Vật lí 8 Vật lý

Huỳnh Nguyễn Bích Vân

Học sinh
Thành viên
25 Tháng năm 2018
151
71
31
18
Lâm Đồng
THCS Trần Phú
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/Khi biểu diễn lực cần lưu ý những yếu tố nào?
2,Thế nào là 2 lực cân bằng?Cho vd?
3/Thế nào là quán tính?Cho ví dụ?
4/Có mấy loại áp suất?Viết công thức của từng loại?
5/Bình thông nhau là gì?Viết công thức của máy thủy lực?
 

Love2♥24❀8♥13maths♛

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng mười 2018
258
495
66
Bắc Ninh
Khách Sạn 10 sao
1/Khi biểu diễn lực cần lưu ý những yếu tố nào?
2,Thế nào là 2 lực cân bằng?Cho vd?
3/Thế nào là quán tính?Cho ví dụ?
4/Có mấy loại áp suất?Viết công thức của từng loại?
5/Bình thông nhau là gì?Viết công thức của máy thủy lực?
ơ mấy cái này có hết trong SGK mà bạn??? :D bạn chịu khó mở lại xem nha!!! :D
 

Quý1507

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười 2018
18
4
6
24
TP Hồ Chí Minh
ĐH Sư Phạm TpHCM
1/Khi biểu diễn lực cần lưu ý những yếu tố nào?
2,Thế nào là 2 lực cân bằng?Cho vd?
3/Thế nào là quán tính?Cho ví dụ?
4/Có mấy loại áp suất?Viết công thức của từng loại?
5/Bình thông nhau là gì?Viết công thức của máy thủy lực?
Câu 1: điểm đặt, phương chiều, ngoài ra còn độ lớn nữa
Câu 3: ví dụ khi ngồi trên xe máy, lúc phanh xe thì mình sẽ ngã người về phía trước do có quán tính.
 

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
1/Khi biểu diễn lực cần lưu ý những yếu tố nào?
2,Thế nào là 2 lực cân bằng?Cho vd?
3/Thế nào là quán tính?Cho ví dụ?
4/Có mấy loại áp suất?Viết công thức của từng loại?
5/Bình thông nhau là gì?Viết công thức của máy thủy lực?
Câu 4 này phải nghiên cứu kỹ nhỉ?
Mấy loại áp suất dự trên cách phân loại nào nhỉ? Áp suất là áp suất chứ!
 

Huỳnh Thanh Trúc

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng ba 2018
1,263
1,209
176
Phú Yên
THCS Đinh Tiên Hoàng
4/Có mấy loại áp suất?Viết công thức của từng loại?
Thường thì khi học cao hơn thì sẽ có tất cả là 5 loại áp suất
Định nghĩa áp suất riêng phần

Áp suất riêng phần là áp suất của một chất khí khi nó là một thành phần trong hỗn hợp khí, nếu giả thiết rằng một mình khí đó chiếm toàn bộ thể tích của hỗn hợp.
Khái niệm áp suất riêng phần xuất hiện trong định luật Dalton. Theo định luật Dalton thì tổng áp suất của hỗn hợp khí không phản ứng bằng tổng các áp suất từng phần của các khí riêng rẽ. Xét một hỗn hợp khí gồm nhiều chất khí không phản ứng với nhau, có định luật Dalton: Ở một nhiệt độ xác định, áp suất toàn phần của một hỗn hợp khí bằng tổng số áp suất riêng phần của các cấu tử của hỗn hợp.
Công thức tính áp suất riêng phần:
Áp suất riêng phần pi của mỗi cấu tử của hỗn hợp khí có thể tích V là áp suất mà cấu tử ấy gây ra khi đứng riêng một mình và cũng chiếm thể tích V ở cùng một nhiệt độ.
pi = xi p
Trong đó:
pi: Áp suất riêng phần
xi: Phân mol xi của cấu tử i trong hỗn hợp khí
p: áp suất toàn phần
Ví dụ về áp suất riêng phần
Thu giữ khí oxy bằng cách đẩy qua nước vào trong một bình dốc ngược, sự hiện diện của hơi nước trong bình phải được xét đến khi tính lượng oxy thu được. Cách điều chỉnh được thực hiện bằng việc dùng định luật Dalton về áp suất riêng phần.
Định nghĩa áp suất tuyệt đối

Áp suất tuyệt đối là tổng áp suất gây ra bởi cả khí quyển và cột chất lỏng tác dụng lên điểm trong lòng chất lỏng, là áp suất tiêu chuẩn so với môi trường chân không 100%. Do đó, nó được tính bằng tổng của áp suất tương đối và áp suất khí quyển.
Công thức tính áp suất tuyệt đối:
p = pa + pd
Trong đó:
pd là áp suất dư (áp suất tương đối),
pa là áp suất khí quyển.
Định nghĩa áp suất thẩm thấu

Áp suất thẩm thấu là áp suất gây nên bởi hiện tượng các phân tử dung môi khuếch tán một chiều qua màng thẩm thấu từ dung môi sang dung dịch( hoặc từ dung dịch có nồng độ thấp sang dung dịch có nồng có nồng đọ cao hơn).
Áp suất thẩm thấu của một dung dịch tỉ lệ thuận với nồng độ cũng như nhiệt độ của dung dịch đó.
Công thức tính áp suất thẩm thấu
P = RTC
P là áp suất thẩm thấu thường tính theo đơn vị atmôtphe-atm.
R là hằng số = 0,082.
T là nhiệt độ tuyệt đối = 273 + toC
C là nồng độ dung dịch tính theo nồng độ phân tử gam/lít.
Ý nghĩa của việc xác định áp suất thẩm thấu trong thực tiễn
Áp suất thẩm thấu
có ý nghĩa sinh học rất quan trọng vì màng của các chất của tế bào là các màng thẩm thấu. Nhờ áp suất thẩm thấu mà:
  • Nước được vận chuyển từ rễ cây lên ngọn cây.
  • Tránh hiện tượng vỡ hoặc teo hồng cầu khi sử dụng những dung dịch đẳng trương (có áp suất thẩm thấu bằng áp suất của máu) để đưa vào cơ thể (Vì dịch trong hồng cầu có áp suất thẩm thấu 7.4-7.5at).
  • Xác định được phân tử gam 1 chất
Định nghĩa áp suất dư

Áp suất dư (hay còn gọi là áp suất tương đối) là áp suất tại một điểm trong chất lỏng và chất khí khi lấy mốc là áp suất khí quyển lân cận xung quanh.
Công thức tính áp suất dư
pd = p – pa
Trong đó: p là áp suất tuyệt đối,
pa là áp suất khí quyển.
Lưu ý: Nếu chất lỏng đứng yên:
pdu = γh
Trong đó: γ là trọng lượng riêng của chất lỏng,
h là chiều sâu của điểm đang xét tính từ mặt thoáng của chất lỏng.
Định nghĩa áp suất tĩnh

Áp suất tĩnh là áp suất thống nhất trong tất cả các hướng, tương ứng với áp suất gây nên khi chất lỏng không chuyển động.
Công thức tính áp suất tĩnh
Áp suất tĩnh
được đo tại một điểm M cách bề mặt tự do một khoảng (h) xác định theo công thức
p = p0 + ρgh
Trong đó: p0 là áp suất khí quyển.
ρ là khối lượng riêng chất lưu.
g là gia tốc trọng trường.
 
Top Bottom