[Vật lý 8] Nâng cao Lực đẩy Ác-si-mét và Sự nổi

S

sammy_boconganh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Thả một vật bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ mức $130 cm^3$ dâng lên mức $175 cm^3$. Nếu treo vật vào lực kế trong điều kiện vẫn nhúng chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ $4,2 N$. Cho biết trọng lượng riêng của nước là $10000 N/m^3$.
a) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.
b) Xác định khối lượng riêng của chất làm nên vật.

2. Một tảng băng nổi trên nước biển, thể tích toàn phần của tảng băn là $2060 m^3$. Trọng lượng riêng của băng là $9000 N/m^3$, của nước biển là $10300 N/m^3$. Xác định thể tích phần tảng băng nổi trên mặt nước biển.

3. Thả một vật hình cầu có thể tích V vào dầu hỏa, thấy $\frac{1}{2}$ thể tích của vật bị chìm trong dầu.
a) Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu biết khối lượng riêng của dầu là $800 kg/m^3$.
b) Biết khối lượng của vật là $0,28 kg$. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.
 
A

alexandertuan

bài 2:
picture.php

bài 3:
picture.php
 
L

leanboyalone

1. Thả một vật bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ mức $130 cm^3$ dâng lên mức $175 cm^3$. Nếu treo vật vào lực kế trong điều kiện vẫn nhúng chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ $4,2 N$. Cho biết trọng lượng riêng của nước là $10000 N/m^3$.
a) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.
b) Xác định khối lượng riêng của chất làm nên vật.

2. Một tảng băng nổi trên nước biển, thể tích toàn phần của tảng băn là $2060 m^3$. Trọng lượng riêng của băng là $9000 N/m^3$, của nước biển là $10300 N/m^3$. Xác định thể tích phần tảng băng nổi trên mặt nước biển.

3. Thả một vật hình cầu có thể tích V vào dầu hỏa, thấy $\frac{1}{2}$ thể tích của vật bị chìm trong dầu.
a) Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu biết khối lượng riêng của dầu là $800 kg/m^3$.
b) Biết khối lượng của vật là $0,28 kg$. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.

bài 1:

a) Thể tích của vật: V = 175 -130 = 45 cm3 = 45 x 10-6 m3 (45 nhân với 10 luỹ thừa âm 6 mét khối)
Lực đẩy Archimedes tác dụng vào vật khi vật được nhúng trong chất lỏng:
FA = dn.V =10000 x 45 x 10-6 =0,45 N
b) Gọi P là trọng lượng của vật (trong không khí) và P’ là trọng lượng khi nhúng vật trong nước ta có:
P’ = P – F . Suy ra: P = P’ + F = 4,2 + 0,45 = 4,65 N
Do đó, khối lượng của vật là: 0,465 kg.
=> khối lượng riêng của vật: 0,465/(45 x 10-6) = 10 333,33 kg/m3
Bài 3: (cách làm giống bài 2)
a) Thể tích nước mà vật choán chỗ có trọng lượng bằng trọng lượng của vật.
gọi V , V' lần lượt là thể tích của vật và thể tích nước vật choán chỗ ta có
Lực đẩy Ảrchimedes = trọng lượng của phần thể tích nước bị choán chỗ.
F = P <=> d1.V' = d2.V (d1 là trọng lượng riêng của chất lỏng, d2 là trọng lượng riêng của vật)
<=> d1.(1/2V)=d2.V <=>(d1)/2 = d2
<=> D2 = (D1)/2 = 800/2 =400 kg/m3 ( với D1 và D2 là khối lượng riêng tương ứng)

b) nếu khối lượng của vật là 0,28 kg => thể tích của vật:
0,28/ 400 = 0,0007 m3 = 0,7 dm^3 ( 0,7 đề ci mét khối)
Thể tích nước bị vật choán chỗ:0,0007:2 = 0,00035 m^3 ( vì chìm 1/2 vật)
Lực đẩy Archimedes: F = 0,00035 x 8000 =2,8 N
 
Last edited by a moderator:
T

trangkute3007_11

Bài 1:

a. - Thể tích của vật là:
V vật = 175 cm3 - 130 cm3 = 45 cm3 = 4,5 * 10^-5 m3
- Do vật chìm hoàn toàn trong lòng chất lỏng nên : V nước = V vật
\Rightarrow V nước = 4,5 * 10^-5 m3
- Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là :
FA = d nước * V nước = 10000 * 4,5 *10^-5 = 0,45 N
b. - Do lực kế chỉ 4,2 N
Nên vật chụi tác dụng của 3 lực: Fa= 0,45 N ; Fk = 4,2 N ; P ( trọng lượng của vật )
- Ta có : P = Fa + Fk = 4,2 + 0,45 = 4,65 N
- Mặt khác : P = d vật * V vật
=>d vật = P/ V vật = 4,65 : ( 4,5 * 10^-5) = 103333,33 ( N/m3)
=> D vật = d vật : 10 = 103333,33 : 10 = 10333,33 ( kg/m3 )

Bài 2 :
- Gọi V'' là thể tích của tảng băng nổi lên trên mặt nước biển .
- Khi vật nhúng vào chất lỏng thì :
Fa = V nước biển * d nước biển = V nước biển * 10300 ( N )
P = V tảng băng * d tảng băng = 2060 * 9000 = 1854 * 10^4 ( N )
-Do vật nằm yên trong lòng chất lỏng nên:
P = Fa \Rightarrow V nước biển * 10300 = 1854 * 10^4 ( N )
\Rightarrow V nước biển = 1854 * 10^4 : 10300 = 1800 ( m3 )
- Thể tích của cục đá nổi nên trên mặt nước là:
V'' = V tảng băng - V nước biển = 2060 - 1800 = 260 ( m3)
Bài 3 : ( tương tự bài 1 )
:p >'''''< ;)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom