Bạn có thể tham khảo bài viết này:
Hình ảnh ''cái bóng '' trong chuyện là một chi tiết quan trọng bởi lẽ nó chính là chi tiết thắt nút và mở nút khá bất ngờ. Trong những ngày chồng đi xa vì lo lắng rằng bé Đản thiếu tình thương của người cha vì vậy mà cứ hằng đêm Vũ Nương đều chỉ vào cái bóng của mình trên tường và bảo với con mình đó chính là cha con. Với sự hồn nhiên cậu bé Đản cậu bé cho rằng cái bóng trên tường chính là cha cậu mình.Một người cha lúc nào cũng chỉ im lặng mẹ cậu đứng cũng đứng mẹ cậu ngồi cũng ngồi nhưng chưa một lần bế cậu.Và cũng chính sự hồn nhiên cảu cậu bé đã dẫn đến nỗi oan của mẹ mình khi mà người cha ruột của cậu trở về và nghe được câu nói ngây thơ cậu rằng cứ mỗi đêm đều có một người đàn ông đến . Vì tính ghen tuông mù quáng mà bất chấp không nghe sự giải thích của vợ mình và hàng xóm mà đã dẫn đến cái chết đầy oan ức của vợ mình.Để rồi bé Đản mất đi tình thương và sự chăm sóc của mẹ. Nhưng chính hình ảnh "cái bóng" xuất hiện trên tường trong đêm ấy và nghe lời nói ngây thơ của bé Đản nói đó là cha cậu thì nút thắt chặt lỗi oan cảu Vũ Nương đã được tháo gỡ. Qua hình ảnh cái bóng trên cũng cho ta thấy được Vũ Nương là người vợ yêu chồng thương con còn Trương Sinh là một kẻ đa nghi, ghen tuông mù quáng còn bé Đản thì ngây thơ trong sáng.
Nguồn anhkute_270200
Có một nhà thơ không ai là không yêu mến và kính phục đúng như lời ca ngợi của Tố Hữu: “Tiếng thơ ai động đất trời – Nghe như non nước vọng lời ngàn thu – Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du – Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”. Đó là Nguyễn Du – người con của miền đất sông Lam, núi Hồng ở Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Thời đại Nguyễn Du sống là thời đại khổ đau, bế tắc và đầy những biến động dữ dội. Khổ đau, bế tắc bởi xã hội phong kiến Việt nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhân dân thì vô cùng cực khổ, điêu đứng. Trong bầu không khí xã hội ấy, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã làm “Một phen thay đổi sơn hà”, đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê,Trịnh,Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược. Cơn lốc lịch sử đã hất đổ hết lầu son gác tía, đẩy Nguyễn Du vào cuộc sống lay lắt, gian truân, vất vả. Cuộc đời phiêu bạt, từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều ( khi lưu lạc ở quê vợ, rồi quê mẹ, quê cha; khi làm quan dưới triều Nguyễn, được cử đi xứ sang Trung Quốc) đã tạo cho Nguyễn Du một kiến thức sâu rộng, một vốn sống phong phú, và niềm cảm thông sâu sắc với mọi kiếp người bị đày đọa, chịu khổ đau, thiệt thòi. Điều này, đã ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm ,nhận thức của Nguyễn Du, để ông hướng ngòi bút vào hiện thực trong hầu hết các sáng tác của mình. Bởi thế, mà Mộng Liên Đường chủ nhân từng có lời nhận xét: “…Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời, thì tài nào có bút lực ấy…”. Nguyễn Du đã để lại cho dân tộc một sự nghiệp văn thơ quý giá, phong phú và đồ sộ: ba tập thơ chữ Hán với 243 bài, sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là “Truyện Kiều”. Có thể nói, với những thành công về sự nghiệp, với cái tài và cái tâm, Nguyễn Du đã trở thành một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, đời đời ghi nhớ.
Nguồn: google