[ Vật lý 8] Vật lí khó

V

vghuyenlinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một cốc hình trụ có đấy dày 1cm và thành mỏng. Nếu thả cốc vàm một bình nước đầy thì cốc nổi thẳng đứng và ngập trong nước 3cm. nếu đổ vào cốc một chất lỏng chưa zác định có độ cao 3cm thì cốc chìm trong nước 5cm. Hỏi phải đổ thêm vào nước mực chất lỏng nói trên cao bao nhiêu để mực chất lỏng trong và ngoài cốc bằng nhau

>> Chú ý sửa tên chủ đề cho đúng : [ vật lý + lớp ] + tên chủ đề
 
Last edited by a moderator:
C

crackjng_tjnhnghjch

Gọi diện tích đáy là S, khối lượng riêng của cốc là [TEX]D_0[/TEX]; Khối lượng riêng của nước là [TEX]D_1[/TEX]; khối lượng riêng của chất lỏng đổ vào là [TEX]D_2[/TEX] ; Thể tích cốc là V
Trọng lượng của cốc: [TEX]P_1 = 10D_0V[/TEX]
Lực đẩy Acsimet tác dụng lên cốc khi thả xuống nước là [TEX]F_A1 = 10D_1Sh_1[/TEX]
Với [TEX]h_1[/TEX] là phần chìm trong nước
\Rightarrow[TEX]10D_1Sh_1 = 10D_0V[/TEX]\Rightarrow [TEX]D_0V = DSh_1 (1)[/TEX]
Khi đổ nước vào cốc chất lỏng ở độ cao [TEX]h_2[/TEX] thì phần chìm là [TEX]h_3[/TEX]
Trọng lượng của cốc chất lỏng là [TEX]P_2 = 10D_0V + 10D_2Sh_2[/TEX]
Lực đẩy Acsimet khi đó: [TEX]F_A2 = 10D_1Sh_3[/TEX]
Cốc cân bằng nên: [TEX]10D_0V + 10D_2Sh_2 = 10D_1Sh_3[/TEX]
Kết hợp (1) ta được : [TEX]D_1h_1 + D_2h_2 = D_1h_3[/TEX]\Rightarrow [TEX]D_2 = \frac{h_3 - h_1}{h_2} D (2)[/TEX]
Gọi [TEX]h_4[/TEX] là chiều cao lượng chất lỏng cần đổ vào ống sao cho mực nước trong cốc và ngoài cốc ngang nhau.
Trọng lượng của cốc chất lỏng khi đó: [TEX]P_3 = 10D_0V + 10D_2Sh_4[/TEX]
Lực Acsimet tác dụng lên cốc chất lỏng là : [TEX]F_A3 = 10D_1S(h_4 + h')[/TEX] (h' là bề dày cốc)
Cốc cân bằng nên : [TEX]10D_0V + 10D_2Sh_4 = 10D_1S(h_4 + h')[/TEX]
\Rightarrow [TEX]D_1h_1 + D_2h_4 = D_1(h_4 + h')[/TEX]\Rightarrow [TEX]h_1 + \frac{h_3 - h_1}{h_2} h_4 = h_4 + h'[/TEX] \Rightarrow [TEX]h_4 = \frac{h_1h_2 - h'h_2}{h_1+h_2 - h_3}[/TEX]
Thay [TEX]h_ =3cm; h_3 = 5cm; h' = 1cm[/TEX] \Rightarrow [TEX]h_4 = 6cm[/TEX]
Vậy lượng chất lỏng cần đổ thêm : 6 - 3 = 3 (cm)
 
P

pety_ngu

Một cốc hình trụ có đấy dày 1cm và thành mỏng. Nếu thả cốc vàm một bình nước đầy thì cốc nổi thẳng đứng và ngập trong nước 3cm. nếu đổ vào cốc một chất lỏng chưa zác định có độ cao 3cm thì cốc chìm trong nước 5cm. Hỏi phải đổ thêm vào nước mực chất lỏng nói trên cao bao nhiêu để mực chất lỏng trong và ngoài cốc bằng nhau
chị lại làm ra kết quả khác :
*Khi cốc nổi trên mắt nước ta có
[TEX]P_1=F_1 \Leftrightarrow dSh = d_1Sh_1 \Leftrightarrow dh = 3d_1 [/TEX]
với d: trọng lượng riêng của cốc
S ; là diện tích đấy
h: là chiều cao của cốc
d_1 trọng lượng riêng của nước
h_1 : là chiều cao cốc chìm trong nước
*khi đổ thêm vào cố 3cm chất lỏng chưa xát định
[TEX]P_1+ P_2=F_2\Leftrightarrow dSh + d_2S h_1 =d_1Sh_2 \Leftrightarrow3d_1 +3d_2=5d_1[/TEX]
\Rightarrow[TEX]d_2=\frac{2}{3}d_1[/TEX]
với d_2 là trọng lượng riêng của chất lỏng
h_1: chiều cao cột chất lỏng đổ vào cốc
h_2 : là chiều cao cốc chìm trong nước
*khi mực nước trong cốc và ngoài cốc bằng nhau
[TEX]P_1+P_3=F_3 \Leftrightarrow dSh+d_2Sh_3=d_1S(h_3+1)\Leftrightarrow 3d_1 +\frac{2}{3}d_1h_3 =d_1(h_3+1) \Leftrightarrow 3+\frac{2}{3}h_3 =h_3+1 \Leftrightarrow 2=\frac{1}{3} h_3[/TEX]
\Rightarrow[TEX]h_3=6 cm[/TEX]
với h_3: chiều cao cột chất lỏng đựng trong cốc
vậy cần đổ thêm [TEX]h_3-h_1=6-3=3 cm[/TEX] để mực nước trong và ngoài cốc bằng nhau
 
Top Bottom