Vật lí [Vật lý 8]

N

nhatlinh02052002

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Tính công cơ học của một người nặng 50 kg thực hiện khi đi đều trên 1 đường nằm ngang 1 km. Biết rằng công của một người khi đi đều trên đường nằm ngang bằng 0,05 lần công của lực nâng người đó lên 1 độ cao bằng đoạn đường đó.
2.Một khối gỗ có khối lượng 200g và có khối lượng riêng là 800kg/m3 được thả vào trong nước. Hỏi khi đó khối gỗ nổi hay chìm? Vì sao? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
3.Một vật đặc có kích thước 20cm*20cm*50cm, có trọng lượng riêng bằng 27000N/m3.
a. Tính trọng lượng của vật và công thực hiện để nâng vật lên độ cao 1m
b. Lần lượt nhúng ngập vật vào thủy ngân(13600 kg/m3), nước biển (1030kg/m3), tính lực đẩy Ác si mét của mỗi chất lỏng tác dụng lên vật
c. Ở mỗi lần nhúng nếu buông tay thì vật chìm hay nổi? Vì sao? Nếu chìm, tính lực tối thiểu đề nâng vật lên mặt chất lỏng.
M.n làm chi tiết hộ tớ được không ạ? Nói rõ cho tớ vì sao lại làm thế này, thế kia nha! Tks nhiều!!!!
 
T

tsukishizuku

1. Tính công cơ học của một người nặng 50 kg thực hiện khi đi đều trên 1 đường nằm ngang 1 km. Biết rằng công của một người khi đi đều trên đường nằm ngang bằng 0,05 lần công của lực nâng người đó lên 1 độ cao bằng đoạn đường đó.
Trọng lượng của người đó là: $P = 10.m = 500 N$
1km=1000m
Công của lực nâng người đó lên trên quãng đường 1km là:
$A_1 = F_1.S_1 = 500.1000 = 500000 (J)$
\Rightarrow Công người đó sinh ra khi đi trên đoạn đường 1km là:
$A = A_1 + 0,05.A1=500000 + 0,05.500000 = 525000(J)$




2.Một khối gỗ có khối lượng 200g và có khối lượng riêng là 800kg/m3 được thả vào trong nước. Hỏi khi đó khối gỗ nổi hay chìm? Vì sao? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
Trọng lượng riêng của khối gỗ là: $d_g = 10.D_g = 8000 (N/m^3)$
Khối gỗ sẽ nổi do TLR của nó < TLR của nước. (Vì 8000<10000)
 
Last edited by a moderator:
G

galaxy98adt

3.Một vật đặc có kích thước 20cm*20cm*50cm, có trọng lượng riêng bằng 27000N/m3.
a. Tính trọng lượng của vật và công thực hiện để nâng vật lên độ cao 1m
b. Lần lượt nhúng ngập vật vào thủy ngân(13600 kg/m3), nước biển (1030kg/m3), tính lực đẩy Ác si mét của mỗi chất lỏng tác dụng lên vật
c. Ở mỗi lần nhúng nếu buông tay thì vật chìm hay nổi? Vì sao? Nếu chìm, tính lực tối thiểu đề nâng vật lên mặt chất lỏng.
a)
Thể tích vật là: $V = 20.20.50 = 20000 (cm^3) = 0,02 (m^3)$
\Rightarrow Trọng lượng vật là: $P = d.V = 27000.0,02 = 540 (N)$
Để nâng vật lên thì cần một lực có độ lớn tối thiểu bằng trọng lượng vật
\Rightarrow Công cần dùng là: $A = P.S = 540.1 = 540 (J)$
b)
Tính được: Trọng lượng riêng của thủy ngân là: $d_{Hg} = 136000\ N/m^3$, Trọng lượng riêng của nước biển là: $d_{nc} = 10300\ N/m^3$.
Ta thấy: $d_{nc} < d < d_{Hg}$ nên vật sẽ chìm hoàn toàn khi thả vào nước biển và nổi khi thả vào thủy ngân.
+) Thả vào nước biển:
Vì vật chìm hoàn toàn \Rightarrow $V_{cc} = V = 0,02\ m^3$
\Rightarrow $F_{A (nc)} = d_{nc}.V_{cc} = 206 (N)$
+) Thả vào thủy ngân:
Vì vật nổi \Rightarrow Độ lớn lực đẩy Ac-si-met bằng trọng lượng vật, tức là: $F_{A (Hg)} = 540 (N)$
c)
Chỉ có trường hợp thả vào nước biển thì vật chìm.
Để nâng vật lên thì cần một lực tối thiểu có độ lớn được tính theo công thức $F + F_{A (nc)} = P$
\Rightarrow $F = P - F_{A (nc)} = 334 (N)$
 
T

tsukishizuku

3.Một vật đặc có kích thước 20cm*20cm*50cm, có trọng lượng riêng bằng 27000N/m3.
a. Tính trọng lượng của vật và công thực hiện để nâng vật lên độ cao 1m
b. Lần lượt nhúng ngập vật vào thủy ngân(13600 kg/m3), nước biển (1030kg/m3), tính lực đẩy Ác si mét của mỗi chất lỏng tác dụng lên vật
c. Ở mỗi lần nhúng nếu buông tay thì vật chìm hay nổi? Vì sao? Nếu chìm, tính lực tối thiểu đề nâng vật lên mặt chất lỏng.
M.n làm chi tiết hộ tớ được không ạ? Nói rõ cho tớ vì sao lại làm thế này, thế kia nha! Tks nhiều!!!!

Bài làm​
a,
Thể tích của vật đặc đó là:
V=20.20.50=20000(cm3)
Đổi: 20000 cm3= 0,02 m3
Trọng lượng của vật đó là:
P=d.V=27000.0,02=540(N)
Công thực hiện để nâng vật đó lên độ cao 1m là:
A=F.s=540.1=540(J)
b,
FA tác dụng lên vật khi nhúng vào thủy ngân là:
FA1=d1.V=13600.0,02=272(N)
FA tác dụng lên vật khi nhúng vào nước biển là:
FA2=d2.V==1030.0,02=20,6(N)
c,
Ta có: Tỉ lệ giữa KLR và TLR là: $d = 10.D$ \Rightarrow Thủy ngân có TLR là 136000 N/m3; Nước biển có TLR là 10300 N/m3.
\RightarrowNhúng vào thủy ngân thì nổi, nhúng vào nước biển thì chìm. (tương tự Câu 2)
Khi chìm, ta nhúng vật vào nước biển.
 
Last edited by a moderator:
N

nhatlinh02052002


a)
Thể tích vật là: $V = 20.20.50 = 20000 (cm^3) = 0,02 (m^3)$
\Rightarrow Trọng lượng vật là: $P = d.V = 27000.0,02 = 540 (N)$
Để nâng vật lên thì cần một lực có độ lớn tối thiểu bằng trọng lượng vật
\Rightarrow Công cần dùng là: $A = P.S = 540.1 = 540 (J)$
b)
Tính được: Trọng lượng riêng của thủy ngân là: $d_{Hg} = 136000\ N/m^3$, Trọng lượng riêng của nước biển là: $d_{nc} = 10300\ N/m^3$.
Ta thấy: $d_{nc} < d < d_{Hg}$ nên vật sẽ chìm hoàn toàn khi thả vào nước biển và nổi khi thả vào thủy ngân.
+) Thả vào nước biển:
Vì vật chìm hoàn toàn \Rightarrow $V_{cc} = V = 0,02\ m^3$
\Rightarrow $F_{A (nc)} = d_{nc}.V_{cc} = 206 (N)$
+) Thả vào thủy ngân:
Vì vật nổi \Rightarrow Độ lớn lực đẩy Ac-si-met bằng trọng lượng vật, tức là: $F_{A (Hg)} = 540 (N)$
c)
Chỉ có trường hợp thả vào nước biển thì vật chìm.
Để nâng vật lên thì cần một lực tối thiểu có độ lớn được tính theo công thức $F + F_{A (nc)} = P$
\Rightarrow $F = P - F_{A (nc)} = 334 (N)$
Cậu cho tớ hỏi, tính vật thả vào thủy ngân phải là d.V= 0.02*13600= 272(N) chứ nhỉ?
 
Top Bottom