[vật lý 8] tham khảo đề

T

thong7enghiaha

Last edited by a moderator:
A

alexandertuan

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 điểm)
Câu 1: Trong các vật sau, vật nào là vật cách điện ?
A. Đồng. B. Nhôm. C. Bạc. D. Thủy tinh.
Câu 2: Đơn vị của vận tốc là
A. m/s. B. km.h C. m.s D. s/m.
Câu 3: Chuyển động nào dưới đây là chuyển động đều ?
A. Xe đạp đang xuống dốc. B. Quả táo đang rơi.
C. Đầu kim đồng hồ đang quay ổn định. D. Ô tô đang vào bến.
Câu 4: 36km/h ứng với bao nhiêu m/s ?
A. 36m/s. B. 10m/s. C. 20m/s. D. 15m/s.
Câu 5: Ô tô chở khách đang chạy trên đường. Câu mô tả nào dưới đây là đúng ?
A. Ô tô đứng yên so với hành khách. B. Ô tô đứng yên so với mặt đường.
C. Ô tô chuyển động so với người lái xe. D. Ô tô chuyển động so với hành khách.
Câu 6: Đơn vị của lực là
A. Oát (W). B. Kilôgam (kg). C. Mét (m). D. Niu tơn (N).
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a) Chuyển động đều là gì ? Chuyển động không đều là gì ?
b) Viết công thức tính vận tốc và nêu tên các đại lượng có mặt trong công thức.
Câu 2: (1 điểm)
Có mấy loại điện tích ? Các điện tích tác dụng với nhau như thế nào ?
Câu 3: (1 điểm)
So sánh vận tốc sau: và .
Câu 4: (3 điểm)
Xe buýt đi từ Đắk Hà xuống Kon Tum hết 30 phút. Biết quãng đường từ Đắk Hà đến Kon Tum là 20km.
a) Tính vận tốc của xe buýt ra km/h và m/s.
b) Tính quãng đường xe buýt đi được sau 6 phút.
c) Khi đi được 15 phút thì xe dừng lại để đón và trả khách mất 3 phút rồi xe tiếp tục hành trình, 20 phút sau thì xe đến Kon Tum. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường.
 
T

thong7enghiaha

Các bạn ơi có thể cho thêm vài đề nữa được không???thanks trước...:)
 
A

alexandertuan

bạn click tại đây nhá để coi một số câu trắc nghiệm
lưu ý: bạn nên vào google search sẽ thấy rất nhiều bạn. Topic này mình nghĩ bạn nên dừng ở đây
 
Last edited by a moderator:
A

anhnd1102

Họ và tên …………………………….. ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Lớp: 8…. MÔN: VẬT LÝ 8 – NĂM HỌC: 2010 – 2011
Thời gian: 45’ ( không kể thời gian phát đề)

I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu mà em cho là đúng (4 điểm)
Câu 1: Một nguồn sáng điểm (nguồn sáng rất nhỏ) chiếu vào 1 vật chắn sáng. Phía sau vật là:
A. Vùng tối B. Vùng nữa tối
C. Cả vùng tối lẫn vùng nữa tối D. Vùng tối và vùng nữa tối xen kẽ lẫn nhau

Câu 2: Nội dung nào sau đây không thuộc định luật phản xạ ánh sáng:
A. Góc phản xạ bằng góc tới
B. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.
C. Tia phản xạ bằng tia tới
D. Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến

Câu 3: Các vật nào sau đây có thể có thể coi là gương cầu lõm
A. Choá đèn Pin B. Choá đèn ô tô
C. Gương dùng để thu và hội tụ ánh sáng mặt trời D. Cả A, B, C đúng

Câu 4: Ở một số căn phòng, các cửa sổ có 2 lớp kính. Mục đích của biện pháp này là:
A. Điều hoà nhiệt độ căn phòng B. Ngăn tiếng ồn hoặc chống lạnh
C. Làm cho cửa thêm vững chắc D. Chống rung

Câu 5: Âm phản xạ là:
A. Âm dội lại khi gập vật chắn B. Âm đi xuyên qua vật chắn
C. Âm đi vòng qua vật chắn D. Các loại âm trên

Câu 6: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
A. Quạt máy B. Ăc quy C. Bếp lửa D. Đèn Pin

Câu 7: Để đo cường độ dòng điện khoảng từ 0,10A đến 0,20A ta nên dùng:
A. Ampe kế có giới hạn đo 10A B. Miliampe kế
C. Đồng hồ đa năng D. Cả 3 dụng cụ trên

Câu 8: Để đo hiệu điện thế ở 2 đầu một thiết bị điện nào đó, ta mắc vôn kế:
A. Vào 2 đầu của thiết bị B. Nối tiếp với thiết bị
C. Bên trong thiết bị D. Cả A và B đều được

II. Hãy điền vào chỗ trống của các câu sau đây (2 điểm)

Câu 9: Khi truyền âm trong một môi trường nào đó ……………..(hấp thụ/ tăng cường), vì vậy ………………….(độ to/ tần số) của âm giảm đi

Câu 10: Trong phòng học, các bóng đèn được mắc …………..(song song/ nối tiếp). Vì vậy khi một bóng đèn cháy đứt dây tóc thì các bóng khác vẫn sáng.
Ngược lại, các dây bóng đèn trang trí được mắc …….……(song song/ nối tiếp) vì khi một bóng đèn đứt dây tóc thì các bóng khác bị tắt.

Câu 11: Sở dĩ ánh sáng truyền thẳng là vì nó đã truyền đi trong môi trường ………….. (trong suốt/ đường thẳng) và đồng tính.
Khi đi từ môi trường không khí sang môi trường nước ánh sáng không truyền đi theo ………. (đường thẳng/đường cong)

Câu 12: Trong môi trường trong suốt nhưng …………….(trong suốt/không đồng tính) ánh sáng có thể truyền đi theo ……………..(đường thẳng/đường cong)

III. Tự luận (4 điểm) Học sinh làm ở trang sau

Câu 13(2 điểm): Ta có thể dùng 1 gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương đó có phải là nguồn sáng không? Vì sao?

Câu 14 (2 điểm): Tại sao ta thường nhìn thấy tia chớp (sét) trước khi nghe thấy tiếng sấm?
Hết –
 
T

thong7enghiaha

đây <= Cho mình hỏi luôn cái này nhé,làm sao để tạo được =>đây này để mình dẫn đến trang khác hả bạn.:confused::confused::confused:
 
Last edited by a moderator:
T

trieutulong_98

Câu1:(1.5điểm)
a) Kể tên 2 dụng cụ dùng điện hoạt động dựa trên cơ sở tác dụng nhiệt của dòng điện?
b) Nêu 1 ứng dụng của tác dụng từ
Câu2:(1điểm). Đổi đơn vị sau:
a/ 0,32 A = ? mA b/ 180 mA = ? A c/ 6 V = ? KV d/ 220 V = ? KV
Câu3(1.5đ) : Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích?
Câu4:(2.5điểm). Trong đoạn mạch mắc nối tiếp gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 đang sáng
a) Biết I1= 0,6 A. Tìm I2 ?
b) Biết U toàn mạch bằng 18V; U2 =6V; Tìm U1 ?
Câu5:(3.5điểm.) Cùng một lúc hai xe gắn máy cùng xuất phát từ hai điểm A và B cách nhau 60km, chúng chuyển động thẳng đều và đi cùng chiều nhau từ A đến B. Xe thứ nhất xuất phát từ A với vận tốc 30km/h, xe thứ hai khởi hành từ B với vận tốc 40km/h.
a. Tính khoảng cách của hai xe sau khi chúng đi được 1h.
b. Sau khi xuất phát được 1h, xe thứ nhất bắt đầu tăng tốc và đạt vận tốc 60km/h. Hãy Xác định thời điểm và vị trí hai người gặp nhau.
 
T

trieutulong_98

I. Chọn phương án trả lời đúng nhất.
1. Khi vận tốc chuyển động của một vật tăng lên, động năng của nó:
A. không thay đổi. B. giảm xuống C. tăng lên D. vừa tăng vừa giảm.
2. Một Ô tô đang chạy trên đường, cơ năng của nó ở dạng nào sau đây?
A. Động năng B. Thế năng. C. Nhiệt năng. D. Cả động năng và thế năng.
3. Một viên đạn đang bay có dạng năng lượng nào sau đây?
A. Chỉ có nhiệt năng. B. Chỉ có động năng
C. Chỉ có thế năng D. Có cả cơ năng và nhiệt năng.
4. Công thức nào sau đây được dùng để tính công cơ học?
A.. B.  C.  D. 
5. Khi vận tốc chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật tăng lên thì:
A. nhiệt độ của vật tăng lên. B. nhiệt độ của vật giảm xuống.
C. nhiệt độ của vật không thay đổi. D. động năng của vật tăng lên.
6. Trường hợp nào sau đây, Vật A và vật B có thể truyền nhiệt cho nhau?
A. Vật A có khối lượng lớn hơn vật B B. Vật A có động năng lớn hơn vật B.
C. Vật A và vật B có nhiệt độ khác nhau D. Khi vật A có nhiều phân tử hơn vật B.
7. Cách sắp xếp tính dẫn nhiệt từ tốt đến kém nào sau đây là đúng?
A. Nước, không khí, đồng. B. Đồng, không khí, nước
C. Đồng, nước, không khí. D. Không khí, nước, đồng.
8. Để một vật nóng thêm 40C cần cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 200J. Vậy để vật đó nóng thêm 80C cần cung cấp cho nó một nhiệt lượng là:
A. 800J. B. 1600J. C. 400J. D. Một kết quả khác.
9. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt của chất nào sau đây?
A. Chỉ của chất lỏng. B. Chỉ của chất rắn.
C. Chỉ của chất khí D. Của cả chất rắn, chất lỏng, chất khí.
10. Nhiệt lượng được truyền từ bếp lửa ra xung quanh chủ yếu bằng hình thức nào sau đây?
A. Đối lưu; B. Dẫn nhiệt C. Bức xạ nhiệt; D. Bằng cả 3 hình thức trên.
II. Tự luận:
1. Động cơ A để thực hiện được 24000J mất thời gian 2 phút. Động cơ B để thực hiện được 2500J mất thời gian 10 giây. Động cơ nào có công suất lớn hơn? Vì Sao?
2. Một thùng cát nặng 50kg được treo lơ lửng vào đầu dây của ròng rọc cố định, một người cầm tay kéo đầu dây còn lại. Từ 9h đến 9h15 chiếc thùng đó đứng yên. Hỏi:
a. Người đó phải tác dụng vào đầu dây kéo một lực có độ lớn ít nhất là bao nhiêu?
b. Trong khoảng thời gian từ 9h đến 9h15 người đó đã thực hiện một công là bao nhiêu? Vì sao?
3. Tính nhiệt lượng 500g nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 200C lên đến 1000C.
( Biết NDR của nước: 4200J/kg.K)
 
Top Bottom