Vật lí 9 [Vật lý 9] Ôn thi học kì II

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
[tex]\bigstar[/tex] Topic ôn thi học kì II vật lý 9[tex]\bigstar[/tex]
*Mục đích:
  • Giúp các bạn ôn tập, nắm vững được kiến thức đã học.
  • Hiểu được bản chất, cách làm một số BT liên quan
  • Có được sự tự tin khi bước vào kì thi học kì.
  • Hệ thống lại kiến thức 1 cách khoa học hơn thay vì học từng bài.
*Nội dung topic:
Phần 1: Tóm tắt lý thuyết ôn tập chia thành các phần lý thuyết nhỏ.
Phần 2: Vận dụng
  • Bài tập: chia làm 3 mức độ dễ, trung bình, khó.
  • Câu hỏi tư duy về phần lý thuyết
  • Giải thích hiện tượng theo kiến thức đã học.
  • ... và một số kiến thức thực tế, mở rộng khác.
Phần 3: Áp dụng giải đề.
#Chú ý: Tất cả các thắc mắc cần hỏi chúng ta trao đổi tại topic: https://diendan.hocmai.vn/threads/cung-on-thi-hoc-ki-ii-nao.667666/ để tránh làm loãng topic ôn thi nhé! Giờ chúng ta cùng nhau bước vào phần đầu tiên của topic:

Phần 1: Tóm tắt lý thuyết ôn tập
I, Điện từ học
1, Hiện tượng cảm ứng điện từ- Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
  • Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng rong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện $S$ của cuộn dây biến thiên.
2, Dòng điện xoay chiều
  • Dòng điện xoay chiều là dòng điện luân phiên đổi chiều theo thời gian.
3, Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
a, Cấu tạo:

  • Gồm 2 bộ phận chính: nam châm và cuộn dây.
  • Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận chuyển động quay gọi là roto
b, Hoạt động
  • Nguyên tắc: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • Hoạt động: Khi roto quay, số đường sức từ xuyên qua cuộn dây dẫn quấn trên stato biến thiên. Giữa 2 đầu cuộn dây xuất hiện 1 hiệu điện thế. Nếu nối hai đầu của cuộn dây với mạch điện ngoài kín thì trong mạch sẽ có dòng điện xoay chiều.
  • Các máy phát điện xoay chiều đều biến đổi cơ năng thành điện năng.
4, Tác dụng của dòng điện xoay chiều.
  • Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, quang, từ,..
5, Truyền tải điện năng đi xa
  • Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có 1 phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
  • Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỷ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
  • CT tính công suất hao phí: [tex]P_{hp}=\frac{R.P^2}{U^2}[/tex]
  • Để giảm hao phí tốt nhất trên đường dây tải điện, biện pháp tốt nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào 2 đầu đường dây đó.
6, Máy biến thế
*Tác dụng: Tăng hoặc giảm hiệu điện thế xoay chiều.
a, Cấu tạo: gồm các bộ phận chính:
  • Hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau. Đặt cách điện với nhau.
  • Một lõi sắt chung cho cả hai cuộn dây.
b, Hoạt động:
  • Máy biến thế hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào 2 đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế thì ở hai đầu của cuộn dây thứ cấp xuất hiện hiệu điện thế xoay chiều.
c, Công thức máy biến thế:
[tex]\frac{U_1}{U_2}=\frac{n_1}{n_2}[/tex]
(còn nữa...)
 

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
[tex]\bigstar[/tex] Topic ôn thi học kì II vật lý 9[tex]\bigstar[/tex]
*Mục đích:
  • Giúp các bạn ôn tập, nắm vững được kiến thức đã học.
  • Hiểu được bản chất, cách làm một số BT liên quan
  • Có được sự tự tin khi bước vào kì thi học kì.
  • Hệ thống lại kiến thức 1 cách khoa học hơn thay vì học từng bài.
*Nội dung topic:
Phần 1: Tóm tắt lý thuyết ôn tập chia thành các phần lý thuyết nhỏ.
Phần 2: Vận dụng
  • Bài tập: chia làm 3 mức độ dễ, trung bình, khó.
  • Câu hỏi tư duy về phần lý thuyết
  • Giải thích hiện tượng theo kiến thức đã học.
  • ... và một số kiến thức thực tế, mở rộng khác.
Phần 3: Áp dụng giải đề.
Giờ chúng ta cùng nhau bước vào phần đầu tiên của topic:

Phần 1: Tóm tắt lý thuyết ôn tập
I, Điện từ học
1, Hiện tượng cảm ứng điện từ- Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
  • Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng rong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện $S$ của cuộn dây biến thiên.
2, Dòng điện xoay chiều
  • Dòng điện xoay chiều là dòng điện luân phiên đổi chiều theo thời gian.
3, Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
a, Cấu tạo:

  • Gồm 2 bộ phận chính: nam châm và cuộn dây.
  • Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận chuyển động quay gọi là roto
b, Hoạt động
  • Nguyên tắc: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • Hoạt động: Khi roto quay, số đường sức từ xuyên qua cuộn dây dẫn quấn trên stato biến thiên. Giữa 2 đầu cuộn dây xuất hiện 1 hiệu điện thế. Nếu nối hai đầu của cuộn dây với mạch điện ngoài kín thì trong mạch sẽ có dòng điện xoay chiều.
  • Các máy phát điện xoay chiều đều biến đổi cơ năng thành điện năng.
4, Tác dụng của dòng điện xoay chiều.
  • Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, quang, từ,..
5, Truyền tải điện năng đi xa
  • Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có 1 phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
  • Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỷ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
  • CT tính công suất hao phí: [tex]P_{hp}=\frac{R.P^2}{U^2}[/tex]
  • Để giảm hao phí tốt nhất trên đường dây tải điện, biện pháp tốt nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào 2 đầu đường dây đó.
6, Máy biến thế
*Tác dụng: Tăng hoặc giảm hiệu điện thế xoay chiều.
a, Cấu tạo: gồm các bộ phận chính:
  • Hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau. Đặt cách điện với nhau.
  • Một lõi sắt chung cho cả hai cuộn dây.
b, Hoạt động:
  • Máy biến thế hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào 2 đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế thì ở hai đầu của cuộn dây thứ cấp xuất hiện hiệu điện thế xoay chiều.
c, Công thức máy biến thế:
[tex]\frac{U_1}{U_2}=\frac{n_1}{n_2}[/tex]
(còn nữa...)
Nếu là thi học kỳ II thì thế nhưng nếu kiểm tra cuối năm thì không chỉ kiến thức học kỳ II thôi!
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3

Kim Kim

Banned
Banned
29 Tháng ba 2017
1,540
1,002
299
Hải Phòng
^^
Phần 2: Vận dụng

• Bài tập cơ bản


Bài 1 : Nêu cách tạo ra dòng điện xoay chiều ?

Bài 2 : Nêu điểm khác nhau giữa dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều ?

Bài 3 : Một máy biến thế có cuộn sơ cấp gồm 100 vòng ,cuộn thứ cấp gồm 1000 vòng dây. Hiệu điện thế đặt giữa 2 đầu cuộn sơ cấp là 120V .Nếu coi điện năng không bị mất mát thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là bao nhiêu?

Bài 4 :Một máy biến thế có 110 vòng ở cuộn thứ cấp , giảm hiệu điện thế từ 22kV xuống 110 V .Hỏi cuộn sơ cấp có bao nhiêu vòng đây?

Bài 5 :Một máy phát thủy điện cung cấp 1 công suất điện 2,2kW dưới hiệu điện thế 220V cho 1 khu gia đình ở cách đó 2km bằng dây đồng tiết diện 1cm2.Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt của dây dẫn?


• Bài tập nâng cao

Bài 1 : Một máy phát thủy điện cung cấp 1 công suất điện 2,2kW dưới hiệu điện thế 220V cho 1 khu gia đình ở cách đó 2km .
a) Để độ sụt thế do tác dụng nhiệt trên dường dây tải không quá 10V ,thì điện trở tối đa của dây tải là bao nhiêu?
b) Dây bằng đồng ,tiết diện tròn .Hỏi đường kính tối thiểu của dây là bao nhiêu ?

Bài 2: Một đường dây tải điện gồm 2 dây bằng đồng,chiều dài 80km ,đường kính 1cm.Công suất và hiệu điện thế ở 2 đầu dây lần lượt là 120 MW và 220kV .Tính :
a)Điện trở toàn phần của dây tải
b)Khối lượng đồng cần dùng để làm dây tải
c)Công suất điện và hiệu điện thế ở cuối đường dây
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
II, Quang học. (Phần này nhiều kiến thức nên mk đánh máy chia làm 2 phần: ánh sáng và thấu kính nhé :D)
A, Ánh sáng
1, Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
  • KN: Là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gẫy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
  • Khi tia sáng truyền từ môi trường không khí sang nước, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
  • Khi tia sáng truyền từ môi trường nước sang không khí, góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
2, Ánh sáng trắng và ánh sáng màu.
  • VD về các nguồn phát ánh sáng trắng: đèn pin, mặt trời, đèn huỳnh quang,...
  • VD về các nguồn phát ánh sáng màu: đèn laze, đèn ống trong quảng cáo,...
  • Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc màu. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu nào ta thu được ánh sáng có màu của tấm lọc đó.
  • Tấm lọc màu nào thì ít hấp thụ ánh sáng có màu đó, nhưng hấp thụ nhiều ánh sáng màu khác.
3, Sự phân tích ánh sáng trắng.
  • Có thể phân tích 1 chùm ánh sáng trắng thành các chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng đi qua 1 lăng kính hoặc phản xạ trên mặt ghi của đĩa CD,...
  • Trong chùm sáng trắng chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.
4, Màu sắc của vật.
  • Khi nhìn thấy vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó đi từ vật đến mắt ta.
  • Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật:
    • Vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả ánh sáng màu.
    • Vật màu nào thì có khả năng tán xạ mạnh ánh sáng màu đó nhưng tán xạ kém ánh sáng màu khác.
    • Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
5, Các tác dụng của ánh sáng.
  • Tác dụng nhiệt: Ánh sáng chiếu vào vật làm vật nóng lên.
  • Các vật màu tối hấp thu năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật màu sáng.
  • Tác dụng sinh học: Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật.
  • Tác dụng quang điện: Pin mặt trời (pin quang điện) có thể biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.
(Còn nữa...)
Chú ý: Xem lịch đăng kiến thức cũng như bài tập ở các topic ôn thi tại ĐÂY
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Bài tập áp dụng phần A, ánh sáng.
Bài 1:
a,Nhìn vào các váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng... ở ngoài trời ta thấy những màu gì?
b, Ánh sáng chiếu vào chúng là ánh sáng trắng hay ánh sáng màu?
c, Có thể coi đây là 1 cách phân tích ánh sáng trắng không?
Bài 2:
Hãy giải thích vì sao các bình chứa xăng, dầu,... trên các xe ô tô hay các toa tàu chở dầu phải sơn các màu sáng như phủ bạc, màu trắng, màu vàng,...?
Bài 3: Tại mỗi điểm trên màn hình TV màu có 3 hạt, phát ra 3 thứ ánh sáng khác nhau: đỏ, lục và lam. Nếu 3 hạt này được kích thích phát ánh sáng mạnh, yếu khác nhau thì sẽ tạo được các màu khác nhau tại thời điểm đó. Hỏi nếu cả 3 hạt đều được kích thích phát ánh sáng mạnh thì tại điểm đó sẽ có ánh sáng màu gì? Tại sao?
Bài tập cơ bản

Câu 1 : Nêu cách tạo ra dòng điện xoay chiều
Đ/A : Có 3 cách để tạo ra dòng điện xoay chiều :
-Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín
-Cho cuộn dây quay trong từ trường
-Cho cuộn dây nằm trong từ trường của 1 cuộn dây khác có dòng điện xoay chiều đi qua


Câu 2 : Nêu điểm khác nhau giữa dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều
Đ/A dòng điện một chiều có chiều luôn hướng theo một chiều nhất định còn dòng điện xoay chiều có chiều luôn luân phiên thay đổi

Câu 3 : Một máy biến thế có cuộn sơ cấp gồm 100 vòng ,cuộn thứ cấp gồm 1000 vòng dây. Hiệu điện thế đặt giữa 2 đầu cuộn sơ cấp là 120V .Nếu
coi điện năng không bị mất mát thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là bao nhiêu?
Đ/A:1 200V

Câu 4 :Một máy biến thế có 110 vòng ở cuộn thứ cấp , giảm hiệu điện thế từ 22kV xuống 110 V .Hỏi cuộn sơ cấp có bao nhiêu vòng đây?
Đ/A :22 000 vòng

Câu 5 :Một máy phát thủy điện cung cấp 1 công suất điện 2,2kW dưới hiệu điện thế 220V cho 1 khu gia đình ở cách đó 2km bằng dây đồng tiết diện 1cm2.Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt của dây dẫn
Đ/A :34 W
·
Bài tập nâng cao

Câu 1 : Một máy phát thủy điện cung cấp 1 công suất điện 2,2kW dưới hiệu điện thế 220V cho 1 khu gia đình ở cách đó 2km .
a) Để độ sụt thế do tác dụng nhiệt trên dường dây tải không quá 10V ,thì điện trở tối đa của dây tải là bao nhiêu?
b) Dây bằng đồng ,tiết diện tròn .Hỏi đường kính tối thiểu của dây là bao nhiêu ?
Đ/A
a) Cường độ dòng điện chạy qua dây là
I=P/U=2 2000/220=10 A
Điện trở giới hạn của dây là
R=[tex]\frac{\Delta U}{I}=\frac{10}{10}=1[/tex]
b) Ta có
[tex]S=\Pi \frac{d^{2}}{4}=\rho \frac{l}{R}\Rightarrow d^{2}=\frac{4\rho l}{\Pi R}\approx 9,3mm[/tex]


Câu 2: Một đường dây tải điện gồm 2 dây bằng đồng,chiều dài 80km ,đường kính 1cm.Công suất và hiệu điện thế ở 2 đầu dây lần lượt là 120 MW và 220kV .Tính :
a)Điện trở toàn phần của dây tải
b)Khối lượng đồng cần dùng để làm dây tải
c)Công suất điện và hiệu điện thế ở cuối đường dây
Đ/A:
a) Điện trở toàn phần cảu đường dây tải là
[tex]R=\rho \frac{l}{S}=\rho \frac{l}{\frac{\pi d^{2}}{4}}\approx 34,65 (\Omega )[/tex]
b) Khối lượng đồng cần dùng là
m=D.V=D.l.S=[tex]D.l.\frac{\pi d^{2}}{4}\approx 112 (tấn)[/tex]
c) Công suất hao phí của đường dây là
[tex]P_{hp}=R\frac{P^{2}}{U^{2}}\approx 10,3MW[/tex]
Công suất cuối của đường dây là [tex]P^{'}=P-P_{hp}[/tex] =109,7 MW
Hiệu điện thế cuối của đường dây là [tex]U^{'}=U\frac{P^{'}}{P}\approx 200kV[/tex]
 
  • Like
Reactions: WindyTA

LY LÙN 999

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng ba 2017
529
86
146
21
Hà Nội
Trường THCS và THPT Vinschool
Bài tập áp dụng phần A, ánh sáng.
Bài 1:
a,Nhìn vào các váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng... ở ngoài trời ta thấy những màu gì?
b, Ánh sáng chiếu vào chúng là ánh sáng trắng hay ánh sáng màu?
c, Có thể coi đây là 1 cách phân tích ánh sáng trắng không?
Bài 2:
Hãy giải thích vì sao các bình chứa xăng, dầu,... trên các xe ô tô hay các toa tàu chở dầu phải sơn các màu sáng như phủ bạc, màu trắng, màu vàng,...?
Bài 3: Tại mỗi điểm trên màn hình TV màu có 3 hạt, phát ra 3 thứ ánh sáng khác nhau: đỏ, lục và lam. Nếu 3 hạt này được kích thích phát ánh sáng mạnh, yếu khác nhau thì sẽ tạo được các màu khác nhau tại thời điểm đó. Hỏi nếu cả 3 hạt đều được kích thích phát ánh sáng mạnh thì tại điểm đó sẽ có ánh sáng màu gì? Tại sao?
Bài tập cơ bản

Câu 1 : Nêu cách tạo ra dòng điện xoay chiều
Đ/A : Có 3 cách để tạo ra dòng điện xoay chiều :
-Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín
-Cho cuộn dây quay trong từ trường
-Cho cuộn dây nằm trong từ trường của 1 cuộn dây khác có dòng điện xoay chiều đi qua


Câu 2 : Nêu điểm khác nhau giữa dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều
Đ/A dòng điện một chiều có chiều luôn hướng theo một chiều nhất định còn dòng điện xoay chiều có chiều luôn luân phiên thay đổi

Câu 3 : Một máy biến thế có cuộn sơ cấp gồm 100 vòng ,cuộn thứ cấp gồm 1000 vòng dây. Hiệu điện thế đặt giữa 2 đầu cuộn sơ cấp là 120V .Nếu
coi điện năng không bị mất mát thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là bao nhiêu?
Đ/A:1 200V

Câu 4 :Một máy biến thế có 110 vòng ở cuộn thứ cấp , giảm hiệu điện thế từ 22kV xuống 110 V .Hỏi cuộn sơ cấp có bao nhiêu vòng đây?
Đ/A :22 000 vòng

Câu 5 :Một máy phát thủy điện cung cấp 1 công suất điện 2,2kW dưới hiệu điện thế 220V cho 1 khu gia đình ở cách đó 2km bằng dây đồng tiết diện 1cm2.Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt của dây dẫn
Đ/A :34 W
·
Bài tập nâng cao

Câu 1 : Một máy phát thủy điện cung cấp 1 công suất điện 2,2kW dưới hiệu điện thế 220V cho 1 khu gia đình ở cách đó 2km .
a) Để độ sụt thế do tác dụng nhiệt trên dường dây tải không quá 10V ,thì điện trở tối đa của dây tải là bao nhiêu?
b) Dây bằng đồng ,tiết diện tròn .Hỏi đường kính tối thiểu của dây là bao nhiêu ?
Đ/A
a) Cường độ dòng điện chạy qua dây là
I=P/U=2 2000/220=10 A
Điện trở giới hạn của dây là
R=[tex]\frac{\Delta U}{I}=\frac{10}{10}=1[/tex]
b) Ta có
[tex]S=\Pi \frac{d^{2}}{4}=\rho \frac{l}{R}\Rightarrow d^{2}=\frac{4\rho l}{\Pi R}\approx 9,3mm[/tex]


Câu 2: Một đường dây tải điện gồm 2 dây bằng đồng,chiều dài 80km ,đường kính 1cm.Công suất và hiệu điện thế ở 2 đầu dây lần lượt là 120 MW và 220kV .Tính :
a)Điện trở toàn phần của dây tải
b)Khối lượng đồng cần dùng để làm dây tải
c)Công suất điện và hiệu điện thế ở cuối đường dây
Đ/A:
a) Điện trở toàn phần cảu đường dây tải là
[tex]R=\rho \frac{l}{S}=\rho \frac{l}{\frac{\pi d^{2}}{4}}\approx 34,65 (\Omega )[/tex]
b) Khối lượng đồng cần dùng là
m=D.V=D.l.S=[tex]D.l.\frac{\pi d^{2}}{4}\approx 112 (tấn)[/tex]
c) Công suất hao phí của đường dây là
[tex]P_{hp}=R\frac{P^{2}}{U^{2}}\approx 10,3MW[/tex]
Công suất cuối của đường dây là [tex]P^{'}=P-P_{hp}[/tex] =109,7 MW
Hiệu điện thế cuối của đường dây là [tex]U^{'}=U\frac{P^{'}}{P}\approx 200kV[/tex]
chào bạn bạn giúp mình câu c bài 2 và bài 3 đc k ạ
upload_2018-4-9_0-55-8.png
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II - VẬT LÝ 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Tham khảo)
I/ Trắc nghiệm:(3đ) Khoanh tròn phương án lựa chọn đúng cho các câu từ 1 đến 6
Câu 1:
Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây:
A. luôn luôn tăng. B. luôn luôn giảm.
C. luân phiên tăng, giảm. D. luân phiên không đổi.
Câu 2: Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện lên 100 lần thì công suất hao phí vì toả nhiệt trên đường dây dẫn sẽ:
A. tăng lên 100 lần. B. giảm đi 100 lần. C . tăng lên 200 lần. D. giảm đi 10 000 lần.
Câu 3: Một máy biến thế dùng để hạ hiệu điện thế từ 500000V xuống còn 2500V. Hỏi cuộn dây thứ cấp có bao nhiêu vòng. Biết cuộn dây sơ cấp có 100000 vòng. Chọn kết quả đúng:
A. 500 vòng B. 20000 vòng C. 12500 vòng D . 2500V.
Câu 4: Sử dụng vôn kế xoay chiều để đo hiệu điện thế giữa 2 lỗ của ổ lấy điện trong gia đình thấy vôn kế chỉ 220V. Nếu đổi chỗ hai đầu phích cắm vào ổ lấy điện thì kim vôn kế đó sẽ:
A.Vẫn chỉ giá trị 220V. B.Chỉ 440V.
C.Quay ngược lại và chỉ -220V. D.Chỉ về số 0.
Câu 5: Khi tia sáng đi từ không khí vào nước, gọi i là góc tới, r là góc khúc xạ (i ≠ 0o). Kết luận nào sau đây luôn luôn đúng?
A.i> r. B.i< r. C.i =r. D.i= 2r.
Câu 6: Khi đặt vật trước thấu kính hội tụ ở khoảng cách d < f thì thấu kính cho ảnh có đặc điểm là:
A. Ảnh ảo ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
B. Ảnh ảo ngược chiều với vật và lớn hơn vật.
C. Ảnh ảo cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
D. Ảnh ảo cùng chiều với vật và lớn hơn vật.
II/ Tự luận: (7đ): Trình bày câu trả lời hoặc lời giải cho các câu từ 7 đến 9:
Câu 7:
(1 điểm) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?
Câu 8: (2 điểm) Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế ở hai cực của máy là 2500V. Muốn tải điện đi xa người ta phải tăng hiệu điện thế lên 30000V bằng cách sử dụng một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp là 2000 vòng .
a) Tính số vòng dây của cuộn thứ cấp.
b) Khoảng cách từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ là 100km, công suất điện cần truyền là 300kW. Tính công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây, biết cứ mỗi km dây dẫn có điện trở 0,2Ω.
Câu 9: (4 điểm) Đặt vật sáng AB trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=15cm, AB vuông góc trục chính, A nằm trên trục chính và cách thấu kính 30cm.
a) Hãy dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính và nhận xét về đặc điểm của ảnh.
b) Biết AB=5cm. Tính độ cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
 
Last edited:

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
  • Like
Reactions: Sơn Nguyên 05

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
  • Like
Reactions: Kim Kim

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
B, Thấu kính
1, Thấu kính hội tụ
a, Cấu tạo:
  • TKHT có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
b, Đặc điểm:
  • TKHT thường dùng có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
  • Một chùm chia tới song song với trục chính của TKHT cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
  • Mỗi thấu kính đều có trục chính [tex]\Delta[/tex], quang tâm $O$, 2 tiêu điểm $F,F'$
c, Đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua TKHT:
  • Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiế tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
  • Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
  • Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
d, Ảnh của 1 vật tạo bởi TKHT:
  • Khi vật đặt trong khoảng tiêu cự thì cho ảnh ảo, cùng chiều với vật, lớn hơn vật.
  • Khi đặt vật ngoài khoảng tiêu cự thì cho ảnh thật, ngược chiều vật.
  • Khi đặt vật rất xa... TKHT thì cho ảnh thật cách thấu kính 1 khoảng bằng tiêu cự.
e, Cách dựng ảnh của 1 vật qua thấu kinh:
*Muốn dựng ảnh $A'B'$ của vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính tại A, ta làm như sau:
  • Từ B vẽ hai tia tới đặc biệt tới thấu kính. Giao điểm của 2 tia tới là ảnh $B'$ của $B$
  • Từ $B'$ hạ vuông góc với trục chính của thấu kính ta được ảnh $A'$ của $A$
f, CT của thấu kính hội tụ
  • Tỉ lệ chiều cao của vật và ảnh: [tex]\frac{h}{h'}=\frac{d}{d'}[/tex]
  • CT thấu kính: [tex]\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}[/tex] (nếu là ảnh thật) và $\frac{1}{f}=\frac{1}{d}-\frac{1}{d'}$ (nấu là ảnh ảo)
(Còn nữa...)
 
Top Bottom