Dạ em đang đọc sgk vật lí nâng cao thì họ có đề cập đến lỗ trống ạ. Có câu hỏi so sánh thì em xem đáp án trên mạng thấy họ không ghi lỗ trống trong kim loại ạ.
Vì trong một nguyên tử bình thường hoặc mạng tinh thể, điện tích âm của các electron được cân bằng bởi điện tích dương của hạt nhân nguyên tử, sự vắng mặt của một electron sẽ để lại một điện tích dương tại vị trí của lỗ trống. Các lỗ trống trong một kim loại hoặc mạng tinh thể bán dẫn có thể di chuyển qua mạng tinh thể như các điện tử, và có thể tác động tương tự như các hạt tích điện dương.(nguồn Wikipedia)
Có mà em
Dạ em đang đọc sgk vật lí nâng cao thì họ có đề cập đến lỗ trống ạ. Có câu hỏi so sánh thì em xem đáp án trên mạng thấy họ không ghi lỗ trống trong kim loại ạ. View attachment 194546
Dạ em đang đọc sgk vật lí nâng cao thì họ có đề cập đến lỗ trống ạ. Có câu hỏi so sánh thì em xem đáp án trên mạng thấy họ không ghi lỗ trống trong kim loại ạ. View attachment 194546
ui em ơi suy nghĩ sâu xa làm gì ta chưa cần đến đó đâu
lý thuyết phần này em chỉ cần nhớ cho anh vài ý sau đó là
dòng điện trong kim loại sẽ là dòng chuyển dời có hướng của các electron ngược chiều điện trường.
Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion âm, ion dương và các electron do chất khí bị ion hóa sinh ra.
Dòng điện trong chân không là dòng chuyển động ngược chiều điện trường của các electron được bứt ra từ điện cực
Bán dẫn có hạt mang điện là e và lỗ trống chiều của e ngược chiều điện trường còn lỗ trống theo chiều điện trường.Ở bán dẫn loại p, mật độ lỗ trống sẽ rất lớn hơn mật độ electron. Ở bán dẫn loại n, mật độ electron sẽ rất lớn hơn mật độ lỗ trống.
thêm phần điện trở suất nữa
Khi nhiệt độ tăng điện trở của chất điện phân giảm
với 2 cái của kim loại với chất bán dẫn nữa là ok thôi em nhé