Vật lí Vì sao diều có thể bay trên trời?

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chẳng qua là chiều nay chạy bộ thì bắt gặp một khung cảnh thả diều trên bãi cỏ gần nhà.... Thấy đẹp quá nên muốn tìm cớ up hình lên đây cho mọi người xem thui hihi ^^
Chắc có lẽ, nhiều bạn ở đây đã từng thả diều hoặc biết đến nó, vậy có ai đặt câu hỏi tại sao cái diều bay trên trời được không nhỉ? Hôm nay mình sẽ dành hẳn một topic cho chủ đề này nha ;)

Trước hết ta xét thời điểm chúng ta thả diều, đó là khi có gió nhẹ, điều này tưởng chừng chỉ là thời điểm đẹp để đi dạo mát thì chính gió là một người bạn đồng hành không thể thiếu của chiếc diều đấy. Vào lúc diều đưa mặt ra đón gió, không khí thổi vào mặt diều, do bị cản trở nên trong một thời gian ngắn tốc độ đã giảm xuống rất nhiều. Vào lúc tốc độ gió bị giảm đột ngột, áp lực của nó sẽ tăng lên đột ngột. Bởi vì mặt diều nghiêng xuống dưới, nên áp lực của gió vuông góc với mặt nghiêng đó. Lực này lớn hơn trọng lực của con diều rất nhiều nên đã đẩy diều bay lên. Vào lúc gió quá nhỏ, để tăng tốc độ đón gió, nguời ta thường vừa chạy vừa thả diều để tăng thêm áp lực gió đối với diều.
Để dễ hình dung, mình sẽ phân tích qua hình ảnh sau đây nhé!
dieu3-1348605377.jpg
Giả sử đường MN là mặt cắt ngang chiếc diều. Lúc thả diều, ta kéo dây thì nó chuyển động nằm nghiêng do sức nặng của đuôi. Giả sử chiều của chuyển động ấy là từ phải sang trái. Gọi góc nghiêng của mặt phẳng diều đối với đường nằm ngang là alpha. Ta hãy xét những lực tác dụng vào diều, gồm: trọng lực, lực cản không khí, lực căng dây T, lực ép.
Không khí dĩ nhiên là ngăn cản chuyển động, gây ra một sức ép nào đó vuông góc với mặt phẳng. Trên hình, lực ép được biểu diễn bằng mũi tên OC, vuông góc với MN. Có thể phân tích OC thành hai lực theo quy tắc hình bình hành, ta được lực OD và OP. Lực OD đẩy chiếc diều về phía sau và do đó làm giảm vận tốc ban đầu của nó. Còn lực OP thì kéo diều lên trên. Nó làm giảm trọng lượng của diều và nếu đủ lớn thì có thể thắng trọng lượng này, đưa diều lên cao, như ở trên mình đã giải thích.

=> Tóm gọn lại: Con diều muốn bay được thì phải đón gió và mặt diều phải nghiêng xuống dưới.

Đôi lúc, con diều sẽ bị lắc qua lắc lại tưởng chừng như sắp rơi xuống đất, chúng ta có thể khắc phục lỗi này để con diều được ổn định bằng cách đính phía dưới cái diều một số tua hoặc dải giấy.
Xét theo góc độ vật lý, làm như vậy là để điều chỉnh trọng tâm của diều hướng xuống dưới, và như vậy khi diều nghiêng quá thì trọng lực sẽ làm cho nó khôi phục lại vị trí vốn có.

Đơn giản thế thôi nhưng cũng phải rất cẩn thận mới chế tạo được một con diều hoàn hảo các bạn nhỉ ^^ Tấm ảnh bầu trời đầy sao của tui đẹp quá nên tui ngại khoe... mọi người ngắm đỡ tấm này nhé :Tuzki17:Tuzki17119985224_821858831960660_4861941962586250809_n.jpg
 

0974853133

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng chín 2020
27
8
6
Gió thổi lên diều sẽ sinh ra một áp suất đối với diều, và áp suất đó thẳng góc với mặt diều. Do mặt diều nghiêng xuống dưới, nên gió thổi tới có áp suất nghiêng lên trên đối với nó. Trọng lượng của diều rất nhẹ, áp suất hướng lên trên của không khí đủ để đưa diều lên trời xanh
 
  • Like
Reactions: Tên để làm gì
Top Bottom