Phân tích vẻ đẹp của người lính cách mạng trong 2 bài thơ " Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
P.s: Đây là dạng bài nghị luận tổng hợp
@Lê Uyên Nhii @Trần Tuyết Khả
Em tham khảo dàn ý nhé
MB: Giới thiệu 2 tác giả, tác phẩm, hình ảnh người lính
TB:
* Điểm chung
- Những người lính có chung mục đích chiến đấu cao cả: vì bảo vệ đất nước
- Họ là những thanh niên xuất thân từ nhiều miền quê khác nhau
- Ở họ có tính cách vui vẻ, biết biến những điều khó khăn thành niềm vui trong cuộc sống
- Và hơn hết, ở họ có tình đồng chí đồng đội sâu sắc
* Điểm khác
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
- Hai câu thơ sóng đôi, đối nhau rất chỉnh mở đầu bài thơ vừa tạo sự đăng đối cho câu thơ vừa thể hiện sự tương đồng về cảnh ngộ
- Tác giả sử dụng hai thành ngữ "nước mặn đồng chua" và "đất cày lên sỏi đá" để giới thiệu về quê hương "anh" và "tôi". Những người lính cùng có xuất thân là nông dân ở những miền quê nghèo khó, lam lũ cùng với nhau hội tụ về đây, người thì ở miền biển, người thì từ miền núi trung du
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
- Là những người xa lạ, không quen biết nhưng họ đến đây vì một mục đích, một nhiệm vụ, một lý tưởng. Họ cầm súng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Bằng hai hình ảnh sóng đôi cùng với hình ảnh hoán dụ đã khẳng định rõ cơ sở hình thành
- Tình đồng chí còn được nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt
- Câu thơ thứ bảy là một câu đặc biệt chỉ có hai tiếng và một dấu chấm than. Nó như một nút nhấn, một điểm tựa, điểm chốt, như một đòn gánh, gánh hai đầu là những câu thơ đồ sộ. Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm xúc động, lắng đọng về hai tiếng mới mẻ và thiêng liêng đó. Không những thế, nó còn làm bừng sáng cả bài thơ
2. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ giớ lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
- Tình đồng chí là sự cảm thông những tâm tư nỗi niềm của nhau, hiểu bạn như hiểu mình
+ Ruộng nương, căn nhà là cả cơ nghiệp của người nông dân. Vậy mà họ đã gác lại tất cả để ra đi đánh giặc
+ Ra đi mà biết rằng cả cơ nghiệp của mình hoang trống, biết người thân trống trải nhưng cũng mặc kệ thì đó quả là sự hy sinh lớn lao, là quyết tâm ra đi mà không hề dửng dưng vô tình
- Hình ảnh hoán dụ và phép nhân hóa ở câu thơ thứ ba trong đoạn thơ gợi ra nỗi nhớ hai chiều
- Không chỉ chia sẻ cùng nhau những niềm vui nỗi buồn mà họ còn chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
+ Những người lính trong thời kì đầu cuộc kháng chiến p cùng chịu bệnh tật, cùng phải trải qua những cơn sốt rét rừng ghê gớm, họ cùng thiếu cùng rách
+ Sự gắn bó đồng cảm đã giúp các anh vượt qua tất cả sự thiếu thốn đó
+ Tác giả đã xây dựng những cặp câu sóng đôi đối xứng nhau. Đáng chú ý là bao giờ người lính cũng nói về bạn trước khi nói về mình, chữ "anh" bao giờ cũng xuất hiện trước chữ "tôi"
+ Chính tình đồng đội đã tiếp thêm cho họ động lực để vượt lên buốt giá, mỉm cười đi qua gian lao, lạc quan và yêu đời
3. Biểu tượng cao đẹp giàu chất thơ về tình đồng chí
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
- Hai câu thơ đầu sử dụng từ ngữ hình ảnh chân thực "rừng hoang sương muối" mở ra một không gian và thời gian hoang vu, vắng vẻ, lạnh giá của Đêm Đông
- Chính ở cái nơi vô cùng khó khăn gian khổ "rừng hoang sương muối" ấy thì tình đồng chí của họ lại hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp
- Trên cảnh nền hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên những người lính phục kích chờ giặc tới trong tư thế chủ động. Họ sát cánh bên nhau tạo nên một sức mạnh vô cùng như một bức tượng đài vững chắc trước kẻ thù. Cụm từ "đứng cạnh bên nhau" thay cho các đại từ nhân xưng "anh- tôi" càng tô đậm sự kề vai sát cánh của những người lính. Động từ "chờ" cho thấy tư thế chủ động của người lính trong đêm phục kích. Đó cũng là tinh thần trách nhiệm của những người lính trước giờ phút bước vào trận đánh
- Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh giữa khung cảnh và toàn cảnh. Khung cảnh thì lạnh lẽo buốt giá nhưng toàn cảnh lại ấm áp tình đồng đội
- Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" là hình ảnh độc đáo bất ngờ là điểm nhấn của toàn bài.
- Đây là hình ảnh thực vừa là hình ảnh lãng mạn. Nó gợi ra sự liên tưởng thú vị của thiên nhiên trong mát, của cuộc sống thanh bình, người lính cầm súng chiến đấu để bảo vệ hòa bình cho Tổ quốc
- Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng, tất cả hòa quyện bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính
1. Tư thế ung dung hiên ngang tinh thần lạc quan dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng
- Phép đảo ngữ đặt từ "ung dung" lên đầu làm nổi bật tư thế vững chãi của người lính lái xe
- Điệp từ "nhìn" cùng với nhịp thơ đều đặn 2/2/2 khẳng định tinh thần dũng cảm hiên ngang bất khuất của những người lính lái xe. Đặc biệt cái nhìn thẳng là cái nhìn không hề né tránh, run sợ, dám đương đầu với khó khăn thử thách
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
....Như sa như ùa vào buồng lái
- Bằng tinh thần lạc quan những người lính lái xe đã biến những khó khăn nguy hiểm thành điều kiện, thành niềm vui. Hiện thực thì vô cùng khốc liệt nhưng bằng một nghị lực phi thường, một tâm hồn lãng mạn những vật đó trở thành người bạn đồng hành cùng người lính ra chiến trận
- Hình ảnh con đường chạy thẳng vào tim là một ẩn dụ đẹp đó là con đường cách mạng - con đường trái tim người lính
2. Tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ tình đồng chí đồng đội sâu sắc
Không có kính ừ thì có bụi
....khô mau thôi
- Thiên nhiên đó là sự khắc nghiệt của gió, mưa, bụi. Không có kính chắn gió, các anh phải đối mặt với tất cả những khó khăn thử thách ấy: nào gió lùa mất đắng, nào cánh chim trời đột ngột bất ngờ
- Điệp từ "nhìn" kết hợp với những động từ "sa, ùa" càng tô đậm những khó khăn gian khổ mà người lính phải trải qua trên cung đường Trường Sơn
- Nhưng với một thái độ ngang tàn bất chấp khó khăn gian khổ và tinh thần quả cảm những người lính lái xe buông những lời chắc gọn "không có... ờ thì" như một lời nói thường, biến những khó khăn thành điều thú vị
- Bằng giọng thơ tiểu táo và nghệ thuật nhân hóa ẩn dụ "Gió xoa mắt đắng" đã làm cho hiện thực gian khổ bị mờ đi, hóa ra không có kính không phải là dở mà lại là cái hay bởi qua ô cửa kính vỡ người lính được giao hoà trực tiếp với thiên nhiên, họ không hề cô đơn mà hình như cả đất trời, cả những ánh sao, cả thiên nhiên, cả vũ trụ đang cùng người lính băng qua tiền tuyến
- Nghệ thuật điệp cấu trúc "không có kính Ừ thì" đã nhấn mạnh thái độ ngang tàn, thách thức, xem nhẹ bất chấp khó khăn gian khổ của những chàng trai trẻ. Bom đạn của kẻ thù không làm các anh chùn bước thì gió bụi mưa sa của đáng kể gì
- Giọng ngang tàn đó còn thể hiện rõ qua các hình ảnh thơ "phì phèo châm điếu thuốc", "cười haha". Những người lính đã bình thường hóa những điều tưởng chừng không bình thường, họ chấp nhận gian khổ như một điều tất yếu
- Hình ảnh thơ so sánh "bụi phun tóc trắng như người già" và "mưa tuôn mưa xối như ngoài trời" là cách ví von đầy dí dỏm, vui tươi, sôi nổi: trên con đường ra trận những mái đầu xanh của các chàng trai trẻ đã bị bụi đường nhuộm trắng, đã bị mưa làm ướt như đứng giữa trời
- Đây chắc chắn hình ảnh của những chàng trai trẻ ở độ tuổi mười tám, đôi mươi. Họ vô cùng tếu hóm "phì hèo châm điếu thuốc", "cười haha". Tâm hồn sôi nổi ấy gợi một cảm giác nhẹ nhõm thanh thản, xua tan mọi khó khăn
Những chiếc xe từ trong bom rơi
....vỡ rồi
- Con đường giải phóng miền Nam là con đường đi tới chính nghĩa. Họ càng đi càng có thêm nhiều bạn. Cái bắt tay đã đủ ấm lòng đẻ động viên nhau cảm thông cho nhau
- Khái niệm về gia đình của họ cũng thật là tếu hóm "chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy". Tình cảm thật sâu nặng thiêng liêng, xích lại gần nhau trong những cái chung
- Những sinh hoạt nghỉ ngơi của các anh cũng thật giản dị, gian khổ nhưng tâm hồn người lính vẫn luôn vui tươi lạc quan
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
...trời xanh thêm
"Chông chênh" gì thì chông chênh nhưng ý chí chiến đấu của người lính vẫn vững vàng kiên định, vượt lên trên tất cả
3. Ý chí chiến đấu vì giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
- Biện pháp liệt kê và điệp ngữ "không có" được nhắc lại ba lần nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi của những chiếc xe đồng thời cũng cho ta thấy mức độ ác liệt của chiến trường
- Nhưng điều kỳ diệu là không gì có thể cản trở nổi sự chuyển động kỳ diệu của những chiếc xe trơ trụi ấy. Điều này được tác giả giải thích bất ngờ và chí lý "chỉ cần trong xe có một trái tim"
- Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng không bao giờ đè bẹp được tinh thần ý chí chiến đấu của những người lính
- Đối lập với cái không có ở trên là một cái có ở dưới. Đó là trái tim sức mạnh của người lính
- Hình ảnh hoán dụ "trái tim" là hình ảnh gợi ra biết bao ý nghĩa: đó là trái tim yêu nước, trái tim can trường. Trái tim ấy hội tụ tất cả vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người lính lái xe
* Bàn luận, đánh giá
KB: Tổng kết lại nội dung, nghệ thuật của hai bài thơ, khẳng định vẻ đẹp của người lính