Vì sao đồng bằng sông cửu long lại có thế mạnh và lương thực thực phẩm

K

kool_boy_98

Vì sao đồng bằng sông cửu long lại có thế mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm?
~> về chứ nhỉ?

~> Vì:
a. Tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng nhất làm cho đồng bằng trở thành vựa lúa lớn nhất của cả nước.

- Các loại tài nguyên quan trọng nhất:
+ Đất đai: Diện tích 4 triệu ha, trong đó diện tích trồng lúa khoảng 2,8 triệu ha. Bình quân đất trồng lúa theo đầu người gấp 3 lần so với đồng bằng sông Hồng.
Đất phù sa màu mỡ do được phù sa sông Tiền, sông Hậu bồi đắp. Đặc biệt là dải phù sa ngọt dọc theo sông Tiền, sông Hậu là loại đất tốt nhất để trồng lúa.
+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nhiệt độ cao, biên độ nhiệt ít dao động trong năm. Có một mùa mưa, một mùa khô, ít có bão, thời tiết ổn định là điều kiện cho cây lúa có thể phát triển quanh năm (có thể phát triển 3 vụ lúa: vụ đông xuân, vụ hè thu và vụ mùa).
+ Nguồn nước dồi dào. Tổng lượng nước của hệ thống sông Cửu Long rất lớn. Hệ thống kênh rạch chằng chịt. Nước có ý nghĩa lớn đối với việc thau chua, rửa mặn. Sông ngòi, kênh rạch còn là con đường giao thông thuận tiện.

b. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi đông dân.
Đây là nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ tại chỗ quan trọng. Đó là tiềm năng lớn để phát triển sản xuất.

c. Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư, cải tạo về cơ sở hạ tầng
, cơ sở vật chất – kĩ thuật để biến vùng này trở thành vùng trọng điểm lúa hàng hoá lớn nhất của cả nước và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
 
H

huuthuyenrop2

Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước nhưng miền Tây đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước.[3] Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang. Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước. Bình quân lương thực đầu người gấp 2.3 lần so với lương thực trung bình cả nước. Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước. Ngoài ra cây ăn quả còn đặc sản nổi tiếng của vùng, với sự đa dạng về số lượng, cũng như chất lượng ngày càng được nâng cao Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. Nuôi nhiều ở Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng Sản lượng thủy sản chiếm 50 % nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang . Đặc biệt là Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản săn bắt nhiều nhất 239219 tấn thủy sản ( năm 2000 ) , An Giang là tỉnh nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng 80000 tấn thủy sản ( năm 2000 ). Nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản đang phát triển mạnh, theo quy mô công nghiệp Tài nguyên rừng cũng giữ những vai trò quan trọng, đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn ven biển, trong đó hệ thống rừng ngập mặn Mũi Cà Mau được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, bên cạnh đó là những cánh rừng tràm ở U Minh Cà Mau, Đồng Tháp với một hệ thống sinh học vô cùng đa dạng
 
Top Bottom