- 26 Tháng sáu 2018
- 373
- 472
- 106
- 17
- Hà Nội
- Trường THCS Ngô Sỹ Liên
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bạn sẽ không thể nào hình dung được rằng nếu so với Trái Đất, Mặt Trời hay Dải Ngân Hà thì siêu cấu trúc này lớn đến mức nào đâu.
Chúng ta đều biết rằng vũ trụ bên ngoài kia thật rộng lớn, dường như không gian đó cứ mở rộng về mọi phía một cách vô hạn và không có biên giới. Chúng ta không thể biết đâu là nơi tận cùng của vũ trụ.
Những bí ẩn thách thức trí tuệ con người về vũ trụ
Trái Đất của chúng ta trở nên thật nhỏ bé so với những vật thể to lớn khác trong ngân hà nhưng cũng không kém phần đặc biệt so với vũ trụ bao la vì ở đó, sự sống được sinh sôi và phát triển không ngừng và ở đó, chúng ta tồn tại!
Chúng ta luôn nhìn lên vũ trụ và tìm kiếm những câu trả lời cho câu hỏi của mình về thế giới bao la ngoài kia.
Chúng ta, một tổ chức dạng sống với khả năng tri giác và trí thông minh đặc biệt của mình luôn tự đặt ra những câu hỏi và đi tìm kiếm câu trả lời cho chúng. Hết lớp người này cho đến lớp người khác thay nhau đi tìm sự thật và chân lý, chính điều đó đã thức đẩy xã hội phát triển.
Chúng ta có quyền tự hào vì với vóc dáng bé nhỏ và sự giới hạn về vật lý nhưng vượt ra khỏi bầu khí quyển an toàn, chúng ta vẫn luôn khao khát vươn tới những vì sao xa xôi, luôn muốn khám phá những bí ẩn của vũ trụ huyền bí.
Con người dường như luôn bị thôi thúc bởi trí tò mò đến những thứ xa xôi bên ngoài Trái Đất, hệ Mặt Trời và cả Dải Ngân Hà để tìm hiểu xem liệu có gì bên ngoài kia và với khả năng tuyệt vời của mình chúng ta đã giải đáp được câu hỏi: Vật thể lớn nhất vũ trụ là gì?
Vũ trụ rộng lớn như vậy, vậy vật thể lớn nhất là gì?
Trước khi đi vào câu trả lời, hãy cùng xem đoạn phim so sánh kích thước của các vật thể trong vũ trụ dưới đây để thấy rằng vũ trụ thực sự quá rộng lớn và chúng ta nhỏ bé đến thế nào trong không gian mênh mông, bất tận đó.
Vật thể lớn nhất vũ trụ là gì?
Sẽ thật khôn ngoan khi nói rằng Trái Đất của chúng ta, nơi mà trước kia vào thời kỳ cổ đại xa xưa chúng ta vẫn xem là trung tâm của vũ trụ (thuyết địa tâm) chỉ giống như một hạt bụi nếu so với Dải Ngân Hà.
Và cũng sẽ thật không ngoa khi nói rằng Ngân Hà của chúng ta cũng chỉ như hạt cát nếu so với vũ trụ rộng lớn này. Thực tế, Ngân Hà có đường kính dao động từ khoảng 100,000 đến 180,000 năm ánh sáng với khoảng 100 - 400 tỉ ngôi sao cùng với hơn 100 tỉ hành tinh bên trong.
Trái Đất nằm trong Hệ Ngân Hà.
Để dễ hình dung hơn, để đi hết từ rìa bên này đến rìa bên kia của Ngân Hà, chúng ta sẽ mất 100.000 đến 180.000 năm ánh sáng (trong đó 1 năm ánh sáng = 9.460.528.400.000km (xấp xỉ 9,5 ngàn tỷ km)).
Trong khi đó đường kính Trái Đất là 12.742 km (gần 13.000 km), nếu lấy đường kính Ngân Hà là con số nhỏ nhất 100.000 năm ánh sáng (tức 900.460.528.400.000.000 km) thì Ngân Hà sẽ lớn gấp khoảng 70.000.000.000.000 lần (70 ngàn tỷ) bán kính Trái Đất.
Ngân Hà (chấm nhỏ ở hướng mũi tên) bên cạnh thiên hà IC 1011 (bên phải). Ảnh: CosmosUp
Ấy vậy mà Ngân Hà của chúng ta khi đứng cạnh thiên hà siêu khổng lồ IC 1101 với đường kính 6.000.000 năm ánh sáng (6 triệu năm ánh sáng) thì cũng chỉ như kẻ tí hơn bên cạnh gã khổng lồ (đường kính gấp 60 lần Ngân Hà).
Thế nhưng, thiên hà siêu khổng lồ ấy cũng chẳng thế nào sánh được với kích thước của siêu Khoảng trống Boötes là một trong những khoảng trống lớn nhất được chúng ta biết đến trong vũ trụ (330.000.000 năm ánh sáng) hay Khoảng trống KBC void (2 tỷ năm ánh sáng).
Siêu cấu trúc lớn nhất vũ trụ: Hercules-Corona Borealis Great Wall
Vậy câu trả lời cho câu hỏi đề ra lúc trước: Vật thể lớn nhất vũ trụ sẽ là gì? Đó chính là Hercules-Corona Borealis Great Wall (Bức Tường Lớn Hercules-Corona Borealis) với đường kính khoảng 10.000.000.000 (10 tỷ) năm ánh sáng.
Vụ nổ gramma ở Hercules-Corona Borealis Great Wall.
Cũng cần nói thêm rằng, đường kính vũ trụ quan sát được của chúng ta cho đến lúc này là khoảng 93 tỷ năm ánh sáng. Như vậy Bức Tường Lớn đã chiếm gần 1/9 vũ trụ mà chúng ta quan sát được.
Đây là một cấu trúc siêu quần thiên hà (supercluster) và là một siêu cấu trúc lớn đến mức không nên tồn tại vì bất chấp các quy luật vật lý thông thường với lượng lớn các vụ nổ tia gamma bất thường!
Siêu cấu trúc này được một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi nhà hóa học Istvan Horvath của Đại học Quốc gia Hungary (National University of Public Service) phát hiện và công bố vào năm 2013 sau khi nghiên cứu các vụ nổ tia gamma.
Giáo sư Jon Hakkila, một nhà nghiên cứu thiên văn học tại trường Cao đẳng Charleston, Nam Carolina, Mỹ còn cho rằng: " Tôi nghĩ rằng cấu trúc này quá lớn để tồn tại. Thậm chí với vai trò đồng tác giả, tôi vẫn đặt ra sự nghi ngờ với khám phá này".
Nguồn: Sciencefocus, Molten Science, Space, Arxiv
Chúng ta đều biết rằng vũ trụ bên ngoài kia thật rộng lớn, dường như không gian đó cứ mở rộng về mọi phía một cách vô hạn và không có biên giới. Chúng ta không thể biết đâu là nơi tận cùng của vũ trụ.
Những bí ẩn thách thức trí tuệ con người về vũ trụ
Trái Đất của chúng ta trở nên thật nhỏ bé so với những vật thể to lớn khác trong ngân hà nhưng cũng không kém phần đặc biệt so với vũ trụ bao la vì ở đó, sự sống được sinh sôi và phát triển không ngừng và ở đó, chúng ta tồn tại!
Chúng ta luôn nhìn lên vũ trụ và tìm kiếm những câu trả lời cho câu hỏi của mình về thế giới bao la ngoài kia.
Chúng ta, một tổ chức dạng sống với khả năng tri giác và trí thông minh đặc biệt của mình luôn tự đặt ra những câu hỏi và đi tìm kiếm câu trả lời cho chúng. Hết lớp người này cho đến lớp người khác thay nhau đi tìm sự thật và chân lý, chính điều đó đã thức đẩy xã hội phát triển.
Chúng ta có quyền tự hào vì với vóc dáng bé nhỏ và sự giới hạn về vật lý nhưng vượt ra khỏi bầu khí quyển an toàn, chúng ta vẫn luôn khao khát vươn tới những vì sao xa xôi, luôn muốn khám phá những bí ẩn của vũ trụ huyền bí.
Con người dường như luôn bị thôi thúc bởi trí tò mò đến những thứ xa xôi bên ngoài Trái Đất, hệ Mặt Trời và cả Dải Ngân Hà để tìm hiểu xem liệu có gì bên ngoài kia và với khả năng tuyệt vời của mình chúng ta đã giải đáp được câu hỏi: Vật thể lớn nhất vũ trụ là gì?
Vũ trụ rộng lớn như vậy, vậy vật thể lớn nhất là gì?
Trước khi đi vào câu trả lời, hãy cùng xem đoạn phim so sánh kích thước của các vật thể trong vũ trụ dưới đây để thấy rằng vũ trụ thực sự quá rộng lớn và chúng ta nhỏ bé đến thế nào trong không gian mênh mông, bất tận đó.
Vật thể lớn nhất vũ trụ là gì?
Sẽ thật khôn ngoan khi nói rằng Trái Đất của chúng ta, nơi mà trước kia vào thời kỳ cổ đại xa xưa chúng ta vẫn xem là trung tâm của vũ trụ (thuyết địa tâm) chỉ giống như một hạt bụi nếu so với Dải Ngân Hà.
Và cũng sẽ thật không ngoa khi nói rằng Ngân Hà của chúng ta cũng chỉ như hạt cát nếu so với vũ trụ rộng lớn này. Thực tế, Ngân Hà có đường kính dao động từ khoảng 100,000 đến 180,000 năm ánh sáng với khoảng 100 - 400 tỉ ngôi sao cùng với hơn 100 tỉ hành tinh bên trong.
Trái Đất nằm trong Hệ Ngân Hà.
Để dễ hình dung hơn, để đi hết từ rìa bên này đến rìa bên kia của Ngân Hà, chúng ta sẽ mất 100.000 đến 180.000 năm ánh sáng (trong đó 1 năm ánh sáng = 9.460.528.400.000km (xấp xỉ 9,5 ngàn tỷ km)).
Trong khi đó đường kính Trái Đất là 12.742 km (gần 13.000 km), nếu lấy đường kính Ngân Hà là con số nhỏ nhất 100.000 năm ánh sáng (tức 900.460.528.400.000.000 km) thì Ngân Hà sẽ lớn gấp khoảng 70.000.000.000.000 lần (70 ngàn tỷ) bán kính Trái Đất.
Ngân Hà (chấm nhỏ ở hướng mũi tên) bên cạnh thiên hà IC 1011 (bên phải). Ảnh: CosmosUp
Ấy vậy mà Ngân Hà của chúng ta khi đứng cạnh thiên hà siêu khổng lồ IC 1101 với đường kính 6.000.000 năm ánh sáng (6 triệu năm ánh sáng) thì cũng chỉ như kẻ tí hơn bên cạnh gã khổng lồ (đường kính gấp 60 lần Ngân Hà).
Thế nhưng, thiên hà siêu khổng lồ ấy cũng chẳng thế nào sánh được với kích thước của siêu Khoảng trống Boötes là một trong những khoảng trống lớn nhất được chúng ta biết đến trong vũ trụ (330.000.000 năm ánh sáng) hay Khoảng trống KBC void (2 tỷ năm ánh sáng).
Siêu cấu trúc lớn nhất vũ trụ: Hercules-Corona Borealis Great Wall
Vậy câu trả lời cho câu hỏi đề ra lúc trước: Vật thể lớn nhất vũ trụ sẽ là gì? Đó chính là Hercules-Corona Borealis Great Wall (Bức Tường Lớn Hercules-Corona Borealis) với đường kính khoảng 10.000.000.000 (10 tỷ) năm ánh sáng.
Vụ nổ gramma ở Hercules-Corona Borealis Great Wall.
Cũng cần nói thêm rằng, đường kính vũ trụ quan sát được của chúng ta cho đến lúc này là khoảng 93 tỷ năm ánh sáng. Như vậy Bức Tường Lớn đã chiếm gần 1/9 vũ trụ mà chúng ta quan sát được.
Đây là một cấu trúc siêu quần thiên hà (supercluster) và là một siêu cấu trúc lớn đến mức không nên tồn tại vì bất chấp các quy luật vật lý thông thường với lượng lớn các vụ nổ tia gamma bất thường!
Siêu cấu trúc này được một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi nhà hóa học Istvan Horvath của Đại học Quốc gia Hungary (National University of Public Service) phát hiện và công bố vào năm 2013 sau khi nghiên cứu các vụ nổ tia gamma.
Giáo sư Jon Hakkila, một nhà nghiên cứu thiên văn học tại trường Cao đẳng Charleston, Nam Carolina, Mỹ còn cho rằng: " Tôi nghĩ rằng cấu trúc này quá lớn để tồn tại. Thậm chí với vai trò đồng tác giả, tôi vẫn đặt ra sự nghi ngờ với khám phá này".
Nguồn: Sciencefocus, Molten Science, Space, Arxiv
Attachments
Last edited: