VÌ MỘT TRÁI ĐẤT TRONG SẠCH <----

L

lehoanganh007

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ngăn ngừa hiệu ứng nhà kính

Có một điều mà chắc chắn ai trong chúng ta cũng cảm thấy được, đó là thời gian gần đây thời tiết thường xuyên oi bức, nhiệt độ tăng cao và thiên tai xảy ra nhiều hơn với mức độ ngày càng tăng. Dĩ nhiên là chẳng ai có thể thoải mái trong tình trạng khí hậu như thế. Và bạn có bao giờ tự hỏi tại sao thời tiết lại ngày càng thất thường, bão lụt thường xuyên và nặng nề hơn? Đó là do Hiệu Ứng Nhà Kính.


Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Tại sao lại có hiện tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu?

Trái đất hấp thụ năng lượng từ Mặt trời để duy trì một nhiệt độ tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ động – thực vật phong phú. Tuy nhiên, khi lớp khí quyển có quá nhiều khí CO2, CFCs, CH4 và hơi nước… thì Trái đất trở thành một quả cầu giữ nhiệt, hấp thụ nhiều mà lại ít tỏa nhiệt ra. Hiện tượng này xảy ra tương tự như trong các nhà kính trồng cây nên được gọi là hiệu ứng nhà kính (Greenhouse effect).

Với sự tăng lên nhanh chóng của các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra từ những hoạt động của con người, nhiệt độ Trái đất không ngừng tăng lên, gây ra hiện tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu (Global warming). Các nhà khoa học nhận định rằng sự thay đổi khí hậu là thảm họa tự nhiên lớn nhất mà con người phái đối mặt, hậu quả của nó còn lớn hơn tất cả các cuộc chiến tranh gộp lại.

Vậy hiện tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu có thể gây ra những tác hại gì?

• Nhiệt độ tăng cao làm cho băng tại hai cực tan ra, mực nước biển dâng lên, và thế là những vùng đất thấp như cả đất nước Hà Lan và các đảo quốc ở vùng Thái Bình Dương sẽ biến mất.
• Nhiệt độ tăng cũng làm độ ẩm tăng cao, tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh hơn và gây ảnh hưởng đến sự sống của các loài động thực vật. Nhiều loài động thực vật quen sống trong khí hậu lạnh giá sẽ có nguy cơ tuyệt chủng,.... Nhiệt độ tăng vào mùa khô hạn cũng làm tăng nguy cơ cháy rừng.
• Hiện tượng El Nino và La Nina ngày càng diễn ra thường xuyên hơn, làm cho lượng mưa tăng lên, gây lụt lội trong khi những nơi khác lại là hạn hán!

Chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn Hiệu Ứng Nhà Kính?

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, các nước trên thế giới đã cùng thảo luận và kí kết Nghị định thư Kyoto (1997) nhằm cắt giảm việc tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính. Nhưng chính bạn cũng có thể góp phần bảo vệ Trái đất bằng những hành động thiết thực của mình đấy!

• Hãy tiết kiệm điện: một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng là bạn đã góp phần cùng nhân loại bảo vệ Trái đất rồi.
• Khi cần di chuyển những quãng đường gần, bạn hãy đi bộ thay vì dùng xe máy. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp. Wow, vừa bảo vệ được túi tiền lại vừa bảo vệ môi trường!
• Hãy cho những cái bếp than hay bến dầu “cổ lổ” đi vào quá khứ, sử dụng bếp gas vừa nhanh lẹ vừa tốt cho môi trường.
• Hãy dùng Hàng Việt Nam chất lượng cao. Tại sao chúng ta lại ăn nho Mĩ, táo New Zealand trong khi đất nước ta bốn mùa đều có trái cây tươi ngon, không có chất bảo quản? Việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước tạo ra một lượng khí CO2 khổng lồ và đó rõ ràng là một sự lãng phí tài nguyên rất lớn.
• Hãy tiết kiệm giấy (in giấy ở cả 2 mặt, sử dụng tập cũ để làm giấy nháp…), tái chế bao nilông, vỏ chai nhựa sẽ giúp bảo vệ môi trường và giảm khí CO2 trong quá trình sản xuất.
• Và bạn cũng đừng quên trồng thật nhiều cây xanh quanh nhà nhé, nó không chỉ giúp cho không khí trong lành mà còn tạo cảnh quan thật đặc biệt cho ngôi nhà của bạn nữa.

Hãy nhớ: Trái đất có được bảo vệ hay không là do ý thức và chính hành động của bạn đó!
 
L

lehoanganh007

..Một thực tế đó là : Giới trẻ việt nam đang ngày càng thờ ơ với các vấn đề chung của nhân loại
topic này là 1 VD
chỉ có 13 lượt view và cũng chỉ là lướt qua ko có ý kiến
 
H

heocondangyeu

đây đây
ý kiến đây
uhm
đọc để bít mừ^^
thanks chồng iu ná
 
A

arxenlupin

đúng là hiệu ứng nhà kính hiện đang tăng đến mức đáng báo động nhưng mà nó đâu phải là có hại, sao phải ngăn chặn, nhờ nó mà chúng ta mới sống đựoc đó chứ, nó giúp giữ nhiệt cho trái đất chúng ta mà
đúng hem
quái nhỉ ?? tại sao cái này lại cho vào box hoá, nó phải ở trong box địa chứ, cái này chỉ đựoc cái khí thải co2 là liên quan đến hoá thôi còn lại của địa lý hết
phải chăng lehoanganh nên chuyển cái này vào box địa :D
 
S

shinichi5692

Hiệu ứng nhà kjnh sao lại giữ nhiệt?
các tầng của không khí mới là để giữ nhiệt chứ?
còn hiệu ứng là kjnh là hiện tượng tầng khí quyển có nhiệt độ tăng lên.
uh! cái j` cũng bỏ vào Box hóa, hiệu ứng nhà kjnh nếu giải thick thj ở box hóa nhưng là nêu khái niệm + cách giải quyết thj em nghĩ ở box Địa là đúng nhất
 
A

arxenlupin

shinichi5692 said:
Hiệu ứng nhà kjnh sao lại giữ nhiệt?
các tầng của không khí mới là để giữ nhiệt chứ?
còn hiệu ứng là kjnh là hiện tượng tầng khí quyển có nhiệt độ tăng lên.
uh! cái j` cũng bỏ vào Box hóa, hiệu ứng nhà kjnh nếu giải thick thj ở box hóa nhưng là nêu khái niệm + cách giải quyết thj em nghĩ ở box Địa là đúng nhất
tầng khí quyển giữ nổi nhiệt của mặt trời bị phản xạ lại đựoc sao
có khí co2 mới đóng vai trò quan trọng trong việc này
tại sao sao thuỷ là hành tinh gần mặt trời nhất nhưng ko phải là hành tinh có nhiệt độ trung bình cao nhất hệ mặt trời là vì sao ? đó là bởi vì lớp khí quyển quá mỏng chỉ gồm có một ít heli, sao giữ nhiệt đựoc, còn sao kim tuy cách xa thứ 2 nhưng bầu khí quyển lại có đến hơn 97 % là có cacbon chính vì thế nên nó mới là hành tinh nóng nhât trong hệ mặt trời
hiểu chưa kul
 
A

aqnacm

hiệu ứng nhà kính đã được bàn luận ở box địa rồi

mà tớ nói thêm là nếu nước biển dâng thì nước chịu hậu quả nặng nề nhất chính là việt nam đấy đồng chí ạ

toàn bộ đồng bằng sông cửu long có độ cao ko quá 5m và ko có hệ thống đê biển nếu nước biển dâng 5 m trong 100 năm tới thì nước ta mất hoàn toàn đb sông cửu long và quả nửa đb sông hồng , mất đi quá nửa nguồn thu nhập quốc dân và lượng đất sinh hoạt của đa số dân chúng

Vấn đề môi trường là vấn đề có ảnh hưởng lâu dài, thậm chí theo như tính toán thì dù làm mọi biện pháp để giảm sự gia tăng mực nước biển thì nước biển vẫn cứ tăng trong vòng 20 năm nữa . mà hiện tại thì các nước vẫn đặt nhu cầu phát triển kinh tế lên trên nhu cầu bảo vệ môi trường
 
A

aqnacm

CFC là khí trơ trong điều kiện thường nhẹ hơn không khí

khi bị thải ra ngoài nó sẽ bay lên đến tâng ô zôn nhiệt độ tăng khí này dễ dàng tác dụng với O3 => thủ tầng ô zôn và gây mưa axit
 
L

lehoanganh007

aqnacm said:
CFC là khí trơ trong điều kiện thường nhẹ hơn không khí

khi bị thải ra ngoài nó sẽ bay lên đến tâng ô zôn nhiệt độ tăng khí này dễ dàng tác dụng với O3 => thủ tầng ô zôn và gây mưa axit
CFC : Cloro Floro Cacbon
anh ơi anh là sinh viên đại học khoa học tự nhiên ah anh
anh học khoa ji đấy
khoa công nghệ hóa năm nay hem bít lấy cao ko anh nhỉ
 
A

aqnacm

Công nghệ hóa với hóa học năm xuống năm lên ko biết đâu mà lân năm tớ thi thì hóa học cao hơn cn hóa, năm sau thì ngược lại , sư phạm hóa thì cao đều , xem năm ngoái ngành nào cao thì thi vào đó ;)) năm nay nó sẽ tụt đấy
trường quốc gia chuyên cái trò đấy, 2 khoa công nghệ thông tin và điện tử viễn thông của công nghệ cũng thế, thay nhau lên xuống

gái khoa hóa nói chung là xấu nhưng lớp nào cũng có em xinh ;))


cố thi vào đó điểm cao cao tí rồi ôn tiếng anh học lớp tài tiến ấy , chương trình của mỹ mà hình như thi qua cái khỉ gió gì là 1 đại học của mỹ cấp bằng :D
 
Top Bottom