Ngoại ngữ Vì sao mình NGHE mãi mà không hiệu quả?

Phạm Dương

Cựu Cố vấn tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng mười 2018
1,599
2,859
371
Hà Nội
Đại học Thương Mại
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chắc hẳn đang có rất nhiều bạn đang thắc mắc: “Vì sao mình nghe mãi mà không nghe được?” “Tại sao mình luyện nghe mãi mà không cải thiện?” mặc dù một phần có thể do người ta nói quá nhanh và quá khó nghe.
Dưới đây là tips luyện Listening mà chị “thực sự” thấy nó rất rất hiệu quả đối với bất kì ai. Hãy cùng chị khám phá nó nhé ^^
Bước 1: Trừ khi mọi người đã nghe tốt rồi, còn không thì đừng bỏ qua việc đọc bản ghi lại nội dung bài nghe (transcript) trước khi nghe, hãy phân tích nó như một bài Reading thực thụ: gạch chân từ vựng, lưu ý diễn đạt, thạm chí là lên Google nghiên cứu cách sử dụng của từ vựng đó, làm mọi cách để “hiểu” để tưởng tưởng ra ngữ cảnh bài nghe là gì, càng rõ nét càng tốt.
Bước 2: Sau đó chép bài nghe đó vào smartphone rồi nghe đi nghe lại 100-1000 lần (nên nghe vào những lúc có khoảng thời gian chết như rửa bát, đi bộ ngoài đường). Nói vậy thôi chứ đến hơn 100 thì mọi người cũng đã thuộc làu làu bài này mất rồi.
Bước 3: Lúc này thì nghe tiếp bài khác có áp dụng những bước trên, và đừng quên nghe lại cả bài cũ nha ^^
Mới ban đầu nghe thì có thể mọi người sẽ cảm thấy khó chịu vì không hiểu hết. Đây là sự thật mọi người phải chấp nhận, vì ai cũng phải trải qua bước “không ai tránh khỏi” này.
Hãy bỏ việc nghe thụ động, bởi có khi nghe thêm tầm 1000 năm nữa thì mọi người cũng không nghe được đâu.
Chúc mọi người thành công ^^
 

ng.htrang2004

Cựu Mod Anh
Thành viên
9 Tháng chín 2017
6,071
1
10,055
1,174
20
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh - ViKClanha
Bước 1: Trừ khi mọi người đã nghe tốt rồi, còn không thì đừng bỏ qua việc đọc bản ghi lại nội dung bài nghe (transcript) trước khi nghe, hãy phân tích nó như một bài Reading thực thụ: gạch chân từ vựng, lưu ý diễn đạt, thạm chí là lên Google nghiên cứu cách sử dụng của từ vựng đó, làm mọi cách để “hiểu” để tưởng tưởng ra ngữ cảnh bài nghe là gì, càng rõ nét càng tốt.
Em nghĩ đọc sau thì hơn, vì đọc rồi mình nhớ nội dung, có khi nhớ cả từ thì sẽ không đánh giá được trình độ của mình. Nhiều khi cảm giác không nghe được chữ nào lại tốt hơn là nghe được, đương nhiên không phải ai cũng như thế. Khi mình thấy mình kém sẽ là động lực để học

Em nghĩ chị bỏ qua một bước quan trọng đó là tìm materials. Em thấy việc chọn cho mình 1 source phù hợp là 1 điều rất cần thiết. Nếu như mình kém, dĩ nhiên là không thể đi nghe những bài từ vựng academic siêu siêu cao, nó cũng giống như kiểu chưa nền cho IELTS mà lại đi làm Test Plus ấy.
Hãy bỏ việc nghe thụ động, bởi có khi nghe thêm tầm 1000 năm nữa thì mọi người cũng không nghe được đâu.
Nghe thụ động là như thế nào á chị? Em vẫn chưa hiểu lắm. Là nghe rồi làm bài, hay là tự ép mình nghe ...?
 

Phạm Dương

Cựu Cố vấn tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng mười 2018
1,599
2,859
371
Hà Nội
Đại học Thương Mại
Em nghĩ đọc sau thì hơn, vì đọc rồi mình nhớ nội dung, có khi nhớ cả từ thì sẽ không đánh giá được trình độ của mình. Nhiều khi cảm giác không nghe được chữ nào lại tốt hơn là nghe được, đương nhiên không phải ai cũng như thế. Khi mình thấy mình kém sẽ là động lực để học

Em nghĩ chị bỏ qua một bước quan trọng đó là tìm materials. Em thấy việc chọn cho mình 1 source phù hợp là 1 điều rất cần thiết. Nếu như mình kém, dĩ nhiên là không thể đi nghe những bài từ vựng academic siêu siêu cao, nó cũng giống như kiểu chưa nền cho IELTS mà lại đi làm Test Plus ấy.
Cái đó em nghe được nó lại khác, có nhiều bạn kiểu "bất lực" với việc nghe ý thì lại không thể làm theo như em được. Các bạn ý không có nền thì chắc chắn là nghe chả ra chữ gì cả đâu em. Đọc transcript trước và phân tích nó, rồi nghe thì các bạn mới định hình được đó là từ gì, nghe thế nào, phát âm ra sao, như vậy sẽ nhanh ghi nhớ hơn là nghe trước rồi mới tra transcript.
Material thì tất nhiên chỉ nên coi những trang basic thôi chứ đâu thể cao siêu nghe TED hay nghe các giáo sư nước ngoài giảng được. Nguồn thì chị khuyến khích nghe của esl-lab - giao diện đơn giản, nhiều bài nghe, có bản ghi, có giải thích, ngữ cảnh thực tế mà cũng gần gũi đời thường.
Nghe thụ động là như thế nào á chị? Em vẫn chưa hiểu lắm. Là nghe rồi làm bài, hay là tự ép mình nghe ...?
Là em ép bản thân phải nghe nhiều lần, phải cố nghe xem nó đang nói cái gì ý, tất nhiên cái này không có phần phân tích transcript. Thậm chí là ép bản thân phải nghe nhiều bài khác nhau trong một khoảng thời gian dài cùng một lúc.
 
Top Bottom