Văn 11 Vẻ đẹp hình tượng người phụ nữ

minhloveftu

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
15 Tháng một 2019
3,097
2,567
501
Quảng Trị
Trường Đời
Last edited:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Em hãy làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng người phụ nữ trong bài Tự tình và Thương vợ. Em đang học bài thao tác lập luận so sánh nên giúp em theo kiểu đó nhé.
@Trần Tuyết Khả giúp em gấp với, mai em kt rồi.
MB: Giới thiệu 2 tác giả cùng tác phẩm, hình tượng người phụ nữ
Nhắc đến thơ Nôm, chúng ta có thể nghĩ tới nhiều nhà thơ khác nhau nhưng nổi bật nhất có lẽ là Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương (hay còn gọi là Tú Xương). Hồ Xuân Hương được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm" (theo Xuân Diệu) còn Tú Xương là "Ông hoàng của thơ Nôm" (theo Nguyễn Tuân). Từ cái tên được ca tụng, cả hai tác giả cũng có chung niềm cảm hứng trong thơ ca - đó là người phụ nữ. Không phải đơn giản, tự nhiên mà Hồ Xuân Hương và Tú Xương được gọi như vậy, cả hai đều chứng minh được tài năng của mình qua các tác phẩm. Trong đó, tiêu biểu nhất là hai tác phẩm "Tự tình 2" (Hồ Xuân Hương) và "Thương vợ" (Tú Xương).....
TB:
1. Khái quát về hai tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác
- Bối cảnh thời đại
- Nội dung, nghệ thuật
II. Điểm giống
- Cả hai bài thơ đều nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ phong kiến, thể hiện sự kính trọng. Hai tác giả đã nhìn ra nỗi khổ của người phụ nữ, từ đó nảy sinh lòng đồng cảm, cảm thông với nỗi lòng của họ
- Người phụ nữ có đầy đủ phẩm chất, đức hạnh nhưng số phận lại trớ trêu, oan nghiệt: đáng lẽ họ phải hưởng hạnh phúc, sống sung túc, nhưng không, họ đã phải chịu nhiều thiệt thòi. Ấy vậy mà vẻ đẹp của họ vẫn không hề phai nhạt đi chút nào
III. Điểm khác (phần này gần giống với việc phân tích hai văn bản vậy)
* Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương)
1. Hai câu đề: nỗi niềm buồn tủi, chán chường của nhân vật trữ tình
- Thời gian khi ấy là đêm khuya, là khoảng thời gian vạn vật nghỉ ngơi, mọi nhà sum họp nhưng nhân vật trữ tình vẫn cô đơn, lẻ bóng, vẫn thao thức đối diện với chính mình để suy tư
- “Trống canh dồn” là tiếng trống chuyển canh, nhanh, dồn dập, gấp gáp gợi ra bước đi của thời gian vội vàng. Tiếng trống ấy như nói lên tâm trạng bất an, lo lắng, chất chứa nỗi niềm, buồn tủi khi thời gian trôi đi mà mình đã già rồi, tình duyên hẩm hiu
- Không gian là một mảng tĩnh lặng, âm thanh dù nhỏ bé nhưng hiện lên rất rõ rệt “văng vẳng”. Còn con người hiện lên cô đơn, nhỏ bé
- “Trơ cái hồng nhan với nước non” cách dùng từ rất Hồ Xuân Hương, từ “cái” đi với “hồng nhan”, cùng với đảo ngữ “trơ” đặt lên đầu, đánh riêng một nhịp gợi lên sự lẻ loi, trơ chọi, bẽ bàng của Hồ Xuân Hương -> Đây cũng là bản lĩnh của Hồ Xuân Hương, bà dám nói lên sự khao khát mãnh liệt về sự tri ân trước cuộc đời
- Nhịp thơ 1/3/3, riêng từ “trơ” đứng thành một nhịp -> sự lẻ loi, trơ chọi, bẽ bàng của Hồ Xuân Hương
- Đồng thời thể hiện bản lĩnh của Hồ Xuân Hương
=> Hai câu đề gợi ra hình ảnh của người phụ nữ trơ chọi giữa cuộc đời, khao khát sự tri ân trước cuộc đời
2. Hai câu thực: sự gắng gượng, trốn tránh nhưng bế tắc
“Chén rượu đưa hương say lại tỉnh”
+ Câu thơ nói lên tình cảnh thực của Hồ Xuân Hương lúc ấy: cô đơn, lẻ loi
+ Trong đêm khuya, cô đơn, lẻ loi, Hồ Xuân Hương mượn rượu để giải sầu, nhưng “say lại tỉnh”, càng tỉnh càng buồn hơn khi nhận ra tình cảnh của mình
“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"
+ Hình tượng “vầng trăng bóng xế” đang đồng nhất với thân phận người phụ nữ, tuổi xuân tiêu hao như vầng trăng bóng xế mà duyên phận vẫn chưa tròn
+ Phép ẩn dụ kết hợp với phép đối trong câu thơ này đã làm rõ bi kịch, khát vọng hạnh phúc tuổi xuân và sự thật phũ phàng, éo le, tội nghiệp của nhân vật trữ tình
3. Hai câu luận: nỗi niềm bất khuất, khát vọng hạnh phúc
+ Phong cách mạnh mẽ, táo bạo trong thơ Hồ Xuân Hương thể hiện trong từng con chữ. Các hình ảnh “rêu”, “đá” chính là sự phản kháng mạnh mẽ, không chịu khuất phục
+ Đảo ngữ: đặt động từ mạnh lên trên chủ ngữ -> nhấn mạnh hai chủ thể đều là những vật vô tri vô giác nhưng có phần nào tương đồng với con người
+ Động từ mạnh: đâm, xuyên và bổ ngữ -> sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của Hồ Xuân Hương
+ Hồ Xuân Hương đã rất khéo léo lấy cảnh ngụ tình, lấy hình ảnh thiên nhiên để diễn tả tâm trạng -> vạch đất, vạch trời để hờn oán, không cam chịu sự bất công của xã hội xưa với phụ nữ và khát vọng của họ
4. Hai câu kết: tâm trạng buồn tủi, chán chường
+ Trở về tâm trạng buồn tủi, chán chường của Hồ Xuân Hương
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”
+ Nghệ thuật: lặp từ “xuân” (ý chỉ mùa xuân và cũng là chỉ tuổi xuân của đời người)
+ Mùa xuân lại đến mang tuổi xuân của con người đi
+ “lại lại”: sự lặp lại, quay trở lại -> nhấn mạnh thêm sự chán chường của Hồ Xuân Hương mỗi khi mùa xuân về lấy đi tuổi xuân
“Mảnh tình san sẻ tí con con”
+ Nghệ thuật tăng tiến: mảnh đã nhỏ bé, không trọn vẹn nay lại còn san sẻ tí con con -> nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần làm cho nghịch cảnh càng thêm éo le
+ Từ ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương luôn vậy, luôn mang nhiều nghĩa, nhiều màu sắc. Từ “xuân” trong câu thơ “ngán nỗi xuân đi xuân lại lại” vừa có ý chỉ mùa xuân vừa có ý chỉ tuổi xuân của đời người. Từ “lại lại” diễn tả sự lặp lại, trở lại đến chán ngán
+ Âm điệu chậm, rời rạc khiến câu thơ như một tiếng thở dài của Hồ Xuân Hương
* Thương vợ (Tú Xương)
Chị từng hỗ trợ em tại đây, em xem lại nhé
https://diendan.hocmai.vn/threads/phan-tich-tac-gia-cung-hinh-anh-nguoi-vo.813359/#post-3993405

KB: Khẳng định lại vẻ đẹp hình tượng người phụ nữ và thái độ của hai tác giả
 
Top Bottom