[Vật lý] Bài toán về hệ vật

K

konghiduocten

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Cho cơ hệ như hình vẽ: $m_{1}= m_{2} = 4 kg$; $m_{3}= 3 kg$.
a) Tính gia tốc của mỗi vật, lực căng của dây và lực tác dụng vào trục ròng rọc
b) Sau khi chuyển động 3 giây, dây nối giữa $m_{2}$, $m_{3}$ bị đứt. Mô tả chuyển động của các vật sau đó
Lấy g= $10 m/s^{2}$
picture.php


Bài 2: Cho cơ hệ như hình vẽ: $\alpha = 30^{o}$, $\beta = 45^{o}$, $m_{1} =m_{2}= 1 kg$. Bỏ qua mọi ma sát, tính gia tốc của mỗi vật và lực căng của dây.
picture.php


Bài 3: Cho hệ vật: $m_{1}= 3 kg$, $m_{2}= 4 kg$. Ban đầu, $m_{1}$, $m_{2}$ ở ngang nhau sau đó buông ra để chúng chuyển động
a) Tính gia tốc mỗi vật
b) Tính lực căng của dây
c) Tính khoảng cách giữa 2 vật sau 1 giây
picture.php


Bài 4: Cho cơ hệ như hình vẽ: $m_{1}= 1,2 kg$; $\alpha = 30^{o}$. Dây nối $m_{2}$ và $m_{3}$ dài 2m. Khi hệ bắt đầu chuyển động, $m_{3}$ cách mặt đất 2m( $g=10 m/s^{2}$), $m_{2} = 0,6 kg$; $m_{3} = 0,2 kg$.
a) Tính gia tốc của mỗi vật, lực căng và thời gian chuyển động của $m_{3}$
b) Tính thời gian từ lúc $m_{3}$ chạm đất đến khi $m_{2}$ chạm đất
c) Sau bao lâu kể từ khi $m_{2}$ chạm đất, $m_{2}$ bắt đầu đi lên.
picture.php
 
N

nguyenkm12

Bài 1:
a) Gia tốc của của mỗi vật là như nhau vì các vật trong hệ được gắn với nhau. Áp dụng định luật niuton II ta có $ \vec P_1 + \vec P_{23}=ma $
(trong đó $ P_1 $ là trọng lực vật 1 $ P_{23} $ là trọng lực vật 2 và 3 2 vecto này ngược chiều nhau)
\Leftrightarrow $ m_1g-(m_2+m_3)g=ma $
thế số vào tìm được a
(Lưu ý gia tốc có thể âm hay dương phụ thuộc vào chiều mà ta chọn Vd nếu ta chọn chiều dương theo chiều chuyển động của $ P_{23} $ thì bên hệ vật $ P_{23} $ có gia tốc dương và bên hệ vật $ P_1 $ có gia tốc âm )
giả sử chọn chiều chuyển động theo hệ vật $ P_{23} $ thì ta có
$ P_1-T=-m_1a $ và $ P_{23}-T=(m_2+m_3)a $
thế vào 1 trong hai công thức trên tìm được T
lực tác dụng vào ròng rọc là trọng lực của hệ vật (đơn giản vì hệ vật treo lên nó thui :D )=$ P_1+P_{23} $
b) sau khi dây đứt cả 2 bên hệ vật đạt được vận tốc $ v=a.t $ hệ ròng rọc sẽ dừng lại vì sau khi hết bị ảnh hưởng bởi gia tốc thì hệ vật sẽ cân bằng do 2 bên có khối lượng như nhau và đi được quãng đường là $ s=\frac{-v_o^2}{-2as} $ (gia tốc âm vì vật chuyển động chậm dần)
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenkm12

Bài 2
Áp dụng định luật niuton II ta có: (chọn chiều dương từ trái sang phải theo chiều của vật 2 chuyển động)
$ P_1+T=m_1.a $ \Leftrightarrow $ P_x+P_y+T=m_1.a $ \Leftrightarrow $ T- P_x=m_1a $ \Leftrightarrow $ T-mgsin30^o=m_1.a $
(trong đó $ P_x, P_y $ là 2 thành phần lực tương đương với P, $ P_x=N $ chính là phản lực và vì đã bỏ qua ma sát và phản lực vuông góc với chiều chuyển động nên bỏ qua phản lực khi chiếu theo chiều chuyển động)
tương tự:
$ P_2-T=m_2.a $ \Leftrightarrow $ T+mgsin45=m_2.a $
thế số vào tìm được T và a (gia tốc của mỗi vật là như nhau)
 
Top Bottom