Vẻ đẹp tiềm ẩn

G

giangvy

Cái này là phân tích tác phẩm ra thôi mà

Vợ nhặt:

Người phụ nữ "Vợ nhặt":


- Khát khao sống mãnh liệt: chính khát khao ấy đã thúc giục thị về làm vợ Tràng mà không cần cưới hỏi, chỉ bằng vài câu bông đùa và 4 bát bánh đúc.

- Sự kín đáo, tế nhị và cam chịu: Về đến nhà Tràng, thấy chỉ là 1 túp lều nhỏ vẹo vọ, thị nén 1 tiếng thở dài. Lần đầu chào, thấy mẹ chồng không nghe thấy, thị kính cẩn chào lại rồi e dè ngồi chớm lên mép giường

- Người phụ nữ hiền thảo, có ý thức vun vén gia đình: Sáng dậy sớm quét tước nhà cửa, nấu cơm. Trong bữa cơm, khi bà cụ bê nồi cám ra, Tràng không ăn nổi còn thị điềm nhiên và vào miệng.

=> Bên trong người đàn bà cong cớn, chao chát bị cái đói cái khổ hành hạ là một người phụ nữ khao khát sống, khao khát yêu thương và hạnh phúc, mang trong mình đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Bà cụ Tứ

- Một người mẹ yêu thương con, lấy cái lòng bao dung và nhân hậu ra để đón nhận nàng dâu mới
- Thổi lửa hi vọng cho gia đình bằng những câu nói bông đùa đầy tin tưởng vào tương lai

Chiếc thuyền ngoài xa

- Người phụ nữ hàng chài có vẻ ngoài thô kêch, xấu xí, nghèo khổ, có thái độ cam chịu trước sự đánh đập dã man của người chồng

- Có tình yêu thương con vô bờ bến: chấp nhận sự đánh đập bất công để cho con thuyền gia đình có người chèo chống, để các con được ăn no

- Có lòng tự trọng: Xấu hổ khi việc chồng đánh bị con và người lạ nhìn thấy

- Có lòng bao dung, nhân hậu: Nhận ra trong người chồng vũ phu kia trước đây là người hiền lành nhưng bị cái đói hành hạ. Chị nhận hết lỗi về mình "Cũng tại đám đàn bà trên thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật

- Tuy không có học, nhưng sống sâu sắc, hiểu lẽ đời: "Các chú không phải người làm ăn, các chú không hiểu được ......"

- Sự hi sinh cao cả: Chịu bị đánh đập, bị hành hạ vì con cái: "Vui nhất là khi con được ăn no"

=> Tấm lòng nhân đạo sâu sắc của hai nhà văn
 
Top Bottom