[Vật lý 8] Ôn tập kiểm tra học kì II

T

thaonguyen25

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất.Bỏ qua sức cản của không khí.Khi vật rơi từ vị trí B(duới A)thì động năng của vật bằng [TEX]\frac{1}{2}[/TEX] thế năng của nó.Động năng của vật tiếp tục tăng thêm một lượng là [TEX]100 J [/TEX]thì có giá trị bằng thế năng.Hỏi thế năng của vật ở vị trí A là bao nhiêu?

2.Đưa một vật có khối lượng m lên độ cao [TEX]20m[/TEX].Ở độ cao này vật có thế năng [TEX]600 J[/TEX].
a)Xác định trọng lực tác dụng lên vật.
b)Cho vật rơi với vận tốc ban đầu bằng không.Bỏ qua sức cản không khí.Hỏi khi vật rơi tới độ cao bằng [TEX]5m[/TEX],động năng của vật có giá trị bằng bao nhiêu?

3.Búa đập vào đinh làm đinh ngập sâu vào gỗ.Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào?Đó là dạng năng lượng gì?
 
M

megamanxza

Mình nhớ mấy bài bảo toàn cơ năng này giảm tải rồi mà! :khi (184):
Câu 1: gọi động năng của vật là d, thế năng của vật là t, và thế năng của vật ở A là x. Lập luận:
- Ở vị trí A, động năng của vật bằng 0, vậy theo đinh luật, thế năng của vật sẽ là tuyệt đối, tức t=x, từ đó suy ra từ khi rơi tới khi chạm đất, d+t=x. Và x cũng là cơ năng của vật khi rơi từ đầu đến cuối.
- Ở B, ta có [TEX]d_1[/TEX]=[TEX]\frac{t_1}{2}[/TEX]\Rightarrow [TEX]t_1[/TEX]=2[TEX]d_1[/TEX]. Áp dụng đinh luật bảo toàn cơ năng, ta đuợc: [TEX]d_1[/TEX]+2[TEX]d_1[/TEX]=x \Leftrightarrow 3[TEX]d_1[/TEX]=x.
- Ở cái điểm mà "Động năng của vật tiếp tục tăng thêm một lượng là 100 J thì có giá trị bằng thế năng", ta cho nó là điểm C, thì [TEX]d_1[/TEX]+100=2[TEX]d_1[/TEX]-100 \Rightarrow [TEX]d_1[/TEX]=200(J) \Rightarrow x=3.200=600(J).
Vậy thế năng của vật ở A là 600(J).
 
M

megamanxza

Câu 2: a/ Như đã nói ở trên, khi ở trên một độ cao (ở yên), cơ năng của một vật chính là thế năng trọng truờng của nó. Ta có A=F.s \Leftrightarrow F= [TEX]\frac{A}{s}[/TEX]= [TEX]\frac{600}{20}[/TEX]=30(N).
Vậy trọng lực tác dụng lên vật: P=F=30(N).

b/ Theo đinh luật, ở thời điểm trên ta có: A= [TEX]A_t[/TEX]+[TEX]A_d[/TEX], tức cơ năng bằng tổng thế năng và động năng.
Khi đó thế năng vật: [TEX]A_t[/TEX]=F.s=P.h=30.5=150(J)
\Rightarrow Động năng vật: [TEX]A_d[/TEX]=A-[TEX]A_t[/TEX]=600-150=450(J)
 
Top Bottom