Vì sao “Cánh đồng bất tận” kéo được người xem tới rạp?

N

nh0k_08

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.



Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm điện ảnh, mà theo như đạo diễn nổi tiếng người Tây Ban Nha Pedro Almodóvar thì “không có đề tài nhàm, chỉ có phương cách thể hiện chán”.


Khi dàn dựng “Cánh đồng bất tận”, đạo diễn phim này không gặp khó khăn về đề tài, một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm điện ảnh, mà theo như đạo diễn nổi tiếng người Tây Ban Nha Pedro Almodóvar thì “không có đề tài nhàm, chỉ có phương cách thể hiện chán”. Anh còn gặp thuận lợi mang tính tiên quyết nhờ làm phim từ chuyển thể một tác phẩm văn học hấp dẫn, từng gây xôn xao dư luận nhưng vì thế cũng lại đối mặt với thách thức: Làm sao để khi xem người xem không chán phim mình?
May thay, nhờ chọn được thủ pháp dàn dựng, cách kể, phương cách thể hiện tự sự trữ tình và duy mỹ khi mô tả vẻ đẹp của nỗi buồn nên “Cánh đồng bất tận” đã “đứng” được và độc lập so với tác phẩm văn học.
Xét về tiêu chí tạo nên tính hấp dẫn của tác phẩm điện ảnh, “Cánh đồng bất tận” không thuộc kiểu có tình tiết trong phim luôn luôn thay đổi, đột ngột, căng thẳng, nghẹt thở, ngoài sự tưởng tượng của người xem, có cốt truyện chênh vênh bên bờ sự sống chết của nhân vật..., nói cách khác phim không liên tục tiếp diễn bởi các bước ngoặt, cao trào, kịch tính theo lý luận kịch học “3 phút lại có 1 bước ngoặt, 5 phút lại có 1 cao trào”.


HaiYen-23.jpg
Bằng lối kể chuyện nhẩn nha, chậm rãi nhưng “Cánh đồng bất tận” thuộc loại chiếu trên màn ảnh chừng mười phút đã cuốn lấy người xem, rồi dần dần cuộc sống và nhân vật màn ảnh khiến người xem ít nhiều sống với nhân vật màn ảnh, dù cái cảm giác cứ sợ phim chóng kết thúc chưa phải là nỗi ám ảnh lớn nhất khi họ ngồi trong rạp.
Nếu phim không có gì hấp dẫn, chắc khán giả không có cảm giác đó. Ngoài ra, cách kể chuyện nhằm tạo cho người xem những khoảng trống, khoảng lặng cần thiết, để cùng suy nghĩ, tự tìm câu trả lời cho vấn đề, cho các nhân vật của phim cũng tạo nên sức hấp dẫn riêng.
Cách kể có duyên nhất định, tạo cho người xem “đất dụng võ” trong “Cánh đồng bất tận” làm nhớ tới phong cách dàn dựng phim “Mùa ổi”, “Trăng nơi đáy giếng”, xa hơn ở nước ngoài là phong cách của đạo diễn Nhật cự phách Yasujiro Ozu với “Xuân muộn”, “Câu chuyện Tokyo”…
Cũng giống như “Mùa len trâu”, những hình ảnh bắt mắt nhờ nghệ thuật quay phim trong “Cánh đồng bất tận” khiến đây là một trong không nhiều tác phẩm phim truyện nhựa Việt Nam hướng tới việc sử dụng màu sắc như một tông màu chủ đạo xuyên suốt tác phẩm với ý nghĩa của một biểu tượng - một đòi hỏi khá cao về nghề nghiệp.
Dù biểu tượng, vẻ đẹp “lúa” của phim sau chưa thể mạnh, giàu sức ám ảnh bằng biểu tượng “nước” của phim trước thì chúng tôi vẫn nghĩ rằng khán giả đã không uổng khi mua vé xem bối cảnh miền Tây Nam bộ đậm đặc của “Cánh đồng bất tận”.
Và dù có cơ sở để cho rằng tạo hình của phim này không nhằm hướng tới “điện ảnh thị giác” (visual movie) kiểu Trương Nghệ Mưu (với “Thập diện mai phục”, “Anh hùng”, “Hoàng Kim Giáp”…) như một mục đích thì chí ít nó đã làm nên một yếu tố của sự hấp dẫn khi làm mãn nhãn người xem bằng hình ảnh - một trong hai thành phần quan trọng của ngôn ngữ điện ảnh.

HaiYen-335.jpg

Cảnh trong phim “Cánh đồng bất tận”
Phim “Cánh đồng bất tận” có sức hấp dẫn vì nhiều lẽ, từ tác phẩm được chuyển thể, tên tuổi của ê-kíp làm phim, sự tham gia của một số diễn viên được chờ đợi, quảng cáo trước và sau phim ra mắt (trong đó có trailer ấn tượng, cũng như không tính được bao nhiêu bài báo trước và sau khi phim ra mắt), chưa kể việc phim vừa tham gia LHP Pusan...
Cùng với sức hấp dẫn có sẵn của tác phẩm văn học, tất cả những điều đó cũng tạo sự tò mò nhất định nơi khán giả. Dù dàn diễn viên không “đều tay”, nhưng vai Sương “cô gái điếm miền Tây” lại là một “thỏi nam châm” hút khán giả sau những gì họ đã mặc sức tưởng tượng về nhân vật qua ngôn ngữ văn học.
Dù diễn viên đóng vai Sương vẫn còn điểm yếu cố hữu trong giọng nói (đã manh nha trong “Người Mỹ trầm lặng”, thể hiện đậm đặc trong “Chơi vơi” và không được lồng tiếng trong phim này.


Chuyện không hiệu quả của lồng tiếng đã được chúng tôi đề cập trong phim “Nhìn ra biển cả”, người mẫu đóng vai nữ trong “Giao lộ định mệnh”…) hay diễn viên đóng vai vợ cũ ông Võ được chọn không hợp. Dù hiệu quả cảnh làm tình của ông Võ và Sương còn phải bàn vì ngoại hình, lối ứng xử phòng the hiện đại của nam diễn viên không khiến khán giả nghĩ đó là ông Võ “ngấu nghiến mà lòng lạnh ngắt” (trong truyện ngắn, Điền còn nói với chị “Cha làm chuyện đó thì cũng giống như mấy con vịt đạp mái”). Dù kết phim chọn phương án an toàn là chưa thật đắc địa so với kết lửng, trong chừng mực nhất định còn có tác dụng ngược…
Dù doanh số phim đạt 9,2 tỷ sau gần 2 tuần ra rạp chỉ có tính tương đối vì không phải là của cơ quan kiểm toán, nhưng số lượng khán giả đến rạp khá đông đảo vì những điều ở trên là có thật.
Bỗng nhớ đạo diễn tài năng Trần Khải Ca người Trung Quốc từng nói “khi từ nội tâm sâu thẳm của mình, tôi nảy sinh rung động đối với một câu chuyện hoặc một đề tài, và cảm giác câu chuyện đó, những nhân vật đó có liên quan thực sự với số mệnh tôi, tôi mới đi làm một bộ phim”.
Không thể nói đạo diễn của “Cánh đồng bất tận” giống như Trần đạo diễn khi làm phim này, nhưng rõ ràng anh đã chọn thứ điện ảnh tự sự giàu chất thơ là phù hợp khi cố gắng tìm một sự mới mẻ trong làm phim, vì nói như diễn viên kiêm đạo diễn Mỹ nổi tiếng Clint Eastwood thì “cái đẹp của điện ảnh là khả năng thử tìm một cái gì khác”. Phải chăng “Cánh đồng bất tận” kéo được người xem đến rạp một phần cũng bởi điều đó?
 
Top Bottom