Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại

  • Thread starter baby_break_heart
  • Ngày gửi
  • Replies 5
  • Views 42,658

D

doigiaythuytinh

[Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ Tràng Giang?
_______________________________________


- Bút pháp cổ điển:
+Là những thi pháp, hình ảnh thơ cổ được sử dụng trong văn học, đó là truyền thống là tinh hoa của văn học dân tộc.
+Thể hiện ở:thể loại, chữ viết, nghệ thuật miêu tả(gợi là chủ yếu), nhân vật trữ tình

- Nét cổ điển trong bài thơ:
+Những từ láy.Nhan đề bài thơ: Vầng "ang" kéo dài vẽ nên một khoảng không gian mênh mông cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Mang sắc thái trang nhã của không khí Đường thi, gợi liên tưởng đến dòng sông màu mỡ của Trung Quốc - Trường giang
+Bút pháp miêu tả: lấy điểm tả diện, tả cảnh ngụ tình
+ Thời điểm: buổi chiều ~~> quen thuộc, để gợi nỗi buồn
+ Thiên nhiên vũ trụ lớn lao, kỳ vĩ
+ Thi liệu quen thuộc trong Đường thi như: sông, trời, nắng, cuộc sông cón người thì buồn tẻ, chán chường với "vãn chợ chiều", mọi thứ đã tan rã, chia lìa.
+"Mặt đất mây đùn cửa ải xa" (Đỗ Phủ)
"Chim bay về núi tối rồi" (Nguyễn Du)

- Bút pháp hiện đại:
+ Gắn với những chi tiết, hình ảnh cụ thể, chân thực với đời thường, mang tính mới mẻ của tác giả

- Nét hiện đại trong bài thơ:
+Hình ảnh: củi một cành khô
+Sự phá cách trong thể thơ (không tuân theo những qui tắc gieo vần của thơ đường luật cổ)
+Chi tiết cuối cùng có sự phá cách so với ý thơ của Thôi Hiệu: Càng nhớ nhà, nhớ quê hương vì vậy sâu nặng, phát xuất tự đáy lòng nhà thơ chứ không cần ngoại cảnh như trong thơ xưa.
+ Cái tôi trữ tình được thể hiện trực tiếp


Bạn đọc thêm ở đây nhé: http://diendan.sile.vn/topic193-ve-dep-vua-co-dien-vua-hien-dai-trong-trang-giang-cua-huy-can.html
 
F

freakie_fuckie

- Bút pháp cổ điển:
+Là những thi pháp, hình ảnh thơ cổ được sử dụng trong văn học, đó là truyền thống là tinh hoa của văn học dân tộc.
+Thể hiện ở:thể loại, chữ viết, nghệ thuật miêu tả(gợi là chủ yếu), nhân vật trữ tình

- Nét cổ điển trong bài thơ:
+Những từ láy.Nhan đề bài thơ: Vầng "ang" kéo dài vẽ nên một khoảng không gian mênh mông cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Mang sắc thái trang nhã của không khí Đường thi, gợi liên tưởng đến dòng sông màu mỡ của Trung Quốc - Trường giang


-l[/URL]



Nhan đề bài thơ Tràng giang mà là từ láy á đồng chí ?



Dài ghê. Túm váy túm khố lại thì có thể chung quy lại như sau:


Nét cổ điển

~> Trong nội dung:

+ Thi đề cổ điển, chất liệu thơ cổ điển. (Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp/ Mây gió trăng hoa tuyết núi sông )
+ Bút pháp cồ điển: Tức cảnh sinh tình, hay "tả cảnh ngụ tình" như post trên đã nói.
+ Một nỗi buồn mang tính cồ điển - nỗi buồn thời thế thanh sạch cao quý giống mấy bậc trượng phu thời xưa.


~> Trong nghệ thuật:

+Thể hiện trong xây dựng mặt bằng kiến trúc ngôn từ, chất Đường thi được thể hiện rõ ở các mặt:

~~> Tính hàm súc (tức "ý tại ngôn ngoại" )
~~> Đối:

*Có đối xứng ở các cặp câu thơ

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Câu một tả sóng nước, câu hai ghi lại thi ảnh dòng trôi, câu thơ một gợi hình ảnh những cơn sóng loang ra, lan ra, tỏa vòng đuổi lên nhau, ùa lên nhau (gợn, điệp điệp), câu thơ hai lại gợi cái dòng trôi chảy "song song" rong ruổi theo bóng thuyền trôi mái nước, điệp điệp đối chỉnh với song song.


*Có đối nghịch nếu xét về cả bài thơ:

Lấy cái hữu hạn của con người để đối với cái lớn lao, kỳ vĩ, mênh mông vô hạn của thiên nhiên, gợi lên cái cô liêu, cái vô cùng của trời đất.


~~> Ngôn ngữ

+ Sử dụng nhiều từ Hán- Việt, làm tăng thêm cái vẻ đài các, diễm lệ, Cổ thi cho câu thơ
+ Kế thừa nhiều thi ảnh lấy từ những vần thơ Đường cổ:

Ví như câu thơ này:


Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song

Đọc hai câu thơ ấy lên sẽ thấy thấp thoáng dư vị, âm hưởng của hình ảnh con sóng dòng trôi trong thi phẩm Đăng Cao của "thánh thơ" Đỗ Phủ:


Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ
Bất tận trường giang cổn cổn lai.
(Ngàn cây bát ngát, lá rụng xào xạc
Dòng sông dằng dặc, nước cuồn cuộn trôi.)


Nét khác xin phép không bổ sung gì thêm ( :)| )

Không biết làm nên chỉ đành ...ba "sàm" một tý .



 
D

doigiaythuytinh

Em iêu không biết phân biệt câu kéo à

Giữa nó là dấu chấm ~~> 2 ý khác nhau ^^
 
F

freakie_fuckie

Em iêu không biết phân biệt câu kéo à

Giữa nó là dấu chấm ~~> 2 ý khác nhau ^^

Xin lỗi đồng chí.
Nhưng quả thật cái hướng trình bày của đồng chí thật dễ làm cho kẻ không phân biệt được câu kéo này hiểu nhầm ạ.

Có lẽ 2 ý khác nhau đồng chí nên dùng kiểu vắt dòng hơn là "vắt câu" 8-} Để thế kia dể lầm lẫn rằng cái "tiêu đề tràng giang" là dẫn chứng cho luận điểm "từ láy" lắm :-ss

Anw, tớ vẫn chưa hiểu tại sao từ láy lại nối sọ đầu đuôi với chất "cổ điển" ? :-?
Và "từ láy" trong cái chất cổ điển nó được thể hiện trong "thơ cổ điển" ra làm sao ? Mong cho vài cái dẫn chứng để còn tự khai sáng tý :D


Cảm ơn trước,
 
Top Bottom