Vật lí 10 Vật nặng m1 và m2

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,212
644
19
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
a) (Hình vẽ hơi xấu, lực căng dây ngang nhé, chứ không cong cong như hình)
Untitled.png
Vì [TEX]m1.g.sin\alpha>m2.g.sin\alpha[/TEX] nên vật 1 trượt xuống, vật 2 đi lên
Vật m1:
Các lực tác dụng lên vật: [tex]\vec{T1},\vec{P1},\vec{N1}[/tex]
Theo ĐL II Niu tơn: [tex]\vec{T1}+\vec{P1}+\vec{N1}=m1.\vec{a1}[/tex]
Chiếu theo phương Ox
[tex]T1-Px1=-m1.a1 \Leftrightarrow T1-m1.g.sin\alpha=-m1.a1 \Leftrightarrow T1=m1.g.sin\alpha-m1.a1[/tex] (1)
Vật m2:
Các lực tác dụng lên vật: [tex]\vec{T2},\vec{P2},\vec{N2}[/tex]
Theo ĐL II Niu tơn: [tex]\vec{T2}+\vec{P2}+\vec{N2}=m2.\vec{a2}[/tex]
Chiếu theo phương Ox
[tex]T2-Px2=m2.a2 \Leftrightarrow T2-m2.g.sin\alpha=m2.a2 \Leftrightarrow T2=m2.g.sin\alpha+m2.a2[/tex] (2)
Chỉ có 1 dây nên T=T1=T2 (3); Dây không giãn nên a=a1=a2 (4)
Từ (1) (2) (3) và (4) tìm a
2.
Untitled.png
a) Vật m1:
Các lực tác dụng lên vật: [tex]\vec{T1},\vec{P1},\vec{N1},\vec{Fms1}[/tex]
Để vật m1 không trượt: [tex]\vec{T1}+\vec{P1}+\vec{N1}+\vec{Fms1}=0[/tex]
Chiếu theo phương Oy:[tex]N1-Py1=0 \Leftrightarrow N1=m1.g.cos\alpha[/tex]
Chiếu theo phương Ox: [tex]Fms1+T1-Px1=0 \Leftrightarrow k.m1.g.cos\alpha+T1-m1.g.sin\alpha=0 \Leftrightarrow T1=m1.g.sin\alpha-k.m1.g.cos\alpha[/tex] (5)
Vật m2:
Các lực tác dụng lên vật: [tex]\vec{T2},\vec{P2},\vec{N2},\vec{Fms2}[/tex]
Để vật m1 không trượt: [tex]\vec{T2}+\vec{P2}+\vec{N2}+\vec{Fms2}=0[/tex]
Chiếu theo phương Oy:[tex]N2-Py2=0 \Leftrightarrow N2=m2.g.cos\alpha[/tex]
Chiếu theo phương Ox: [tex]T2-Px2-Fms2=0 \Leftrightarrow T1-m2.g.sin\alpha-k.m2.g.cos\alpha+=0 \Leftrightarrow T2=m2.g.sin\alpha+k.m2.g.cos\alpha[/tex] (6)
Từ (3) (5) và (6) suy ra tìm alpha
b) Tương tự câu 1, chỉ có khác chỗ có thêm Fms
3. Lúc này xét trục Oxy mới theo nêm
Untitled.png
Chọn HQC gắn với nêm
Gia tốc tương đối của 2 vật đối với nêm là kq của câu 1

Khi 2 vật trượt nêm sẽ di chuyển sang bên phải. Thành phần lực tác dụng lên nêm gây ra gia tốc là [tex]\vec{Px1},\vec{Px2}[/tex] , tách 2 lực này theo phương Ox mới
Theo ĐL II Niu tơn: [tex]\sum Fx=m.aM \Rightarrow aM=...[/tex]

Lần sau khuyến khích gõ đề ra nhé
Bạn có thể tham khảo thêm kiến thức tại Thiên đường Vật lý nhé
 
Last edited:

Hàn Phi Công Tử

Học sinh
Thành viên
4 Tháng năm 2021
108
301
36
19
Bình Định
THPT Nguyễn Trân
Ý thứ 3 bạn giải thế không được đâu. Không thể tận dụng kết quả câu 1 được. Một khi nêm đã chuyển động thì vecto phản lực N thay đổi. Thứ bạn tận dụng được từ các câu trước chỉ có góc alpha bằng bao nhiêu mà thôi.

Để giải được câu 3. Mình gợi ý phương pháp thế này (tạm gọi là pp gia tốc tương đối):
B1. Viết pt định luật II tổng quát cho các vật, đối với hệ quy chiếu gắn với đất.

P1 + N1 + T = m1a1.
P2 + N2 + T = m2.a2.
N1 + N2 = m3.a3

Lưu ý: phản lực N là ẩn, hoàn toàn không biết độ lớn bao nhiêu.

B2. Chiếu các pt trình trên lên phương thẳng đứng và phương ngang:

P1 - N1.cosa - T.sina = m1.a1.cosa
0 - N1.sina + T.cosa = m1.a1.sina

Tương tự cho 2 pt còn lại.

B3. Tính gia tốc tương đối của vật so với nêm.

Gia tốc của vật so với nêm = gia tốc của vật so với đất - gia tốc của nêm so với đất.

- Gia tốc tương đối của vật 1 so với nêm theo phương thẳng đứng là: ay = a1.cosa
- Gia tốc tương đối của vật 1 so với nêm theo phương ngang là: ax = a1.sina - a3.

Tương tự đối với vật 2.

Do vật trượt dọc theo nêm nên gia tốc tương đối của vật so với nêm phải có phương song song với mặt nêm, hay: ay/ax = tan.a

Từ các pt đó tính dần ra gia tốc.
 

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,212
644
19
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Ý thứ 3 bạn giải thế không được đâu. Không thể tận dụng kết quả câu 1 được. Một khi nêm đã chuyển động thì vecto phản lực N thay đổi. Thứ bạn tận dụng được từ các câu trước chỉ có góc alpha bằng bao nhiêu mà thôi.

Để giải được câu 3. Mình gợi ý phương pháp thế này (tạm gọi là pp gia tốc tương đối):
B1. Viết pt định luật II tổng quát cho các vật, đối với hệ quy chiếu gắn với đất.

P1 + N1 + T = m1a1.
P2 + N2 + T = m2.a2.
N1 + N2 = m3.a3

Lưu ý: phản lực N là ẩn, hoàn toàn không biết độ lớn bao nhiêu.

B2. Chiếu các pt trình trên lên phương thẳng đứng và phương ngang:

P1 - N1.cosa - T.sina = m1.a1.cosa
0 - N1.sina + T.cosa = m1.a1.sina

Tương tự cho 2 pt còn lại.

B3. Tính gia tốc tương đối của vật so với nêm.

Gia tốc của vật so với nêm = gia tốc của vật so với đất - gia tốc của nêm so với đất.

- Gia tốc tương đối của vật 1 so với nêm theo phương thẳng đứng là: ay = a1.cosa
- Gia tốc tương đối của vật 1 so với nêm theo phương ngang là: ax = a1.sina - a3.

Tương tự đối với vật 2.

Do vật trượt dọc theo nêm nên gia tốc tương đối của vật so với nêm phải có phương song song với mặt nêm, hay: ay/ax = tan.a

Từ các pt đó tính dần ra gia tốc.
Bài làm của mình là xét HQC gắn với nêm do đó các gia tốc của 2 vật đối với nêm không khác gì ở câu a cả, còn khi xét HQC gắn với đất như bạn thì sẽ có thêm Fqt lúc đó N mới thay đổi thì làm cách của bạn, ở đây mình làm theo HQC gắn với nêm cho nó đơn giản và không phải đi phân tích nhiều
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Bài làm của mình là xét HQC gắn với nêm do đó các gia tốc của 2 vật đối với nêm không khác gì ở câu a cả, còn khi xét HQC gắn với đất như bạn thì sẽ có thêm Fqt lúc đó N mới thay đổi thì làm cách của bạn, ở đây mình làm theo HQC gắn với nêm cho nó đơn giản và không phải đi phân tích nhiều
Nếu nêm chuyển động thẳng đều thì kết quả câu 1 vẫn áp dụng được, nhưng câu 3 là nêm chuyển động có gia tốc nên khi chọn HQC gắn với nêm cần phải chú ý đến lực quán tính nữa. Câu 1 không có lực này nên không dùng lại kết quả được nhé :p
Bạn có thể chọn HQC gắn với nêm nhưng cần chú ý thêm về cách tính, hoặc có thể sử dụng cách chọn HQC gắn với đất như ở trên.

Nếu có thắc mắc đừng ngại hỏi để được chúng mình giải đáp nhé ;)
Và đừng quên ghé qua Thiên đường kiến thức nhé
 
Last edited:
Top Bottom