Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến
Người lính hiện lên mang vẻ đẹp bi tráng mà không hề bi lụy. Cái bi tráng thể hiện trong những gian khổ mất mát, đau thương to lớn, nhưng tinh thần lại hiên ngang, bất khuất, coi thường gian khổ, coi thường cái chết; thể hiện trong cái khổ mà vẫn đẹp, chết mà vẫn hùng của người chiến sĩ.
Làm nên vẻ đẹp bi tráng này, điều đầu tiên phải kể đến là cảm hứng và bút pháp lãng mạn của Quang Dũng khi xây dựng hình tượng nhân vật. Cảm hứng lãng mạn hướng tới những cái cao cả, sẵn sàng xả thân, hi sinh tất cả cho lí tưởng của cộng đồng, của dân tộc. Chính nó đã tạo ra ở nhà thơ cái nhìn có tính anh hùng cổ điển trong hình ảnh người lính, đặc biệt trước cái chết của họ. Bút pháp lãng mạn khắc họa người lính Tây Tiến ở những nét phi thường, kết hợp với sắc thái bi tráng trong hình tượng tạo nên tính sử thi đặc biệt của bài thơ, đúc kết lại trong lòng người đọc những tình cảm tốt đẹp.
Góp phần tạo nên vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến còn ở giọng điệu thơ hào sảng với hình ảnh chi tiết có ấn tượng mạnh mẽ. Thiên nhiên và con người vừa đối lập lại vừa đồng điệu. Sự đối lập trong hệ thống hình ảnh, giữa thực tế chiến đấu và đời sống tinh thần phong phú, tinh tế, nhạy cảm; giữa những khó khăn gian khổ với niềm lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. Tất cả làm nên hình tượng về người lính Tây Tiến còn lại mãi với thời gian.
“Tây Tiến” là bài thơ ngợi ca hình tượng người lính trong thời kì kháng chiến chống giặc ngoại xâm, khi “những ngày vui sao cả nước lên đường” đi chiến đấu: “Lớp cha trước lớp con sau / Đã thành chiến sĩ chung câu quân hành”. Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến đã trở thành một biểu tượng đẹp cho tinh thần yêu nước và chiến đấu kiên cường của dân tộc Việt Nam, thêm một “dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ…”
Người lính hiện lên mang vẻ đẹp bi tráng mà không hề bi lụy. Cái bi tráng thể hiện trong những gian khổ mất mát, đau thương to lớn, nhưng tinh thần lại hiên ngang, bất khuất, coi thường gian khổ, coi thường cái chết; thể hiện trong cái khổ mà vẫn đẹp, chết mà vẫn hùng của người chiến sĩ.
Làm nên vẻ đẹp bi tráng này, điều đầu tiên phải kể đến là cảm hứng và bút pháp lãng mạn của Quang Dũng khi xây dựng hình tượng nhân vật. Cảm hứng lãng mạn hướng tới những cái cao cả, sẵn sàng xả thân, hi sinh tất cả cho lí tưởng của cộng đồng, của dân tộc. Chính nó đã tạo ra ở nhà thơ cái nhìn có tính anh hùng cổ điển trong hình ảnh người lính, đặc biệt trước cái chết của họ. Bút pháp lãng mạn khắc họa người lính Tây Tiến ở những nét phi thường, kết hợp với sắc thái bi tráng trong hình tượng tạo nên tính sử thi đặc biệt của bài thơ, đúc kết lại trong lòng người đọc những tình cảm tốt đẹp.
Góp phần tạo nên vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến còn ở giọng điệu thơ hào sảng với hình ảnh chi tiết có ấn tượng mạnh mẽ. Thiên nhiên và con người vừa đối lập lại vừa đồng điệu. Sự đối lập trong hệ thống hình ảnh, giữa thực tế chiến đấu và đời sống tinh thần phong phú, tinh tế, nhạy cảm; giữa những khó khăn gian khổ với niềm lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. Tất cả làm nên hình tượng về người lính Tây Tiến còn lại mãi với thời gian.
“Tây Tiến” là bài thơ ngợi ca hình tượng người lính trong thời kì kháng chiến chống giặc ngoại xâm, khi “những ngày vui sao cả nước lên đường” đi chiến đấu: “Lớp cha trước lớp con sau / Đã thành chiến sĩ chung câu quân hành”. Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến đã trở thành một biểu tượng đẹp cho tinh thần yêu nước và chiến đấu kiên cường của dân tộc Việt Nam, thêm một “dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ…”