Sử 8 Vì sao cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc "Đại cách mạng"?

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vì sao cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc "Đại cách mạng"? (Quần chúng nhân dân có vai trò như thế nào trong Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?)
- Cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân mà trước tiên là nông dân. Nhân dân đóng vai trò quan trọng trong quá trình cách mạng. Đó là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thắng lợi của CM: lật đổ chế độ quân chủ chuyển chế, thiết lập nền cộng hòa, xác lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng, đánh thắng giặc ngoại xâm. Điều đó được thể hiện qua 3 sự kiện:
+ Ngày 14 - 7 - 1789, quần chúng lao động Pa-ri đã tấn công pháo đài - nhà ngục Ba-xti , mở đầu thắng lợi cho cuộc cách mạng. Sau đó lần lượt làm chủ hầu hết các cơ quan và vị trí quan trọng trong thành phố, nhanh chóng lan rộng khắp nước. Sự kiện tại Pháp ngày 14-7 có ý nghĩa hết sức quan trọng: Chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp bị giáng một đòn đầu tiên, Lu-i XVI chỉ được giữ ngôi vua, nhưng không có quyền hành gì, phái Lập hiến của tầng lớp đại tư sản lên cầm quyền. Cách mạng Pháp bước đầu giành thắng lợi và tiếp tục phát triển. Tháng 9-1791, Quốc hội thông qua Hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
+ Ngày 10-8-1792, quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, đồng thời xóa bỏ chế độ phong kiến, xử tử vua Lu-i XVI, thiết lập nền cộng hòa đầu tiên ở Pháp, đưa cách mạng phát triển lên một bước cao hơn. Quốc hội thông qua "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền", nêu khẩu hiệu nổi tiếng " Tự do - Bình đẳng - Bác ái".
+ Ngày 2-6-1793, trước tình trạng “Tổ quốc lâm nguy” (sự tấn công của quân Anh cùng quân các nước phong kiến châu Âu, bọn phản động ở trong nước nổi loạn ở vùng Văng-đê và cả miền Tây Bắc, nạn đầu cơ tích trữ hoành hành, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân khốn khổ nhưng phái Gi-rông-đan không lo tổ chức chống ngoại xâm, nội phản, ổn định cuộc sống nhân dân mà chỉ lo củng cố quyền lực) quần chúng nhân dân Pa-ri dưới sự lãnh đạo của Rô-be-spie lại khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh, đưa phái Gia-cô-banh lên cầm quyền.
- Chính quyền Gia-cô-banh đã thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng và giải quyết những yêu cầu của nhân dân: Đất công xã mà quý tộc phong kiến chiếm đoạt, được lấy chia cho nông dân. Tịch thu ruộng đất của Giáo hội và quý tộc bán cho nông dân, trưng thu lúa mì, quy định giá tối đa, lương tối đa. Những biện pháp tích cực của phái Gia-cô-banh nhằm cứu nước Pháp thoát khỏi sự đe dọa của "thù trong, giặc ngoài", đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao.
- Với những kết quả mà cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã đạt được không chỉ có ý nghĩa đối với nước Pháp mà còn có ý nghĩa to lớn đối với thế giới: Đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có tác động ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, làm lung lay tận gốc rễ chế độ phong kiến ở châu Âu. Nó được ví như "cái chổi khổng lồ" quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu. Vì vậy, cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc "Đại cách mạng".
 
Top Bottom