 2: "ngay nay mat troi di qua tren lang
Thay mot mat troi ben trog rat do"
???phan tik y nghia hinh anh an du o cau tren
cau 3: phan tik doan tho

ngay ngay mat troi di qua tren lang
...
ma sao nghe nhoi o trong tim
cau 4: cam xuc of em ve kho tho cuoi of bai tho "vieng lang Bac'


câu 1: Con ở miền nam ............... thẳng hàng . ngay ở câu thơ đầu tiên ta dường như cảm thấy đươc h/a của nhà thơ với lời tự giới thiệu từ miền nam xa xôi ra thăm lăng bác và trong lời giới thiệu này ta như thấy 1 đứa con xa không kịp về ngày tang cha . Từ " con" la` từ xưng hô đặc biêt của miền nam . Tác giả cũng thay mặt cho tất cả những người con của miền nam. M iền nam không phải biểu thị cho nơi xa xôi , khoảng cách 2 cực bắc-nam nhưng đó là miền nam yêu thương chứa đựng tình yêu thương nỗi nhờ vì miền nam là nơi bác ra đi tìm đường cứu nước ,là nơi đi trước về sau , bác thương nhớ miền nam và bác đã nói ngày nào miền nam chưa đươc giải phóng thì bác ăn không no ngủ không yên đến khi bác sắp từ giã cuộc đời bác cũng một lần trở về miền nam. T/g đã sừ dụng 1 từ thay = từ viếng là từ thăm , t/g sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để làm giam sự đau đớn .đó chính là nỗi đau của nhân dân miền nam, " thăm" chỉ cho người còn sống nhưng tuy bác đã chết mà bác vẫn sống mãi trong lòng con người VN . " Ôi hàng............VN" canh wan bên ngoài lăng bác đập vào mắt nhà thơ hàng tre bát ngát đay cũng chính là hàng tre thực đứng trong sương sớm và ta có thể liên tưởng đến hàng tre trong đôi mắt nhoà lệ của t/g . Vậy hàng tre này gơi trong lòng t/g 1 cảm giác gần gũi thân wen như quê hương mình đang hiện ra trước mắt gần gũi và thân wen , biểu tương cho làng we VN , kiên cường bất khuất dù có bão táp mưa xa vẫn đứng thẳng hàng .T a thấy được hình ảnh ẩn dụ trong hàng tre xanh xanh VN ma` bão táp mưẫ vẫn đứng thảng hàng............( xong)
 
T

tuanh038

Phân thích khổ đầu bài viếng lăng bác
viếng lăng bác là một bài thơ xúc động . có thể xem bài thơ là nén tâm nhang của đứa con thắp lên trước vong linh của người cha. cả bthơ là t/cảm tiếc thương, lòng biết ơn thành kính của đứa con miền nam đối với bác. khổ thơ đầu là cảm xúc bồi hồi, xúc đọng của nhà thơ khi đứng trước lăng bác.
khi đứng trước lăng, bao yêu thwpng của đứa con miền nam xa xôi, lần đầu tiên ra thăm lăng bác đựoc dồn nén . gần 10 năm đất nước thống nhất, Bắc nam nối liền mới có đựoc giây fútd thiêng liêng này . mở đầu bthơ chúng ta đã cảm nhận được lòng yêu thương, thành kính của tgiả đối với bác.
“ con ở miền nam………….. lăng bác
Đã thấy …………………………”
tgiả xưng mình là con, 1 đứa con xa về chịu tang muộn. cách xưng hô ấy kết hợp với từ “ thăm” thay cho từ “ viếng” làm cho người đọc ngỡhư nhà thơ là đứa con lâu ngày về thăm cha. từ “ con “ thể hiện t/c thiêng liêng, gần gũi, ruột thịt. đọc câu thơ ta cảm giác như kô còn quan hệ giữa ngưòi dân với vị lãnh tụ mà là t/c cha con thân thiết. dọng điệu của câu thơ cũng thể hiện được t/c thành kính , xúc đonmgj thân thwong đó . đặc biệt với cách nói tránh ở câu thơ này làm giảm nỗi đau mất bác. Nói “ thăm” tức là việc chăm sóc hỏi han, là sự gặp gỡ của những người đang sống. Nói như vậy có nghĩa là trong tâm hồn nhà thơ cũng như trong tình cảm của nhân dân đối với bác. đứng trứoc lăng bác, nthơ không dấu nổi cảm xúc bồi hồi xúc dộng.
ấn tượng đầu tiên khi về bên ngưeơì là hình ảnh hàng tre bên lăng bác
“ôi! Hàng tre……
………. thẳng hàng”
cuộc hành trình đưa nthơ đến nơi yên nghỉ của bác. đứng từ xa nthơ đã thấy hình ảnh thân thưowng, quen thuộc. h/a trước hết là hình ảnh hàng tre bởi qaunh lăng bác có rất nhiều tre, một màu xanh bát ngát của quê hương xứ sở hiện lên mờ ảo trong sương sớm, gợi trong tâm hồn nhthơnỗi xúc động trào dâng . nơi an nghỉ của người thật giản dị, bình yên và thanh cao quá, giống như những làng quê việt nam đời2 thân thuộc đang trở về, bao bọc giấc ngủ nàgn thu của người. Hàng tre không chỉ là hình ảnh tả thực mà còn đựoc nhân hoá, ẩn dụ. h/ ảnh cây tre là biểu tượng cho con người . khí fách dân tộc việt nam chịu baogian khổ hi sinh, nhưng vẫn kiên cường , bât khuất . sự hiện diện của con người, của dân tộc bên bác thể hiện tình cảm than thương, lòng biết ơn vô hạn và sự thành kính của muôn triệu người con đaats việt.
 
A

anh_anh_1321

phân tích bài thơ viếng lăng Bác

“Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người - Hồ Chí Minh”​
Bác Hồ đã vĩnh biệt cả nước đi xa nhưng tình yêu thương của Người vẫn còn mãi mãi. Cả non song thành kính biết ơn Người. tình cảm chân thành và xúc động mà nhân dân dành cho Bác kính yêu đã được nhà thơ Viễn Phương – người con của miền Nam thành đồng tổ quốc gửi gắm trong bài thơ “Viếng lăng Bác”. Bài thơ được viết vào năm 1976 khi đất nước thống nhất, Viễn Phương được ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ.
Trong “Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi có viết: “tác phẩm nghệ thuật nào cũng được xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng người nghệ sĩ không chỉ ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào lá thư một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.
Bài thơ “Viếng lăng Bác” là tiếng long của đứa con xa về viếng thăm người cha già đã mất. Giây phút đầu tiên đến thăm lăng Bác, tình cảm của nhà athơ bỗng tràol ên xúc động, nghẹn ngào:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”​
Nhà thơ xưng “con” với Bác bởi trong sâu thẳm tấm lòng, Bác như người cha nhân hậu hiền từ. Ở câu thơ này Viễn Phương cũng không dung từ “viếng” mà dùng từ “thăm”. Phải chăng nhà thơ có cảm giác mình được về bên Bác, gặp gỡ Bác. Bác vẫn như còn sống đâu đây. Lúc còn sống, Bác Hồ luôn dành cho miền Nam những tình cảm sâu nặng. Bác thường đặt tay lên trái tim mình mà nói: “Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”. Tình cảm của Bác đối với miền Nam và miền Nam dành cho Bác thật thiêng liêng:
“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”​
Từ tình cảm ruột thịt kính yêu vô hạn đối với Bác đã chuyển thành cảm xúc than thiết, thiêng liêng khi nhà thơ nhìn thấy “trong sương hàng tre bát ngát”.
Giọng điệu của những câu thơ tiếp theo thật nhẹ nhàng, tha thiết, sau lắng:
“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”​
Quanh lăng Bác Hồ có biết bào nhiêu loài cây quý. Song, không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại chon hình ảnh hang tre. Hang tre vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ. Cây tre tượng trưng cho xứ sở Việt Nam, tượng trưng cho tinh thần bất khuất của con người Việt Nam. Đến thăm lăng Bác, tác giả như thấy cả dân tộc đang đứng bên Người, vẫn tươi nguyên một sắc xanh Việt Nam. Và trong “bão táp mưa sa” vẫn vẹn nguyên một tấm lòng son sắt thuỷ chung. Hình ảnh hàng tre xanh xanh còn đem đến cho nhà thơ một cảm xúc bình yên thanh than. Trong hình ảnh luỹ tre có bong dáng làng quê mộc mạc, giản dị mà thơ mộng.
Đứng trước lăng của Bác, nhà thơ không ngăn được cảm xúc ngưỡng mộ và kính trọng trước cuộc đời cao đẹp và vĩ đại của Người. cảm xúc ấy được cô đọng vào hình ảnh:
“Ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”​
Cách sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ khá độc đáo. Từ hình ảnh mặt trời vũ trụ toả sang, tác giả đã ngầm ví Bác như mặt trời, một “mặt trời trong lăng rất đỏ”. Cách so sánh này thật ra không phải là mới bởi lẽ đã có rất nhiều nhà thơ, nhà văn ví Bác như mặt trời. Thế nhưng, hình ảnh mặt trời trong câu thơ của Viễn Phương vẫn có sức toả sang gợi lien tưởng đến một cuộc đời vĩ đại mà Bác đã cống hiến cho tổ quốc, cho nhân dân.
Những câu thơ tiếp theo, nhiẹp điệu chầm chậm như bước chân của “dòng người đi trong thương nhớ”. Mỗi tấm lòng của một con người Việt Nam, của bạn bè khắp năm châu bốn bể đã kết lại thành một tràng hoa đẹp nhất kính dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân”. Đó phải chăng là cảm xúc biết ơn mà Viễn Phương đã nói hộ cả dân tộc. Từ “mùa xuân” cũng là một cách nói ẩn dụ vừa gợi lên cuộc sống đẹp, có ý nghĩa mà Bác đã dâng hiến cho dân tộc, vừa diễn tả sự bất tử của hình tượng Bác Hồ.
Vào lăng viếng Bác, tác giả đã hướng toàn bộ tâm tư của mình khi đứng trước lăng Người:
“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”​
Suốt cả cuộc đời Bác không ngừng lo cho dân, cho nước, bây giờ Bác mới thật sự thanh thản trong giấc ngủ bình yên. Câu thơ lại xuất hiện một hình ảnh mới: “vầng trăng sang dịu hiền”. Nếu như ở khổ thơ trước nhà thơ ví Bác như mặt trời ấm áp, vĩnh hằng, rực rỡ thì ở khổ thơ này Bác như một vầng trăng sáng dịu hiền. Hình ảnh vầng trăng gợi liên tưởng đến nét hiền từ bình dị của Bác, gợi nhân cách thanh cao, thanh thản trong tâm hồn Người. Hình ảnh vầng trăng cũng thường xuất hiện trong thơ của Bác. Lúc còn sống, trăng là người bạn của Bác, là nguồn cảm hứng, ánh trăng luôn toả chiếu ngập tràn trong thơ của Bác. Có thể nói hình ảnh mặt trời và vầng trăng đã làm nên nét hài hoà trong con người của Bác: vĩ đại mà bình dị.
Đứng trước hình ảnh của Người, nhà thơ có những cảm xúc bâng khuâng, khó tả:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”​
Hình ảnh trời xanh là biểu trưng cho sự trường tồn, bất tử. Giờ đây đất nước đã được độc lập tự do. Bầu trời xanh mãi mãi là của chúng ta. Tác giả cảm thấy như Bác vẫn còn sống mãi với non sông đất nước “Bác sống như trời đất của ta”. Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót vì Bác đã không còn nữa: “mà sao nghe nhói ở trong tim”. Động từ “nhói” diễn tả cảm xúc xót xa, đau đớn của nhà thơ trước sự ra đi của Người. câu thơ có sự hoà quyện giữa thực và mơ, giữa mong ước và thực tế, đó cũng là cảm xúc của tất cả mọi người khi nghĩ đến Bác.
Khổ thơ cuối cùng diễn tả tâm trạng của tác giả trước khi rời xa lăng Bác. Trước hết đó là tâm trạng thương yêu da diết:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”​
Về với quê hương của mình, tác giả lại càng thương Bác nhiều hơn. Những giọt nước mắt tuôn tràn đã nói hộ nhà thơ biết bao nhiêu điều: thương nhớ, biết ơn…
Nhà thơ lưu luyễn không muốn rời xa Bác, muốn được ở mãi bên Bác:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”​
Điệp ngữ “muốn làm” được sử dụng ba làn khiến cho nhịp thơ trở nên mạnh mẽ dồn dập. Những hình ảnh thơ vừa cọ thể, vừa trừu tượng mang ý nghĩa ẩn dị. Hình ảnh hàng tre lại một lần nữa xuất hiện ở khổ thơ cuối gợi biết bao ý nghĩa. Tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân vào những cảnh vật ở bên lăng Bác, để được mãi mãi ở bên Người. nhà thơ cũng mong muốn, cũng hứa với Bác rằng mình sẽ sống có ích, trung hiếu, xứng đang với những gì Bác đã cho ta.
Viếng lăng Bác là tiếng khóc đau đớn, nghẹn ngào trước sự ra đi của Bác, là lòng thương nhớ không nguôi, lòng kính phục vô hạn của nhà thơ Viễn Phương và của nhân dân ta đối với Bác Hồ. Bài thơ thể hiện niềm xúc động tràn đầy và lớn lao, tình cảm thành kính sâu sắc và cảm động của tác giả và cũng là của đồng bào miền Nam
 
M

maithuy2412_1994

Giúp em với cac anh chị ui:
Đề 1: Phân tích các tầng ý nghĩa trong đoan thơ sau:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
...............
- Than ôi ngay oanh liệt nay còn đâu?
Đề 2: Càm nhân của em về tâm tạng của Tản Đà qua bai thơ
 
Last edited by a moderator:
T

thuyan9i

Sự đa tầng, đa nghĩa thường làm cho thơ giàu sức khái quát và cũng là thuộc tính tất yếu làm cho thơ có thể thành thi phẩm bất hủ. Sụ lay động và lấp lánh của thơ thường loé lên, toả sáng từ nhiều tầng cảm xúc. Phải chăng chính những cảm xúc hợp lý vẫn cứ mở rộng thơ ra về kích cỡ để tạo nên từng nét thơ, hoặc cả dung mạo một bài thơ bất tử? Đọc "Nhớ rừng" của Thế Lữ chừng như nhiều thế hệ đã nhận định như vậy...

Xưa nay, sự bí mật và kỳ vĩ của thơ ca thường khởi nguyên từ bút pháp rất dung dị mà đậm chất hàm súc. Chỉ một "lốt" hổ trong "Nhớ rừng", Thế lữ cũng đã tạo ra biết bao tầng nghĩa rất khác nhau, biến con hổ trong thơ hoá thân thành muôn hình vạn trạng của muôn điều suy tưởng từ những "gốc rễ" nhận thức rất riêng của từng người đọc.

Với Thơ Mới, Thế Lữ không luận chiến mà ông ung hoành dùng ngọn bút của chủ nghĩa lãng mạn để lột tả cái khí phách của vị chúa sơn lâm khi bị hãm mình trong "cũi sắt".

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.

Thơ cũ giam mình trong lốt hổ, nhà thơ tả hổ sa cơ bằng bút pháp và kích cỡ vung ngang, chém dọc rất tự nhiên, ngẫu hứng, sắc bén bằng tố chất mới lạ của Thơ Mới?

Nếu trước đó, nhà thơ miền Nam Đông Hồ đã ví thơ cũ như "Chiếc áo năm xưa đã cũ rồi", cũ về màu sắc đặt định, cũ cả về kích thước của cảm xúc... thì giờ đây Thế Lữ không muốn chỉ ra hết tất thảy nhược điểm của thơ cũ. Trái lại, chừng như ông nhìn thấy hồn thơ cũ vẫn còn âm vang trong Thơ Mới, có điều nó được diễn đạt thoải mái hơn, tự do hơn. Con hổ bị giam nhưng vẫn cố ánh lên thứ khí phách phi thường bằng đặc chất của chủ nghĩa lãng mạn qua những ngôn từ cực mạnh của của "gió rừng", của "giọng nguồn hét núi", của những động từ dữ dội: "thét, dõng dạc, cuộn, quắc...":

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.

"Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi" phải chăng là câu thơ làm cho mãnh lực phi thường của chúa sơn lâm trước muôn loài vụt tan biến... mọi oai linh? Bởi quyền uy đó chẳng có gì để đối chứng, để xác tín chăng? Cái siêu phàm chợt đồng nghĩa với nỗi cô đơn? Trong bài thơ "Hi Mã Lạp Sơn" Xuân Diệu chừng như cũng chỉ ra điều đó:

Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta
(.....)
Ta bỏ đời, mà đời cũng bỏ ta
Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thế tuyệt!

Phải chăng hình ảnh hổ bị giam là một ẩn dụ về sự độc đáo trong khuôn khổ của thơ cũ, cũng chính là một thứ độc đoán tự giam mình? Khuôn khổ thơ hay là chiếc "cũi sắt" giam hổ trong thơ:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

"Đâu... đâu... đâu...?" điệp động liên hồi về một quyền năng chỉ còn trong hoài niệm của hổ. Sự khuôn định, niêm luật khắt khe chưa hẳn là thế mạnh của thơ cũ, ngược lại nó gò bó thơ cũ. Nhưng tính súc tích, cô đọng về ngôn từ của thơ cũ vẫn có thể vận dụng để làm giàu đẹp cho Thơ Mới. Yêu tự do, muốn vượt mọi khuôn định, nhưng sự dài dòng, khuynh hướng viết "thoải mái", "tràng giang" nhất địng không thể là thế mạnh của Thơ Mới, mà nó đã vấp phải trong giai đoạn sơ khai.

Phải chăng ngoài sự thắng lợi của Thơ Mới, vị chủ tướng Thế Lữ vẫn còn rất trân trọng với thơ cũ về năng lực đậm đặc và súc tích của nó? Nếu như vậy, "Nhớ rừng" của Thế Lữ đã mở ra triển vọng cho Thơ Mới về cả hai cực: tiến tới sự phóng khoáng của ngày mai trong sự kế thừa, chắt lọc bao tinh túy của cái hôm qua?
 
T

thuyan9i

cxais nè phải post vào mục lớp 8 đó
ko thuộc chương trình lớp 9
mà câu 2 trong bài thơ nào
 
T

thuyan9i

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889 – 1939) là gương mặt đặc biệt trên thi đàn Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, người đã mang đến một làn gió lạ cho thơ ca Việt Nam, với cái ngông nghênh khinh bạc của nhà Nho cuối cùng và người tiên phong cho thi ca vào con đường chuyên nghiệp. Tình say, ý lạ, tứ mới chưa làm nên một Tản Đà, mà điều chủ yếu là sự thành thực tự nhiên trong cảm xúc, ngay cả khi thi nhân chìm đắm vào cõi mộng. Những “khối tình”, những “giấc mộng” làm nên một phần văn nghiệp Tản Đà. Muốn làm thằng Cuội là một sự kết hợp của mộng và tình, để ta nhận ra chân dung của con người dám lấy cái ngông như một sự thách thức với cuộc đời ô trọc.
Tản Đà đã có vinh dự là người “dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kỳ đang sắp sửa” (Hoài Thanh, Hoài Chân – Thi nhân Việt Nam). Cung bậc của tiếng đàn ấy là của một tâm hồn phóng túng không bị câu thúc trong lối văn trường ốc, có cái bay bổng của vị “trích tiên” tự coi mình là người lạc bước chốn trần gian. Thơ Tản Đà có một không gian riêng với Tây Thi, Dương Quý Phi, Chức Nữ, Hằng Nga, những giai nhân “hồng nhan tri kỷ” với khách tài tử phong lưu. Người đời đã cho Tản Đà là “ngông”, nhưng cần phải hiểu đó cũng chính là thái độ của ông phản ứng lại xã hội thực dân phong kiến vốn có quá nhiều điều khiến ông chán ngán buồn bực. Muốn làm thằng Cuội chính là một phản ứng như vậy.
Dường như đối với Tản Đà, mùa thu cũng tạo nên nhiều duyên nợ. Từ khoảnh khắc “Vèo trông lá rụng đầy sân” để nhận ra công danh như một thoáng chốc, đến đêm thu chìm đắm trong mối sầu, thi nhân đã để cho những tâm tình bộc bạch cùng trời đất :
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi
Lại một đêm thu, lần này nhà thơ tìm đến với “chị Hằng”. Mà lạ, không phải với cái cuồng vọng đòi cưới Hằng Nga mà lại là một chút khép mình xưng “em” rất ngọt! Cậu ấm Hiếu đã mỏi mệt với những muộn phiền trần thế, nên thở ra một giọng chán đời chăng? Cái buồn cố hữu của mùa thu khiến nhà thơ buồn, hay ánh trăng đối diện với con người gợi ra cảm giác lẻ loi đến mênh mông ? Tản Đà đã đến với trăng không phải bằng tư thế “đối diện đàm tâm” – nhìn nhau chuyện trò trong im lặng bằng sự cảm thông của đôi lòng, ông đã thốt lên lời tha thiết nhắn nhủ “chị Hằng ơi!”. Nỗi buồn trần thế tràn ngập đêm thu, từ trong toả ra chứ không phải do “gió thu lạnh – sương thu bạch – khói thu xây thành” như câu thơ trong “Cảm thu, tiễn thu” mà thi sĩ chạnh lòng. Điều khiến người đọc lưu tâm ở câu thơ thứ hai là kiểu “chán nửa rồi” với “trần thế” chứ không phải là “chán hết rồi”. Chán nửa có nghĩa là chưa chán hẳn, còn thiết tha với cõi đời. Vậy là thi nhân mâu thuẫn với chính mình, giữa ước muốn thoát ly hẳn đời như các thi nhân xưa muốn về với cõi tiên “lánh đục tìm trong” và tâm nguyện ở lại với đời để làm tròn “thiên lương” giúp ích cho nhân quần, nhân loại. Đã có lần nhà thơ băn khoăn với câu hỏi “Đời đáng chán hay là không đáng chán?” với bạn tri âm. Nhưng phút này đây, tri âm vắng bóng để nhà thơ vọng về trăng tâm sự với chị Hằng.
Trí tưởng tượng phong phú và mãnh liệt của nhà thơ đã làm nên một ước vọng cao vời:
Cung quế có ai ngồi đó chửa
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
Hai câu thực làm rõ cho ước muốn của Tản Đà: muốn làm thằng Cuội. Cung quế, cành đa để gợi nhắc câu chuyện cổ tích nhưng dường như có sự so sánh ngầm trong ý thơ: ở cõi trần gian, “trích tiên” Tản Đà đang cô đơn trong nỗi buồn của chính mình, còn nơi cung Quảng, Hằng Nga cũng đang cô đơn như khách trần gian. Hành trình tưởng tượng của nhà thơ đã ngược về với thời gian cổ tích, để nhà thơ hoá thân vào chú Cuội. Duy chỉ có khác một chi tiết nhỏ: ngày xưa Cuội bám cành đa thần để bay lên trăng, còn hiện tại thì cành đa ấy lại là chiếc thang đón hồn thi nhân lên cung quế. Nghĩa là Tản Đà đến với Hằng Nga để thay thế vai trò chú Cuội. Câu thơ có một chút hóm hỉnh trong ý tứ, nhưng đó là cách cắt nghĩa cho tính chất cuộc gặp gỡ đặc biệt này: giữa Hằng Nga và Tản Đà là mối quan hệ của hai tâm hồn cô đơn đang cần tìm đến nhau. Tản Đà “xin” mà không cầu lụy, bởi lẽ khi hướng về “cung quế”, có lẽ thi nhân cũng hiểu thấu nỗi niềm Hằng Nga chăng?
Bởi thế, hai câu luận là sự sẻ chia của đôi hồn cô đơ n:
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Bản chất đa tình của thi sĩ đã hé lộ. Câu thơ không phải chỉ diễn tả tâm trạng từ một phía, vì nếu như vậy chẳng hoá ra thi sĩ lên trăng chỉ là giải thoát cho nỗi buồn bực của riêng mình? Cái nồng nàn trong tình ý câu thơ chính là ở chỗ nhà thơ cùng lúc diễn tả hai tâm trạng: một là của Hằng Nga – người cung Quảng Hàn, một là của Tản Đà – trích tiên nơi trần thế. Nét phóng khoáng tâm hồn thi nhân đâu chỉ là cái ước vọng lên trăng để vượt thoát cảnh trần đầy chán ngán, mà chính là khi được làm chú Cuội nghĩa là được làm bạn cùng san sớt nỗi buồn với giai nhân cung quế. Có như vậy mới thật sự là tri âm tri kỷ! Cái độc đáo Tản Đà chính là ở chỗ cảm nhận được nỗi u buồn của Hằng Nga trong không gian quạnh quẽ chốn Quảng Hàn. Cũng như đã có lần nhà thơ phát hiện giữa cõi tiên tấm lòng trần gian của tiên nữ:
Lá đào rơi rắc chốn Thiên Thai
Suối tiễn, oanh đưa luống ngậm ngùi
(Tống biệt)
Cảnh tiên cũng buồn, nên thi nhân lên với cõi tiên là để chia sẻ cùng người tiên chút tình nồng dương gian của người-cõi –tục. Đồng thời, khi được “cùng gió cùng mây” không vướng bận những lo toan trần thế, con người cũng được giải thoát khỏi nỗi sầu vô hình đè nặng. Tìm về cõi mộng là cách để phá tan thành sầu ỡ cõi thực, nỗi sầu như thi nhân đã từng cảm nhận: “Từ độ sầu đến nay, ngày nào cũng có lúc sầu , đêm cũng có lúc sầu. Mưa dầm lá rụng mà sầu, trăng trong gió mát mà càng sầu; nằm vắt tay lên trán mà sầu, đem thơ văn ngâm vịnh mà càng sầu. Sầu không có mối, chém làm sao cho đứt; sầu không có khối, đập sao cho tan…” (Giải sầu). Trong nỗi sầu của nhà thơ, ta nhận ra những ám ảnh thời thế, nhân thế và nhân thế. Bầu bạn cùng chị Hằng, phải chăng là lúc nhà thơ thật sự thoát khỏi những ám ảnh ấy khi được cận kề hồng nhan tri kỷ:
Rồi đến mỗi năm rằm tháng Tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười
Bài thơ được mở đầu bằng lời than “buồn lắm”, kết lại bằng nụ cười đêm rằm tháng Tám. Niềm vui thay thế nỗi buồn khi những tấm lòng tri kỷ đã gặp gỡ được nhau. Cảm hứng của bài thơ trọn vẹn với hình ảnh trăng thu tuyệt đẹp lay thức giấc mơ của bao kẻ muốn lánh đời thoát tục. Nhưng nếu chỉ có vậy thì cảm hứng bài thơ chưa vượt thoát khỏi khuôn sáo cũ mòn của thơ xưa. Cái tình tứ “tựa nhau” đã làm hiện rõ chất lãng mạn độc đáo của tâm hồn nhà thơ. Có lẽ chưa ai trước Tản Đà lại có sự liên tưởng táo bạo đến thế! Câu chữ khéo léo, ý tình dào dạt của Tản Đà đã làm nên nét nghĩa mới của hình tượng: chú Cuội – Hằng Nga trong cổ tích đã hoá thân thành đôi lứa khắng khít Tản Đà tài tử và Hằng Nga giai nhân. Nhưng cõi trần “chán nửa” vẫn hiện diện cùng khoảnh khắc “trông xuống thế gian” của đôi lứa tâm đầu ý hợp, làm nên nụ cười “rất Tản Đà”. Cười cho trò đời bon chen, cười trước tình đời nhạt nhẽo, và trên hết là nụ cười của kẻ vẫn còn nặng lòng trần thế, canh cánh trong hồn thiên chức nhà văn: “Hai chữ thiên lương thằng Hiếu nhớ”. Phải chăng nụ cười ấy ẩn chứa một thông điệp hướng về tương lai rạng rỡ niềm vui? Và cũng vì thế mà trăng phải là “rằm tháng Tám”, vằng vặc, tròn đầy, trong trẻo. Tắm mình trong ánh sáng dịu dàng giữa nơi cung quế là cả một tâm hồn thi nhân bay bổng tuyệt vời, thăng hoa cùng vẻ đẹp tuyệt đối của “nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi”.
Bài thơ cho ta nhận ra một chân dung tâm hồn Tản Đà : phóng khoáng, đa tình, nhiều mộng tưởng mà vẫn vướng vít những ưu tư trần thế. Con người ấy muốn giữ trọn “thiên lương” giữa cuộc đời ô trọc nên phải đắm chìm trong những “giấc mộng con” để sống thành thực với chính mình và với cuộc đời. Ta chợt nhận ra một nhân cách cao quý không bị vẩn đục bởi những toan tính vụ lợi tầm thường, một con người “đi qua cái hỗn độn của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20” mà vẫn giữ trọn “linh hồn cao khiết” (ý của Hoài Thanh, Hoài Chân – Cung chiêu anh hồn Tản Đà)
Muốn làm thằng Cuội cũng như bao bài thơ bộc bạch tâm tư của Tản Đà giúp ta hiểu thêm về một con người đã dám phô bày cái tôi đầy cá tính của mình với người đời không cần giấu giếm, như là một cách để đối lập với cả một xã hội thực dân – phong kiến. Tác phẩm góp thêm luồng sinh khí cho cảm hứng lãng mạn, với trí tưởng tượng bay bổng và cảm xúc mãnh liệt, sẽ phát triển mạnh mẽ trong phong trào Thơ Mới 1932 – 1945.


hình như bài này hả
 
K

kitty94

júp em vói anh chị uj huuuuuuuuuuuu aaaaaaaaaaaaaaaaaa!!!*-* aj co' bài bít (bj't chu~ cho cuộc sống tốt đẹp hon )thj cho em na em thank na
 
Top Bottom