Vì sao 1 không phải là số nguyên tố? (trích http://www.diendantoanhoc.net)

  • Thread starter james_bond_danny47
  • Ngày gửi
  • Replies 5
  • Views 2,215

J

james_bond_danny47

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Toàn bộ số tự nhiên được chia làm ba loại: Loại 1 là các số nguyên tố ( như 2,3,5,7,11,13,...), Loại 2 là các hợp số ( 4,6,8,9,10,...) . Số "1" không phải là số nguyên tố, cũng không phải là hợp số nên nó là một loại riêng thứ 3. Số nguyên tố là những số chỉ chia hết cho 1 và chính nó, còn hợp số có thể chia hết cho những số khác. Ví dụ, hợp số 6, ngoài chia hết cho 1 và 6 ra, nó còn chia hết cho 2 và 3. Đây là lý do chính để chia ra thành loại hợp số và số nguyên tố. Nhưng số 1 cũng chia hết cho 1 và chính nó, vì sao không gọi là số nguyên tố ? Nếu 1 là số nguyên tố thì chỉ cần chia số tự nhiên thành 2 loại có tốt hơn không ? Để trả lời vấn đề này, trước tiên ta phải đặt vấn đề vì sao phải bàn đến số nguyên tố. Ví dụ số 3003 có thể chia hết cho số nguyên tố nào? Cũng có nghĩa là số nào là thừa số của 3003 ? Đương nhiên ta có thể xét tất cả các số từ 1 đến 3003, nhưng như vậy thì rất tốn công.

Chúng ta biết rằng, hợp số có thể là tích của nhiều số nguyên tố, tức là nhân nhiều số nguyên tố với nhau, nói cách khác, chính là phân tích thành thừa số nguyên tố.Đương nhiên, mỗi hợp số đều có thể phân tích thành thừa số nguyên tố và chỉ có một kết quả mà thôi ( tất nhiên không kể đến thứ tự các thừa số).
Ví dụ : số 3003 có thể phân tích thành 3.7.11.13

Bây giờ ta quay trở lại vấn đề vì sao 1 không phải là số nguyên tố. Nếu 1 được coi là số nguyên tố thì khi phân tích một hợp số thành thừa số nguyên tố, đáp án sẽ không phải là duy nhất nữa!

Ví dụ : Phân tích số 3003 thành thừa số nguyên tố sẽ xảy ra các trường hợp sau:

3003 = 3.7.11.13
3003 = 1.3.7.11.13
3003 = 1.1.3.7.11.13
............

Như vậy, khi phân tích có thể tuỳ ý thêm các thừa số 1 vào như vậy quả thực là không cần thiết chút nào, và kết quả phân tích lại không duy nhất, chỉ tăng thêm những phiền phức không cần thiết. Vì vậy 1 không được coi là số nguyên tố.(trích http://www.dongnaionline.com/)
ps:khái niệm số nguyên tố là rất cơ bản nhưng nhiều người từ giáo viên đến học sinh vẫn hay nhầm :"số nguyên tố là số tự nhiên chỉ chia hết cho 1 và chính nó"mà quên rằng:"số nguyên tố phải lớn hơn 1" ,vi vậy mình post bài này để các bạn hiểu và nắm vững hơn
 
V

vansang02121998

Bạn ơi, Loại 2 bạn còn thiếu số 0, số 0 có vô vàn ước sao ko nói ?

Bạn vào vật lí xem tại sao gương cầu lõm cho ảnh lớn hơn vật poss hình lên hay bàn lun ở đây cũng đc.
 
D

daovuquang

Bạn ơi, Loại 2 bạn còn thiếu số 0, số 0 có vô vàn ước sao ko nói ?

Bạn vào vật lí xem tại sao gương cầu lõm cho ảnh lớn hơn vật poss hình lên hay bàn lun ở đây cũng đc.

Chắc là bạn chưa học vật lí lớp 7 rồi. Cho cái này để tham khảo này:

Gương cầu lõm là gương có bề mặt là một phần hình cầu và có lớp bạc hướng về phía lõm.
Gương cầu lõm cho ta ảnh ảo lớn hơn vật khi khoảng cách giữa vật với gương ngắng hơn khoảng cách từ tiêu cự đến gương.
Gương cầu lõm cho ta ảnh ảo ngược chiều và nhỏ hơn vật khi vật khi khoảng cách từ vật đến gương dài hơn khoảng cách từ gương đến tiêu cự.
Gương cầu lõm cho ta ảnh thật và ngược chiều vật trên màn chắn trước gương khi vật nằm trong khoảng từ tiêu cự đến gương.
Gương cầu lõm có thể biến đổi một chùm tia sáng tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ, từ một chùm tia sáng phân kì hay hội tụ thành một chùm tia phản xạ song song, từ chùm tia sáng phân kì thành chùm tia phản xạ hội tụ hay từ chùm tia sáng hội tụ thành chùm tia phản xạ phân kì.
T%E1%BA%ADp_tin:Concavemirror_raydiagram_F.svg
 
V

vansang02121998

Cái j, đang học lớp 7 đây còn j chả nhẽ tưởng tui học lớp 6 chắc.
 
V

vansang02121998

Nếu vẽ về phía trước gương ( tia phản xạ ) thì chùm sáng song song thành chùm hội tụ, mà kéo dài chùm hội tụ về phía sau gương thì chả là chùm phân kì à.
 
Top Bottom