[Vật Lý 8] Ôn tập phần nhiệt lượng

M

myhoa3199

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Rót nước ở nhiệt độ t1=20*C và 1 nhiệt kế. Thả trong nước một cục nước đá m2= 0.5kg có nhiệt độ t2=15*C. Hãy tìm nhiệt độ hỗn hợp sau khi cân bằng nhiệt được thiết lập. Biết khối lượng nước đổ vào m1=m2, NDR của nước c1=4200 J/kg.K và NDR của nước đá c2= 2100 J/kg.K. Biết cứ 1 kg nước đá nóng chảy hoàn toàn ở 0*C là 3400 J/kg.

Bài 2: Trước mặt em là 1 lon nước ngọt và một cục đá lạnh. Em phải đặt thế nào? lon nước trên cục đá lạnh hay cục đá lạnh trên lon nước để nước có thể lạnh đi nhanh nhất?

Bài 3: Trong tay em chỉ có nước, NDR của nước, nhiệt lượng kế, nhiệt kế, cân, bộ quả cân, bình đun, dây buôbj và bếp. Em hãy thiết lập phương án để xác định NDR của một vật răn nguyên chất.
 
F

forum_

1)
-Khi đc làm lạnh đến 0*C nước tỏa ra nhiệt lượng bằng:
[TEX]Q_1[/TEX] = [TEX]m_1[/TEX]. [TEX]c_1[/TEX]. (t-0) = 0,5. 4200. 20 = 42000 (J)
-Để làm "nóng" nước đá đến 0*C cần tốn một nhiệt lượng:
[TEX]Q_2[/TEX] = [TEX]m_2[/TEX]. [TEX]c_2[/TEX]. (0- [TEX]t_2[/TEX] ) = 0,5. 2100. 15 = 15750 (J)
-Nhiệt lượng cần thiết để toàn bộ nước ở 0*C tan thành nước cũng ở 0*C là:
[TEX]Q_3[/TEX] = [tex]\lambda[/tex]. [TEX]m_2[/TEX] = 3,4. [TEX]10^5[/TEX] . 0,5 = 170000 (J)
Ta thấy:
+ [TEX]Q_1[/TEX] > [TEX]Q_2[/TEX]: nước đá có thể nóng đến 0*C bằng cách nhận nhiệt lượng do nước tỏa ra
+ [TEX]Q_1[/TEX] - [TEX]Q_2[/TEX] < [TEX]Q_3[/TEX]: nước đá ko tan hoàn toàn mà chỉ tan 1 phần
Vậy sau khi xảy ra sự cân bằng nhiệt thì nước đá ko tan hoàn toàn và nhiệt độ của hỗn hợp là 0*C

2)
-Nếu đặt lon nước trên viên đá thì chỉ có lớp nước ngọt thấp nhất bị lạnh đi
Còn những phần trên vẫn không bị không khí lạnh bao xung quanh: lon nước sẽ lâu lạnh hơn.
-Nếu viên đá phía trên lon nước thì lớp nước ngọt phía trên trong lon lạnh đi rất nhanh
và chìm xuống và lớp nước ngọt chưa lạnh ở dưới sẽ lên thay thế ,mặt khác không khí lạnh xung quanh viên đá cũng đi xuống và bao bọc lon nước lạnh đi nhanh hơn.
Do đó nên đặt cục đá trên lon nước để lon nước lạnh đi nhanh hơn.
3)
Dùng cân để xác định khối lượng:
- Nhiệt lượng kế : [TEX]m_k[/TEX].
- Nước trong nhiệt lượng kế: [TEX]m_1[/TEX]
- Vật rắn : [TEX]m_2[/TEX]
Tiến trình đo: …………………………
- Nhiệt độ nước trong nhiệt lượng kế: [TEX]t_1[/TEX]
- Nhiệt độ nước có vật trong bình đun trên bếp: [TEX]t_2[/TEX]
- Lấy dây buộc vật rắn đó rồi thả vật nhanh vào nhiệt lượng kế
- Đo nhiệt độ cân bằng : t
- Từ phương trình cân bằng nhiệt ta suy ra:

[TEX] c_2 = \frac{(m_k. c_k + m_1. c_n)(t - t_1)}{m_2. ( t_2 - t)}[/TEX]
- Lập lại thí nghiệm 3 lần và lấy giá trị trung bình của ba lần đo:

[TEX] c_2 = \frac{c_{2.l_1}.c_{2.l_2}.c_{2.l_3}}{3}[/TEX]


Mod pe_lun_hp : Cảm ơn bạn! Bài làm tốt ;)
 
Last edited by a moderator:
T

thaoteen21

2

câu 2:
bỏ cục đá lên lon nước em nhé!!!
cách giải thích : chị ko nhớ rõ nhưng dựa vào kiến thức lớp 8 là đc
:D
 
H

huonglinh.th99

.

Đặt đâu cũng lạnh như nhau cả: trên, dưới, bên hông....vì lon nước ngọt bằng nhôm, dẫn nhiệt tốt.

không nhưng chỉ có đặt trên thì lon n'c mới lạnh nhanh và lạnh nhất thôi
vì khi đặt trên thì hơi lạnh của đá sẽ chìm xuống lon n'c(hình như là hiện tượng đối lưu)
+với sự truyền nhiệt từ đá vào lon bia sẽ làm lon bia lanh nhanh hơn khi ta để đá ở dưới hay hai bên
 
S

saovang_6

Tiếp xúc với viên đá một lúc thì toàn bộ lon nhôm, mặt trên, mặt dưới, mặt hông đều lạnh, vì nhôm dẫn nhiệt tốt. Thế đặt trên hay đặt dưới còn có ý nghĩa gì?

Thứ nữa là đặt viên đá phía trên chưa chắc đã xảy ra đối lưu, vì trong lon nước ngọt lúc nào cũng có không khí. không khí ngăn cách nhôm với nước ngọt, do đó không thể làm lạnh từ trên xuống được.
 
H

huonglinh.th99

.

nhưng đây là làm cho lon n'c lạnh nhanh nhất cơ mà /:)
mà không khí đối lưu đ'c chứ:
Đối lưu là hình thức truyền nhiệt bằng cách tạo thành dòng. Đây là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí...
:confused:
 
S

saovang_6

nhưng đây là làm cho lon n'c lạnh nhanh nhất cơ mà /:)
mà không khí đối lưu đ'c chứ:
Đối lưu là hình thức truyền nhiệt bằng cách tạo thành dòng. Đây là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí...
:confused:
Chậc, nói chung thì bạn cũng chưa hiểu hết ý mình muốn nói rồi. Cho đá tiếp xúc với lon nhôm thì toàn bộ lon nhôm bị lạnh nhanh chóng. Tốc độ làm lạnh coi là như nhau vì nó không phụ thuộc vào vi trí viên đá ở đâu.

Khi đặt trên, giữa nhôm và nước ngọt có một lớp không khí ngăn cản sự trao đổi nhiệt trực tiếp với nước. Còn khi đặt dưới đáy, nước ngọt tiếp xúc luôn với đáy nhôm được làm lạnh. Thế nên đặt viên đá ở dưới, lớp nước bên dưới bị lạnh nhanh hơn.

Còn một điều nữa không tiện nói là nếu làm lạnh đến 0 độ C thì chắc chắn đặt viên đá ở dưới sẽ có tốc độ làm lạnh nhanh hơn, vì nước ở 0 độ C có tỉ trọng nhỏ hơn nước ở 4 độ C. Đặt dưới sẽ xảy ra đối lưu. Đối lưu này đặc biệt hơn đối lưu khác.
 
Top Bottom